Các học thuyết tâm lý hiện đại
Có nhiều cách tư duy khác nhau về hành vi của con người. Các nhà tâm lý học đã vận dụng đa dạng các học thuyết để nghiên cứu phương thức con người suy nghĩ, cảm nhận và cư xử. Một số nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào một học thuyết, như thuyết sinh lý, trong khi đó một số người lại có cách tiếp cận đa chiều hơn, kết hợp nhiều nguồn quan điểm. Không có học thuyết nào tốt hơn học thuyết nào; mỗi học thuyết sẽ nhấn mạnh vào những khía cạnh khác nhau của hành vi con người.
There are many different ways of thinking about human behavior. Psychologists utilize a variety of perspectives when studying how people think, feel, and behave. Some researchers focus on one specific perspective, such as the biological perspective, while others take a more eclectic approach that incorporates multiple points of view.There is no single perspective that is better than another; each simply emphasizes different aspects of human behavior.
7 Học thuyết chính trong tâm lý học. Seven Major Perspectives in Psychology
Giai đoạn phát triển đầu tiên của tâm lý học được đánh dấu bởi sự thống trị của hàng loạt các trường phái tư tưởng khác nhau. Nếu bạn từng học tâm lý học ở trường, bạn có thể đã học về các trường phái khác nhau này rồi, ví dụ như thuyết cấu trúc, thuyết chức năng, thuyết phân tâm, thuyết hành vi và thuyết nhân văn. Tâm lý học ngày một phát triển thì số lượng và độ đa dạng của các chủ đề tâm lý cũng sẽ phát triển theo. Kể từ những năm 1960, tâm lý học đã nở rộ và tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh chóng, các đối tượng nghiên cứu tâm lý cũng vì đó mà phát triển theo, cả bề sâu và bề rộng.
The early years of psychology were marked by the domination of a succession of different schools of thought. If you have ever taken a psychology course in school, you probably remember learning about these different schools which included structuralism, functionalism, psychoanalysis, behaviorism, and humanism. As psychology has grown, so has the number and variety of topics that psychologists investigate. Since the early 1960s, the field of psychology has flourished and continued to grow at a rapid pace, and so has the depth and breadth of subjects studied by psychologists.
Ngày nay, chẳng có mấy nhà tâm lý học xác định quan điểm chỉ dựa trên một trường phái tư tưởng đơn lẻ. Mặc dù vẫn có những người thuần nhất chỉ theo thuyết hành vi hoặc những người chỉ dựa trên thuyết phân tâm, đa số các nhà tâm lý học phân loại công việc của mình dựa theo lãnh vực và góc nhìn chuyên môn mà mình đang theo đuổi.
Today, few psychologists identify their outlook according to a particular school of thought. While you may still find some pure behaviorists or psychoanalysts, the majority of psychologists instead categorize their work according to their specialty area and perspective.
Mỗi chủ đề tâm lý có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.
Every topic in psychology can be looked at in a number of different ways.
Lấy ví dụ về chủ đề gây hấn. Ai tập trung vào thuyết sinh học sẽ xem xét sự tác động của não và hệ thần kinh lên hành vi gây hấn. Ai nhấn mạnh thuyết hành vi sẽ đào sâu vào các việc các tác nhân từ môi trường củng cố các hành động gây hấn như thế nào. Một nhà tâm lý học đứng trên góc nhìn giao thoa văn hóa sẽ có thể xem xét sự ảnh hưởng của văn hóa và xã hội, góp phần hình thành các hành vi gây hấn và bạo lực đó.
For example, lets consider the subject of aggression. Someone who emphasizes a biological perspective would look at the how the brain and nervous system impact aggressive behavior. A professional who stresses a behavioral perspective would look at how environmental variables reinforce aggressive actions. Another psychologist who utilizes a cross-cultural approach might consider how cultural and social influences contribute to aggressive or violent behaviors.
Dưới dây chỉ là một số các học thuyết chính trong tâm lý học hiện đại.
The following are just a few of the major perspectives in modern psychology.
- Thuyết tâm động học. The Psychodynamic Perspective
Thuyết tâm động học khởi nguồn từ các nghiên cứu của Sigmund Freud. Quan điểm này nhấn mạnh vai trò của trạng thái vô thức, các trải nghiệm thời thơ ấu, và các mối quan hệ liên nhân, dùng chúng để giải thích các hành vi của con người và điều trị các bệnh nhân tâm thần.
The psychodynamic perspective originated with the work of Sigmund Freud. This view of psychology and human behavior emphasizes the role of the unconscious mind, early childhood experiences, and interpersonal relationships to explain human behavior and to treat people suffering from mental illnesses.
