Dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm các khoản mức chi phí nào?
Dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm các khoản mức chi phí nào? Một số quy đinh về dự toán xây dựng?
Dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm các khoản mức chi phí nào? Đây là một câu hỏi mà chủ đầu tư của dự án phải nghiên cứu trong một thời gian dựa vào những văn bản pháp luật quy định về dự toán gói thầu thi công xây dựng mới có thể kết luận được. Xác định được các mức cho phí sẽ giúp cho chủ đầu tư lập được kế hoạch để hoàn thành xong công trình cũng như huy động được nguồn vốn cần phải có. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ giúp nhà đầu tư cũng như ban đọc tìm hiểu về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020;
Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
1. Dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm các khoản mức chi phí nào?
Dự toán gói thầu thi công xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện thi công xây dựng các công tác, công việc, hạng mục, công trình xây dựng phù hợp với phạm vi thực hiện của gói thầu thi công xây dựng. và dự toán gói thầu thi công xây dựng thuốc dự toán gói thầu xây dựng.
Theo quy định tại Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì dự toán gói thầu xây dựng bao gồm:
Dự toán gói thầu xây dựng riêng biệt: dự toán gói thầu thi công xây dựng; dự toán gói thầu mua sắm thiết bị; dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị công trình; dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng; dự toán gói thầu thuộc khoản mục chi phí khác;
Xem thêm: Khái niệm, nội dung và các lưu ý với dự toán xây dựng công trình
Dự toán gói thầu hỗn hợp: dự toán gói thầu thiết kế và thi công xây dựng (EC); dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (PC); dự toán gói thầu thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng (EPC); dự toán gói thầu lập dự án thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng (chìa khóa trao tay).
căn cứ vào quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 10, Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành thì: Dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm các chi phí: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng và yếu tố trượt giá.
+ Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công. Cụ thể như sau: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc xây dựng và giá xây dựng công trình.
+ Chi phí gián tiếp gồm:Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý, điều hành sản xuất tại công trường xây dựng, chi phí bảo hiểm cho người lao động do người sử dụng lao động nộp.
+ Thu nhập chịu thuế tính trước (khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng).
+ Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước.
+ Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình. Cụ thể như sau:
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
Xem thêm: Cách phân loại và phân cấp công trình để làm dự toán chi phí
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình; thời gian thực hiện gói thầu; kế hoạch thực hiện dự án; kế hoạch lựa chọn nhà thầu; kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng (tính bằng tháng, quý, năm) phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
Như vậy có thể thấy thì việc xác định chi phí cho gói thầu thi công xây dựng là việc vô cùng cần thiết. Và chủ đầu tư xác định dự toán gói thầu khi có đủ năng lực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên Chủ đầu tư không đủ năng lực theo quy định của pháp luật thì được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện xác định dự toán gói thầu xây dựng.
2. Một số quy định về dự toán xây dựng
Dự toán xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 135, Luật Xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020
1. Dự toán xây dựng là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.
2. Nội dung dự toán xây dựng gồm chi phí về xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khácvà dự phòng.
3. Dự toán xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công được phê duyệt theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 của Luật này là cơ sở xác định giá gói thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng.
4. Dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này;
Xem thêm: Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình
b) Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;
c) Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng các dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư quyết định.
Qua điều luật ta có thể thấy:
Trước hết, Điều luật đã khẳng định rõ ràng dự toán xây dựng là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.
Đồng thời các văn bản pháp luật hướng dẫn đã quy định dự toán xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính ở giai đoạn trước khi lựa chọn nhà thầu để xây dựng công trình, các công trình, các gói thầu. Dự toán xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật đối với thiết kế 3 bước hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với thiết kế 2 bước hoặc thiết kế FEED đối với trường hợp thực hiện theo hình thức EPC, EC, EP, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, đơn giá xây dựng.
Nội dung dự toán xây dựng gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Và mỗi một chi phí sẽ có những cách xác định khác nhau phù hợp với dự toán xây dựng và nội dung đầu tư xây dựng.
Như đã nói ở trên dự toán xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật đối với thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với thiết kế 2 bước, thiết kế FEED để xác định giá gói thầu đối với trường hợp thực hiện theo hình thức EPC, EC, EP. Ngoài ra dự toán xây dựng còn được xác định dựa vào chỉ dẫn kỹ thuật, các yêu cầu công việc phải thực hiện của dự án, công trình, kế hoạch thực hiện công trình của dự án, điều kiện thi công, biện pháp thi công và định mức xây dựng, giá xây dựng áp dụng cho dự án, công trình.
Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng (bao gồm cả dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng) được thực hiện theo quy định tại Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Còn riêng dự toán các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công thì cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này.
Điều luật trên cũng quy định: Dự toán xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công được phê duyệt theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 của Luật này là cơ sở xác định giá gói thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng. Có nghĩa là chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở làm cơ sở phê duyệt. Tuy nhiên, chủ đầu tư cần lưu ý trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng. Đối với các bước thiết kế còn lại thì chủ đầu tư quyết định việc kiểm soát thiết kế theo quy định tại hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu và quy định của pháp luật có liên quan.
Hơn thế nữa dự toán xây dựng phải phù hợp với bước thiết kế xây dựng( các bước thiết kế xây dựng sẽ do Chính phủ quy định cụ thể). Đồng thời, đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư xác định dự toán xây dựng của dự án theo dự toán các gói thầu xây dựng thuộc danh mục các gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt. sau khi đã xác định dự toán xây dựng của dự án dựa vào các yếu tố trên thì chủ đầu tư sẽ đưa ra được kết luận. Đó là dự toán xây dựng của dự án gồm các dự toán gói thầu xây dựng và chi phí quản lý dự án, các chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng có tính chất chung liên quan của dự án.