1. Tập đoàn là gì? Tập đoàn kinh tế là gì?
Tập đoàn là một hệ thống liên kết của hai hay nhiều công ty có lĩnh vực kinh doanh khác nhau tạo thành một cấu trúc công ty có quy mô quản lý lớn và phức tạp. Ý nghĩa tập đoàn có thể hình dung như một công ty mẹ và một số (hay nhiều) công ty con không cạnh tranh lẫn nhau. Còn tập đoàn tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh tập đoàn được mô tả bởi rất nhiều từ trong đó ta có thể bắt gặp một số từ hiện nay như: Group, Corporation,
Còn với tập đoàn kinh tế căn cứ theo điều 188 của Luật Doanh nghiệp từ năm 2014 được định nghĩa: Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Đây không phải là một loại hình thuộc doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân đồng thời cũng không phải đăng kỹ thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là nhóm công ty hoạt động theo cấp bậc công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Các công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý điều hành, lãnh đạo của tập đoàn, tổng công ty nhưng có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý của tập đoàn
2.1. Cơ cấu tổ chức
Tổ chức trong một tập đoàn kinh tế là sự kết hợp của công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Để phân biệt rõ cấp bậc, chỉ công ty mẹ được đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặcmua cổ phần của công ty con còn công ty con thì không được đầu tư vốn mua cổ phần của công ty mẹ. Ngoài ra các công ty con hoạt động dưới sự quản lý của cùng công ty mẹ không được sở hữu chéo lẫn nhau bằng cách mua cổ phần hoặc cùng góp vốn.
Theo quy định về quyền của công ty con trong bộ Luật Doanh nghiệp, các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước ít nhất 65% sẽ không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của bộ Luật này.
2.2. Quản lý
- Trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật tức là hoạt động riêng một lĩnh vực, có cấp bậc quản lý như một doanh nghiệp.
- Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác diễn ra giữa công ty mẹ và các công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập
- Công ty phải chịu trách nhiệm trong trường hợp buộc công ty con phải thực hiện các hoạt động kinh doanh trái với lĩnh vực kinh doanh đăng ký hoặc công ty con phải thực hiện các hoạt động không mang lại lợi nhuận, không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, bên cạnh đó công ty mẹ can thiệp vào những hoạt động ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ công, gây thiệt hại cho công ty con.
+ Công ty mẹ phải chịu đền bù, khắc phục những thiệt hại do mình gây nên
+ Trong công ty mẹ ai là người can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh không theo thông lệ có trách nhiệm cùng công ty mẹ giải quyết hậu quả, gánh chịu thiệt hại
+ Nếu công ty mẹ đã gây ra thiệt hại cho công ty con nhưng không chịu đền bù thì chủ nợ, các thành viên cổ đông kể cả những người chỉ sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh công ty con hoặc chính mình đứng ra đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho tài sản của của mình.
+ Có trường hợp xảy ra khi một công ty con hoạt động trái với thông lệ kinh doanh dưới sự can thiệp của công ty mẹ để đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng công ty mẹ gây ra thiệt hại cho công ty con kia thì công ty con hưởng lợi có trách nhiệm cùng công ty mẹ hoàn trả các khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.
3. Điều kiện để thành lập tập đoàn
Vươn tới vị trí là một tập đoàn trước hết đó phải là một doanh nghiệp đã hoạt động và đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Trong 3 năm liên tiếp phải liền kề trước năm được lựa chọn kinh doanh có lãi
- Mức độ tình hình tài chính doanh nghiệpđảm bảo an toàn theo đánh giá của chủ sở hữu
- So với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành, cùng lĩnh vực hoạt động, trình độ nguồn nhân lực và năng suất lao động phải cao hơn mức trung bình
- Công nghệ sản xuất, trang thiết bị phục vụ kinh doanh ở mức tiên tiến, quản lý hiện đại thường xuyên được cải tiến, liên hệ chuyển giao công nghệ mới đem lại năng suất hiệu quả tại một số quốc gia phát triển
- Quản lý có hiệu quả cổ phần, phần vốn góp tại các doanh nghiệp khác
- Hoạt động trong phạm vi toàn quốc và ở nước ngoài
Hoặc dự kiến thành lập tập đoàn mới phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế
- Tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia
- Tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế
- Các ngành, lĩnh vực kinh doanh nằm trong danh sách được xem xét thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ do thủ tướng chính phủ quy định.
- Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Vốn điều lệ trong công ty phải cao hơn 10.000 tỷ đồng và vốn điều lệ của nhà nước chiếm ít nhất 75% vốn điều lệ của công ty mẹ trong trường hợp công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức là một công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
+ Đội ngũ nhân lực trong công ty mẹ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh đủ điều kiện hoạt động ngành nghề chính và các ngành nghề liên quan. Năng lực quản lý danh mục đầu tư và quản trị điều hành phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết.
+ Có năng lực để thực hiện chuyển giao, sử dụng bí quyết công nghệ, xây dựng thương hiệu uy tín, thị trường kinh doanh với quy mô rộng để chi phối các công ty con và tiến hành liên kết với các công ty liên kết khác.
+ Nguồn tài chính hiện có đảm bảo hoạt động kinh doanh và xây dựng được phương án khả thi để dễ dàng huy động nguồn lực tài chính khi cần bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các công ty con và các công ty liên kết.
+ Có công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính chiếm ít nhất 50% trong tổng số công ty con và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này ít nhất bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết
+ Công ty con có vốn điều lệ 100% là vốn của công ty mẹ là những công ty được thành lập để hoạt động ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của công ty mẹ, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện kinh doanh.
