- Thủy hải sản
Cá Lăng Đặc điểm, phân loại và kỹ thuật nuôi cá lăng
Nội dung bài viết
- Đặc điểm chung của cá Lăng
- Phân biệt cá Lăng và cá Trê
- Kỹ thuật nuôi cá Lăng
- Ăn cá Lăng có tốt cho sức khỏe không
- Cá Lăng nấu gì ngon
- Mẹo vặt khử mùi tanh cá Lăng khi chế biến
Cá Lăng một loài cá vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Thịt cá Lăng chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người và là một trong những nguyên liệu để chế biến thành rất nhiều món ăn, được nhiều người yêu thích. Để hiểu thêm về cá Lăng, mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm chung của cá Lăng
Nguồn gốc
Cá Lăng có tên khoa học bằng tiếng anh là Bagridae. Dòng cá lăng thuộc họ của dòng cá da trơn và có xuất xứ đến từ khu vực châu Phi và châu Á. Theo như thống kê, dòng cá da trơn có khoảng 245 loài với đầy đủ kích cỡ và hình dáng.
Đặc điểm hình thái
Đặc điểm hình thái của cá LăngCá Lăng là dòng cá có kích thước tương đối lớn, một con cá lăng khi trưởng thành có thể dài đến hơn 1,5m. Cân nặng của cá lăng thường dao động trong khoảng 10 30kg, vẫn có những trường hợp cá lăng nặng gần trăm cân.
Cá Lăng thuộc dòng cá da trơn nên toàn bộ thân hình của chúng không có vảy mà thay vào đó là một lớp nhớt. Cá lăng có vây lưng một gai ở phía trước, vây mỡ ở xung quanh người, phần vây ức có răng cưa. Đặc điểm của cá lăng là mình thuôn dài, đầu hơi bẹt và có 4 cặp râu khá dài.
Đặc điểm môi trường sống
Cá Lăng thường sinh sống ở các vùng nước ngọt hoặc nước lợ nhạt như ao hồ, sông, suối. Cá lăng thường sống ở phía dưới tầng đáy, khu vực nhiều bùn nhiều phù sa, nước chảy chậm. Cá lăng là loài cá ăn tạo, thức ăn của chúng thường là côn trùng sống ở trên mặt nước, các loại ấu trùng trong nước, tôm, cua và cá nhỏ.
Đặc điểm sinh sản
Cá Lăng là dòng đẻ trứng và thường đẻ vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 âm lịch hàng năm. Cá năng cái khi đến mùa sinh sản sẽ tìm đến các khu vực rừng ngập nước để đẻ trứng. Trứng sau khi đẻ chỉ khoảng 3 ngày sau sẽ nở thành cá con, chúng sẽ tiếp tục phát triển ở khu vực đầm lầy đến khoảng tháng 11 hoặc 12 âm lịch mới bơi trở về sông.
Cá Lăng có mấy loại
Cá Lăng là giống cá vô cùng đa dạng về chủng loại. Trên thế giới hiện nay có trên 200 dòng cá lăng đang sinh sống. Chính vì vậy, thị trường cá năng của Việt Nam ta cũng khá đa dạng và phong phú. Nổi tiếng với các dòng cá: cá lăng chấm, cá lăng đuôi đỏ, cá năng trắng, cá lăng hồng.
1. Cá Lăng chấm
Cá Lăng chấm Cá Lăng hoaCá Lăng chấm có tên khoa học bằng tiếng anh là Hemibagrus guttatus. Dòng cá này chuyên sống ở các khu vực ven sông ở các tỉnh thành, miền núi phía bắc như khu vực sông Đà, sông Lô và Phú Thọ.
Cá Lăng chấm khi trưởng thành có thể nặng từ 40 50kg. Toàn bộ thân hình của dòng cá này được phủ lên một lớp da trơn bóng và có đốm đen. Dòng cá năng chấm là dòng cá có giá trị dinh dưỡng và giá thành tương đối cao.
Cá Lăng chấm chỉ có xương sống, không có xương dăm và phần thịt ngọt đậm đà nên được rất nhiều người yêu thích. Cá lăng chấm được bán rất nhiều tại các nhà hàng ở khu vực Việt Trì Phú Thọ và Hà Nội.