Thuyết phân tâm trở thành một trong những học thuyết đầu tiên của tâm lý học, chịu ảnh hưởng từ các nghiên cứu của Freud. Freud xem tâm trí được hình thành từ 3 yếu tố chính: Cái nó hay còn gọi là bản năng, cái tôi hay còn gọi là bản ngã và cái siêu tôi hay còn gọi là siêu bản ngã. Bản năng là cái thể hiện tất cả những ham muốn nguyên thủy và vô thức nhất. Bản ngã là sinh ra để giải quyết những nhu cầu của thế giới thực tại. Cái siêu tôi là cái cuối cùng thể hiện tất cả những yếu tố nội tâm về đạo đức, lý tưởng, về chuẩn mực lối sống của con người.
Psychoanalysis became one of the earliest major forces within psychology thanks to Freuds work and influence. Freud conceived of the mind as being composed of three key elements: the id, the ego, and the superego. The id is the part of the psyche that includes all the primal and unconscious desires. The ego is the aspect of the psyche that must deal with the demands of the real world. The superego is the last part of the psyche to develop and is tasked with managing all of our internalized morals, standards, and ideals.
- Thuyết hành vi. The Behavioral Perspective
Tâm lý học hành vi là một lĩnh vực tập trung vào các hành vi thu nhận được sau quá trình quan sát và học hỏi. Thuyết hành vi có sự khác biệt so với các học thuyết khác, thay vì tập trung vào trạng trái nội tâm con người, nó chỉ chú trọng đến các hành vi bên ngoài, có thể quan sát được.
Behavioral psychology is a perspective that focuses on learned behaviors. Behaviorism differed from many other perspectives because instead of emphasizing internal states, it focused solely on observable behaviors.
Trường phái này chỉ thống trị tâm lý học trong những năm đầu thế kỷ XX, những năm 1950 trở đi nó bắt đầu suy yếu. Ngày nay, thuyết hành vi vẫn tiếp tục nghiên quá trình học tập và củng cố của các hành vi. Các nguyên lý trong thuyết này thường được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, các nhà trị liệu và tư vấn viên sẽ sử dụng các kỹ thuật này để lý giải và điều trị nhiều loại bệnh lý.
While this school of thought dominated psychology early in the twentieth century, it began to lose its hold during the 1950s. Today, the behavioral perspective is still concerned with how behaviors are learned and reinforced. Behavioral principles are often applied in mental health settings, where therapists and counselors use these techniques to explain and treat a variety of illnesses.
- Thuyết nhận thức. The Cognitive Perspective
Trong suốt những năm 1960, một học thuyết mới với tên gọi thuyết nhận thức bắt đầu trở nên phổ biến. Đây là lãnh vực tâm lý học tập trung vào các quá trình diễn ra trong hệ thần kinh như trí nhớ, tư duy, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ và ra quyết định. Chịu ảnh hưởng bởi Jean Piaget và Albert Bandura, học thuyết này đã phát triển mạnh mẽ trong các thập kỷ gần đây.
During the 1960s, a new perspective known as cognitive psychology began to take hold. This area of psychology focuses on mental processes such as memory, thinking, problem-solving, language and decision-making. Influenced by psychologists such as Jean Piaget and Albert Bandura, this perspective has grown tremendously in recent decades.
Các nhà tâm lý học nhận thức, thường sử dụng các mô hình xử lý thông tin, so sánh tâm trí con người như một cái máy tính để khái niệm hóa quá trình thu nhận, xử lý, lưu trữ và sử dụng thông tin.
Cognitive psychologists often utilize an information-processing model, comparing the human mind to a computer, to conceptualize how information is acquired, processed, stored, and utilized.
- Thuyết sinh học. The Biological Perspective
Nghiên cứu sinh lý đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tâm lý học, giúp nó trở thành một ngành học tách biệt. Ngày nay, học thuyết này có tên gọi là tâm lý sinh học. Nó còn có một số tên gọi khác như sinh tâm lý học hoặc tâm lý sinh lý học, tập trung đào sâu vào nền tảng thể chất và sinh học của hành vi.
The study of physiology played a major role in the development of psychology as a separate science. Today, this perspective is known as biological psychology. Sometimes referred to as biopsychology or physiological psychology, this point of view emphasizes the physical and biological bases of behavior.
Các nhà nghiên cứu có thể tiến hành các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của đặc tính di truyền lên các hành vi hoặc sự tác động của các tổn thương ở một số vùng nhất định của não bộ đến hành vi và tính cách. Hệ thần kinh, gen di truyền, não bộ, hệ miễn dịch và hệ nội tiết chỉ là một số đối tượng mà ngành này hướng đến.
Researchers who take a biological perspective on psychology might look at how genetics influence different behaviors or how damage to specific areas of the brain influence behavior and personality. Things like the nervous system, genetics, the brain, the immune system and the endocrine systems are just a few of the subjects that interest biological psychologists.