4. Hoạt động của một số tập đoàn lớn ở Việt Nam
Trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển hình thức hoạt động kinh doanh tập đoàn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với các tập đoàn tại Việt Nam. Nằm trong top 20 tập đoàn lớn nhất thế giới tính theo doanh thu đều là các tập đoàn thuộc các cường quốc kinh tế như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Anh, Với các thương hiệu nổi tiếng vươn tầm thế giới như Amazon, Walmart, Apple, Facebook, Microsoft, IBM, UnitedHealth Group, biểu tượng sức mạnh của nền kinh tế có tầm ảnh hưởng phát triển công nghệ của nhân loại.
Trong đó không thể không nhắc đến sự đóng góp của 3 quốc gia Châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với dự phát triển thần kỳ của các thương hiệu lớn như Toyota, Honda, Sinopec Group, Samsung Electronics, xuất phát từ doanh nghiệp nhỏ và đã trở thành những thương hiệu lớn trên phạm vi toàn cầu.
Việt Nam sau nhiều năm xây dựng đất nước, khắc phục hậu quả sau chiến tranh, ngày nay mọi thứ đã dần ổn định, kinh tế đất nước được chú trọng đang trên đà phát triển. Và để đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà máy, doanh nghiệp, công ty vừa và nhỏ ra đời hàng loạt. Nhưng Việt Nam cần có nhiều tập đoàn kinh tế mạnh nếu muốn có chỗ đứng vững chắc thể hiện khát vọng hùng cường của dân tộc Việt Nam. Tính đến tháng 12 năm 2018, theo công bố trong Bảng xếp hạng VNR500 của Vietnam Report, các doanh nghiệp Việt Nam có sức mạnh kinh tế đứng đầu không ai khác ngoài ông lớn Vingroup tiếp đó được xếp lần lượt là Thế giới Di động, Vinamilk, DOJI, Thaco, Hòa Phát, FPT, Vietjet, VP Bank và Masan, Nhưng sau đây hãy cùng Timviec365.vn điểm qua tình hình hoạt động của một số tập đoàn ở Việt Nam nổi bật, xứng danh thương hiệu kinh tế Việt Nam bên dưới đây nhé!
- Tập đoàn Vingroup được Tạp chí uy tín thế giới Forbes vinh danh trong Bảng xếp hạng 50 doanh nghiệp hàng đầu Châu Á và ngày 6/9/2018 của ông Phạm Nhật Vượng một doanh nhân tài ba thành công ở nước ngoài trở về nước để đầu tư phát triển kinh tế quê nhà, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như Bất động sản, khu du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, y tế, giáo dục, công nghệ nặng, thiết bị điện tử, Hoạt động cho đến hiện nay Vingroup vẫn ngang nhiên dẫn vị trí tập đoàn phát triển hàng đầu chưa có đối thủ cạnh tranh ngang tầm.
- Tập đoàn FPT tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Việt nam, đang kinh doanh khá thành công không chỉ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà con ở nhiều nước công nghệ phát triển, trở thành công ty xuyên quốc gia tại 21 quốc gia trên Thế giới, nhu cầu tuyển dụng it của tập đoàn là khổng lồ, bên cạnh các chương trình, trường học đào tạo sinh viên công nghệ thông tin.
Người tìm việc
- Tập đoàn Vinamilk tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam đã phát triển ra tới 31 quốc gia và được đánh giá là thương hiệu tốt nhất Việt Nam, đồng thời vào top 50 doanh nghiệp niêm yết quyền lực tại Châu Á
- Tập đoàn Truemilk (TH) của bà Thái Hương. Tuy mới chỉ thành lập trong thời gian ngắn sau Vinamilk nhưng đến nay tập đoàn TH đã trở thành một tập đoàn đa ngành, đầu tư nhiều lĩnh vực ngoài sản xuất sữa với công nghệ hiện đại từ các quốc gia có điều kiện nuôi bò, sản xuất sữa tiên tiến trên thế giới, TH còn đầu tư cả giáo dục, y tế
- Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI là thành viên duy nhất của Việt Nam thuộc Hiệp hội Đá quý quốc tế (ICA). Với tiềm lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị vượt trội, Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI đã xây dựng được hệ thống kinh doanh Vàng miếng ở nhiều Tỉnh, Thành phố trên cả nước tạo được uy tín và niềm tin với xã hội và nhiều người tiêu dùng. Tự hào khẳng định tên tuổi của Đá quý Việt Nam do người Việt chế tác trên bản đồ Đá quý thế giới xúc tiến và xuất khẩu đá Ruby và Ruby sao tới nhiều thị trường quốc tế như Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan,
Ngoài những tập đoàn điển hình được điểm qua trên đây, tại Việt Nam còn rất nhiều tập đoàn phát triển lớn mạnh khác như
- Tập đoàn hào Phát là một trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam
- Tập đoàn Hoa Sen xác lập và giữ vị thế số 1 về sản xuất kinh doanh Tôn Thép ở Việt nam
- Tập đoàn Masan tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên trở thành tập đoàn lớn mạnh thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương tại Việt Nam
- .
Trên đây là một số thông tin không những trả lời cho câu hỏi tập đoàn là gì? mà còn cung cấp cho độc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích về tập đoàn. Biết đâu tương lai sau này, những nguồn thông tin trên lại là nền tảng cần thiết hỗ trợ bạn thành lập một Tập đoàn kinh tế lớn mạnh tại Việt Nam. Mọi chuyện đều có thế nếu bạn có ước mơ và nuôi dưỡng hy vọng thực hiện nó. Chúc các bạn thành công!