2. Cá Lăng đuôi đỏ
Cá Lăng đuôi đỏCá Lăng đuôi đỏ hay còn gọi là cá lăng nha đuôi đỏ hoặc là cá lăng chiên. Dòng cá này sinh sống ở rất nhiều khu vực trên thế giới nhất là khu vực sông serepok.
Tại Việt Nam, dòng cá lăng đuôi đỏ chủ yếu sinh sống ở khu vực An Giang, đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh.
Cá Lăng đuôi đỏ là dòng cá lăng có kích thước cơ thể tương đối lớn. Đặc điểm của dòng cá này là da trơn bóng, phần đuôi có màu đỏ trắng.
Cá Lăng đuôi đỏ có phần thân dài, đầu dẹp, vây lớn.
Cá Lăng đuôi đỏ khi trưởng thành thường nặng trên 30kg và dài trên 1,5m. Thịt của cá lăng đuôi đỏ rất mềm, thơm và có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong các dòng cá lăng.
Chính vì vậy dòng cá này có mức giá thành tương đối cao.
3. Cá Lăng vàng
Cá Lăng vàngCá Lăng vàng, dòng cá năng khá phổ biến ở nước ta. Những chú cá lăng vàng thường sinh sống ở các vùng nước hạ lưu như sống Hồng, Việt Trì Phú Thọ hoặc các khu vực đầm lầy.
Dòng cá lăng vàng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như DHA và vitamin A, giúp người ốm người già và trẻ nhỏ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Cá lăng vàng được bao phủ bằng một lớp da vàng tươi nhờn bóng, thịt cá lăng vàng có màu trắng nhiều nạc rất giòn và không có xương dăm. Thịt của cá lăng vàng có vị ngọt thanh chứ không đậm đà như dòng cá lăng chấm.
Ngoài những dòng cá lăng kể trên, trên thị trường mua bán cá lăng của nước ta còn có cá lăng hồng, cá lăng trắng, cá lăng đen, cá năng hơ.Những loài này cũng có giá trị dinh dưỡng cao và được rất nhiều người yêu thích và tìm mua.
Phân biệt cá Lăng và cá Trê
Cá lăng và cá trê đều là các dòng cá da trơn có thân hình tròn, đầu bẹt, có 4 râu. Sống trong môi trường đầm lầy tại các khu vực ven sông và trong các ao đất bùn.
Điểm khác biệt giữa 2 loài cá này chính là ở phần đầu và màu sắc của chúng. Phần đầu của cá lăng không bẹt như cá trê và cũng không có phần miệng trề. Màu sắc trên da của cá lăng nhạt, cá trê có màu đen nhánh.
Kỹ thuật nuôi cá Lăng
Chuẩn bị ao nuôi
Chuẩn bị ao nuôi vô cùng quan trọng bởi nếu đúng kỹ thuật thì sẽ ít xuất hiện mầm bệnh và cá phát triển tốt hơn. Sau khi tháo hết nước, chúng ta sử dụng vôi nông nghiệp CaCO3 rãi đều khắp đáy ao với liều lượng 10kg/100m2 để tẩy dọn ao. Nếu là vùng đất nhiễm phèn thì có thể tăng liều lượng lên 15kg/100m2
Kết hợp sử dụng sản phẩm chuyên dùng để thúc đẩy phân hủy hữu cơ và khử khí độc ở đáy ao, tạo môi trường sống tốt nhất co cá với liều lượng phù hợp. Phơi ao khoảng một vài ngày rồi tiến hành khử trùng ao bằng FIDIS hoặc WPLMIDTM. Đối với FIDS: Lọc nước vào ao khoảng 10cm rồi dùng FIDIS từ 2 đến 2.5l/1000m2. Đối với WPLMIDTM: Lọc nước cho vào ao khoảng 10cm rồi phun WPLMIDTM theo liều lượng 0.3kg/1000m3.
