Khi mang thai mẹ nên cẩn thận chuyện ăn uống. Bà bầu không nên ăn 6 món của lợn kẻo gây hại cho sức khỏe của mẹ, sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
Thịt lợn được xem là món ăn chính trong mâm cơm của mọi gia đình người Việt. Ngoài phần thịt, các bà nội trợ khéo tay còn tận dụng các bộ phận khác của lợn như gan, óc, da, ruột non, ruột già, xương chế biến thành những món ăn thơm ngon hấp dẫn.
Người bình thường có thể ăn những món được chế biến từ lợn theo sở thích, đối với bà bầu cần phải thận trọng. Khi mang thai, mẹ bầu chỉ nên lựa chọn những món ăn ngon, an toàn, hợp vệ sinh. Một số bộ phận của lợn có thể tốt với người khác, đối với bà bầu đôi khi gây ra những xáo trộn hàm lượng dinh dưỡng cần thiết, gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Dưới đây là danh sách bà bầu không nên ăn 6 món của lợn, mẹ hãy cần cẩn trọng, suy nghĩ thật kỹ trước khi ăn mẹ nhé:
Gan lợn
Gan là thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng, protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu cần thiết để nuôi dưỡng mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Tuy nhiên hàm lượng cholesterol xấu trong gan cũng khá cao, nếu tiêu thụ gan lợn quá nhiều sẽ làm cholesterol trong máu - nguyên dẫn dẫn đến các bệnh lý về tim mạch
Phụ nữ mang thai được khuyên không nên ăn gan lợn với hàm lượng cao, nhiều nghiên cứu cho rằng hàm lượng vitamin A được tìm thấy trong gan lợn rất cao có liên quan đến dị tật bẩm sinh thai nhi. Dù nghiên cứu chưa được kiểm chứng khoa học, nhưng mẹ bầu nên kiêng cho lành. Có rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác có thể thay thế gan lợn như sữa, chế phẩm từ sữa, rau củ trái cây tươi, không nhất thiết phải ăn gan lợn trong suốt thai kỳ để bồi bổ cơ thể mẹ nha.
Óc lợn
Nói đến việc bà bầu không nên ăn 6 món của lợn, mẹ hãy nhớ óc lợn nhé. Theo các chuyên giá, óc lợn là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Trong óc lợn có chứa nhiều canxi, photpho, sắt những chất rất cần thiết cho ổn xương khớp, tăng trưởng chiều cao của thai nhi. Tuy nhiên trong óc lợn còn chứa một lượng nhỏ độc tính, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc.
Óc lợn là bộ phận chứa rất nhiều chất béo, bà bầu ăn thường xuyên rất dễ dẫn đến tăng cân quá mức, thừa cân béo phì, nguy cơ dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ rất dễ sinh ra các biến chứng như sinh non, sinh thiếu tháng, trẻ bị tiểu đường trong tương lai, mẹ bầu rất dễ bị hậu sản, băng huyết sau sinh, đe dọa tính mạng rất cao.
Phổi lợn
Phổi lợn được các thầy thuốc đông y kết hợp với một số loại thuốc bắc dùng làm thuốc chữa bệnh hen phế quản, viêm phế quản. Tuy nhiên, khi bào chế thuốc đã được xử lý rất sạch sẽ loại bỏ các chất độc hại nhờ vào các thiết bị, dụng cụ chuyên môn.
Các chuyên gia dinh dưỡng lại cho rằng, phổi lợn là bộ phận rất nhiễm các loại vi khuẩn, độc tố, kim loại nặng nhất. Phần lớn các loại vi khuẩn này thâm nhập vào cơ thể lợn thông qua khí quản, xuống phổi, tích tụ lâu ngày trở thành độc tố.
Mẹ bầu hạn chế ăn phổi lợn, nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng dẫn đến dị tật thai nhi rất cao. Chưa hết, nếu mẹ bầu ăn phải phổi lợn chưa được làm sạch, chế biến kỹ có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Mỡ lợn
Được mệnh danh là bộ phận có chứa cholesterol rất cao, người bình thường tiêu thụ mỡ lợn trong thời gian dài dễ mắc các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch có nguy cơ đột quỵ.
Nếu ăn mỡ lợn ở mức vừa phải, đặc biệt trẻ nhỏ nhờ hàm lượng chất béo trong mỡ lợn sẽ kích thích phát triển não bộ, giúp cho hệ tiêu hóa trẻ hoạt động tốt hơn, dễ hấp thu thức ăn tốt hơn.
Phụ nữ mang thai, ăn nhiều mỡ lợn sẽ gây khó tiêu, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày rất khó chịu. Với hàm lượng chất béo cao, nếu mẹ bầu tiêu thụ mỡ lợn thường xuyên sẽ dẫn đến tăng cân mất kiểm soát, nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ rất cao.
Ruột non, ruột già
Ruột non, ruột già được các bà nội trợ sáng tạo ra nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Chế biến ruột non cũng khá công phu, đòi hỏi phải thật kiên trì, phần ruột lợn mới sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh.
Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai không nên ăn ruột non, ruột già của lợn vì lo sợ còn nhiều vi khuẩn tồn động. Thực tế lượng vi khuẩn sẽ chết đi khi nấu hay chế biến ở nhiệt độ cao không gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ. Điều đáng lo ngại trong quá trình chế biến, lượng vi khuẩn này sẽ dễ dàng thâm nhập cơ thể mẹ bầu qua đường không khí, do đó, mẹ bầu tránh xa các bộ phận này càng tốt.
Hơn nữa lượng cholesterol không tốt có rất nhiều trong ruột, mẹ bầu hạn chế ăn để tránh dư thừa, gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch, đặc biệt dễ mất dáng sau sinh.
Da lợn
Da lợn được nhiều người dùng làm những món ăn ngon hấp dẫn như nem, chạo Đông Y dùng da lợn để chữa bỏng và một số bệnh lý khác.
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng da lợn có nhiều collagen cải thiện sạm nám, săn chắc da, tái tạo da rất tốt. Tuy nhiên, da lợn rất khó tiêu hóa, chúng ta không nên ăn quá nhiều. Bà bầu ăn nhiều da lợn sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, rất khó chịu.
Bà bầu chỉ nên ăn phần thịt lợn
Thịt lợn có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều protein, axit amin cần thiết cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Hàm lượng đạm cao trong thịt lợn giúp cơ thể săn chắc. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thịt lợn sẽ thừa đạm, khó tiêu hóa, dẫn đến táo bón, chán ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Bà bầu nên ăn thịt lợn với mức vừa đủ. Đảm bảo thịt lợn phải được nấu chín kỹ, không ăn thịt tái sống, đặc biệt là món tiết canh lợn.
Ngoài việc chú ý chuyện bà bầu không nên ăn 6 món của lợn thì mẹ cũng nên để ý việc mua thịt lợn, mẹ bầu nên chọn những cửa hàng bán thịt uy tín, có dấu kiểm dịch, tránh mua nhầm thịt nhiễm khuẩn sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Bạn có thể đăng ký tải app Bé Yêu để có thể theo dõi nhiều tin tức về mẹ và bé phù hợp với giai đoạn của mẹ nhé. Link đăng ký:
Android:https://cutt.ly/PveDcXL
iOS:https://cutt.ly/uveDaMt