Học thuyết này lớn mạnh và phổ biến rộng trong suốt những thập kỷ trước, đặc biệt là với sự tiến bộ trong việc khám phá và tìm hiểu não bộ con người và hệ thần kinh. Các công cụ như chụp MRI hay chụp PET cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu não bộ dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Các nhà khoa học giờ có thể quan sát các hậu quả của các chấn thương não bộ, ma túy và các căn bệnh, việc không đơn giản trong quá khứ.
This perspective has grown significantly over the last few decades, especially with advances in our ability to explore and understand the human brain and nervous system. Tools such as MRI scans and PET scans allow researchers to look at the brain under a variety of conditions. Scientists can now look at the effects of brain damage, drugs, and disease in ways that were simply not possible in the past.
- Thuyết giao thoa văn hóa. The Cross-Cultural Perspective
Tâm lý học về giao thoa văn hóa là một học thuyết tương đối mới, chỉ phổ biến mạnh khoảng 20 năm trở lại đây. Những nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu xem xét hành vi thông qua góc nhìn của các nền văn hóa khác nhau. Bằng việc mổ xẻ các điểm khác biệt này, ta có thể tìm hiểu cách thức mà mỗi nền văn hóa ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của chúng ta.
Cross-cultural psychology is a fairly new perspective that has grown significantly over the last twenty years. These psychologists and researchers look at human behavior across different cultures. By looking at these differences, we can learn more about how our culture influences our thinking and behavior.
Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu sự khác biệt của các hành vi ở các xã hội theo chủ nghĩa cá nhân và các xã hội theo chủ nghĩa tập thể. Trong những nền văn hóa cá nhân, như Hoa Kỳ, người ta có xu hướng ít cố gắng hơn khi ở trong một tập thể, một hiện tượng có tên gọi là tính lười biếng xã hội. Tuy nhiên, trong những nền văn hóa tập thể như Trung Quốc thì người ta có xu hướng nỗ lực chăm chỉ hơn khi ở trong một nhóm.
For example, researchers have looked at how social behaviors differ in individualistic and collectivistic cultures. In individualistic cultures, such as the U.S., people tend to exert less effort when they are part of a group, a phenomenon known as social loafing. In collectivistic cultures such as China, however, people tend to work harder when they are part of a group.
- Thuyết tiến hóa. The Evolutionary Perspective
Tâm lý học tiến hóa tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của quá trình tiến hóa lên các thay đổi về sinh lý. Các nhà khoa học sử dụng những nguyên lý cơ bản của thuyết tiến hóa, đặc biệt là chọn lọc tự nhiên, áp dụng nó để giải thích các hiện tượng tâm lý. Học thuyết này cho rằng các quá trình tâm thần diễn ra nhằm phục vụ mục đích tiến hóa giúp hỗ trợ sinh tồn và sinh sản.
Evolutionary psychology is focused on the study of how evolution explains physiological processes. Psychologists and researchers take the basic principles of evolution, including natural selection, and apply them to psychological phenomena. This perspective suggests that these mental processes exist because they serve an evolutionary purpose they aid in survival and reproduction.
- Thuyết nhân văn. The Humanistic Perspective
Trong suốt những năm 1950, trường phái có tên tâm lý học nhân văn xuất hiện. Chịu ảnh hưởng từ nhà nghiên cứu khoa học nhân văn nổi tiếng Carl Rogers và Abraham Maslow, học thuyết này nhấn mạnh vai trò của động lực đối với quá trình tư duy và hành vi.
During the 1950s, a school of thought known as humanistic psychology emerged. Influenced greatly by the work of prominent humanists such as Carl Rogers and Abraham Maslow, this perspective emphasizes the role of motivation on thought and behavior.
Các khái niệm như Tự khẳng định bản thân là một bộ phận quan trọng của học thuyết này. Những người theo học thuyết này tập trung nghiên cứu các phương thức tác động vào sự sinh trưởng, thay đổi và phát triển các tiềm năng tính cách của con người. Tâm lý học tích cực là một ngành khá mới trong tâm lý học có gốc rễ từ học thuyết nhân văn.
Concepts such as self-actualization are an essential part of this perspective. Those who take the humanist perspective focus on the ways that human beings are driven to grow, change, and develop their personal potential. Positive psychology is one relatively recent movement in psychology that has its roots in the humanist perspective.
Kết luận. Final Thoughts
Có rất nhiều cách để tìm hiểu, khám phá suy nghĩ và hành vi của con người. Các thuyết tâm lý học hiện đại đã giúp chúng ta tiếp cận các vấn để khác nhau, tìm ra những phương thức mới để giải thích, dự đoán hành vi vàtìm kiếm các cách tiếp cận điều trị mới.
There are many different ways to think about human thought and behavior. The many perspectives in modern psychology provide researchers and students a way to approach different problems and find new ways to explain and predict human behavior as well as develop new treatment approaches for problem behaviors.
Nguồn: https://www.verywell.com/perspectives-in-modern-psychology-2795595
Như Trang.