Thức ăn cho cá Lăng
Chúng ta có thể cho cá lăng ăn các loại thức ăn tự chế hoặc thức ăn viên tùy theo hình thức nuôi thâm canh hay bán thâm canh. Cụ thể:
- Nuôi thâm canh: Cho cá lăng ăn thức ăn viên có độ đạm dưới 25% với khẩu phần ăn từ 2% đến 5% tổng trọng lượng cá nuôi. Mỗi ngày cho cá ăn 3 lần, riêng bữa tối cho ăn nhiều (60% lượng thức ăn 1 ngày).
- Nuôi bán thâm canh: Có thể cho cá ăn bằng thực phẩm tự chế và tận dụng nguyên liệu tại chỗ với khẩu phần ăn bằng 2% đến 4% tổng trọng lượng cá trong ao. Cho ăn 2 lần mỗi ngày. Trong ao có thể nuôi các loài cá khác nhau và cá tạp để chúng phát triển làm mồi tự nhiên cho cá lăng.
Ăn cá Lăng có tốt cho sức khỏe không
Cá Lăng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Cụ thể, trong cá lăng có chứa hàm lượng đạm cao và các loại acid amin như tryptophan, lysin, methionin, systin hay tirozin. Đây là những loại acid amin đặc biệt cơ thể không thể tự tạo ra mà cần phải hấp thụ qua thức ăn.
Hơn thế nữa, nếu so với thịt thì khả năng cơ thể con người hấp thu các chất đạm và chất béo có trong cá lăng tươi là dễ hơn rất nhiều. Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì các chất béo có trong cá đều là chất béo không bão hòa, rất tốt cho sức khỏe con người.
Ngoài ra, trong cá lăng cũng có chứa rất nhiều chất khác tốt cho cơ thể còn người như steroid, Phosphat acid, Serebro rid các chất này được tìm thấy trong vào quá trình chuyển hóa tế bào, chuyển hóa mỡ và đặc biệt ngăn chặn quá trình chuyển hóa Cholesterol, giảm thiểu lượng Cholesterol trong máu thông qua việc loại bỏ chúng khỏi cơ thể con người.
Mỡ của cá có chứa rất nhiều vitamin như Vitamin A, D, nhóm vitamin B như B1, B2, B12 cần thiết đối với cơ thể con người. Đặc biệt, trong mỡ cá lăng có chứa DHA, chất này rất cần thiết đối với sự phát triển não bộ con người.
Cá Lăng nấu gì ngon
Canh chua cá Lăng bông thiên lý
Cách chế biến món cá Lăng bông thiên lýNguyên liệu:
- Cá lăng 500 gr
- Bông thiên lý 200 gr
- Tỏi phi 5 gr
- Nước cốt tắc 30 ml
- Đường trắng 1 muỗng canh
- Nước mắm 2 muỗng canh
- Ớt 1 trái
Cách chế biến:
- Dùng muối trắng rửa sạch nhớt cá lăng, cắt khoanh tròn vừa ăn. Bông thiên lý bạn mua về loại bỏ bông hư dập, rửa sạch. Dùng nồi sạch đun sôi một ít nước lọc.
- Khi nước sôi đều bạn thả cá lăng vào luộc khoảng 5 phút cho cá chín, tra bớt nhớt và bọt rồi vớt ra ngoài. Có thể lọc bỏ bớt phần mỡ bụng của cá nếu không thích.
- Đun sôi một nồi nước khoảng 1 lít nước lọc, đun cho đến khi nước sôi đều thì cho bông thiên lý vào nấu khoảng 2 phút, đảo qua cho bông thiên lý chín đều. Tiếp đến, cho phần cá đã luộc chín vào nấu khoảng 3 phút nữa.
- Đợi canh sôi, nêm nước cốt tắc, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm và một nhúm muối nhỏ cho đậm vị. Đun cho canh sôi đều một lần nữa thì tắt bếp. Có thể cho thêm tỏi phi vào tô canh. Vậy là hoàn thành được món canh cá lăng bông thiên lý rồi
- Xớt canh ra tô, bạn có thể ăn cùng cơm trắng, chấm cá với nước mắm ớt trong. Cá lăng thịt chắc, phần da mềm mịn lại béo ngậy, kết hợp cùng mùi thơm và ngọt tự nhiên của bông thiên lý vô cùng tuyệt vời. Chắc hẳn món ăn thanh mát và bổ dưỡng này này sẽ mang đến cho bạn hương vị khó quên.
Cá Lăng sốt chua ngọt riềng mẻ
Cách chế biến món cá Lăng sốt chua ngọt riềng mẻNguyên liệu:
- Phi lê cá 800g
- Tiêu xay 1 gr
- Dầu ăn 500ml
- Muối 2 gr
- Củ riềng 30 gr
- Tỏi 10 gr
- Bột chiên giòn 100 gr
Nước sốt:
- Hành tây 100g
- Hành lá 30 gr
- Cà chua 100g
- Tương cà 30g
- Tương ớt 30g
- Cơm mẻ 15 gr
- Đường trắng 5g
- Nước lã 50 ml
- Mắm tôm 10 gr
Cách chế biến:
- Cá lăng bạn mua về rửa sạch với muối iot cho bớt nhớt rồi làm sạch phần mang và nội tạng, cắt cá thành các miếng vừa ăn và chia nên làm 4 phần bằng nhau.
- Ép 20gr củ riềng, tỏi lấy nước, bỏ ra chén riêng. Cà chua rửa sạch cắt múi cau. Hành tây cắt múi cau. 10gr riềng cắt sợi. Hành lá cắt khúc dài 2,5cm.
- Cá ướp với nước ép riềng, tỏi và 2gr muối, 1gr tiêu, trộn đều, để 15 phút cho thấm gia vị. Bắc chảo lên bếp cho nóng rồi rót khoảng 500 ml dầu vào sao cho ước chừng cá có thể ngập trong dầu.
- Đun nóng vừa thì lấy từng miếng cá lăn qua bột chiên giòn khô rồi giũ nhẹ cho rớt bớt phần bột dư, sau đó thả ngay vào chảo chiên cho vàng đều 2 mặt, rồi vớt ra để vào dĩa có lót giấy thấm dầu.
- Bắc chảo lên bếp, cho 15ml (khoảng một muỗng) dầu vừa chiên cá vào chảo, đợi nóng già rồi cho riềng cắt sợi vào đảo cho thơm, tiếp tục cho hành tây và cà chua vào xào.
- Cho tiếp 30gr tương cà, 30gr tương ớt vào cùng với 50ml nước, khuấy cho đều sau đó nêm vào 10gr mắm tôm, 15gr mẻ, 5gr đường, nấu cho sôi lên để làm nước sốt, nêm nếm lại vừa ăn, cho hành lá vào đảo đều và tắt bếp.
- Bày cá ra dĩa, rưới nước xốt lên trên cá, trang trí thêm bằng chút ớt vừa bắt mắt vừa giúp món ăn ngon hơn. Có thể ăn kèm với cơm nóng hoặc ăn chơi, nhưng để món ăn này ngon nhất bạn nên ăn lúc mới nấu xong, cá còn nóng và thơm.
Cá Lăng nướng muối ớt
Cách chế biến món cá Lăng nướng muôi ớtNguyên liệu:
- Cá lăng 1 kg
- Hành tím băm 2 muỗng canh
- Tỏi băm 1 muỗng canh
- Sả băm 3 muỗng canh
- Chanh 1 trái
- Ớt sừng 1 trái
- Dầu hào 2 muỗng canh
- Tương ớt 2 muỗng canh
- Mật ong 2 muỗng canh
- Tiêu 1 muỗng cà phê
- Bột ngũ vị hương 1 muỗng cà phê
- Bột ngọt 1 muỗng cà phê
- Nước mắm 1 muỗng canh
- Muối 2 muỗng cà phê
- Dầu ăn 2 muỗng canh
- Dầu điều 1 muỗng canh
Cách chế biến:
- Cá lăng rửa sạch, có thể rửa cá qua nước sôi và rượu để khử mùi tanh, dùng dao khứa nhiều đường lên thân cá để ướp cá ngấm gia vị hơn hoặc cắt cá thành những lát nhỏ mỏng hay dày tùy sở thích.
- Băm nhỏ hành tím, tỏi, rồi trộn chung với sả xay, tương ớt, dầu hào, nước mắm, mật ong, ngũ vị hương, tiêu, bột ngọt. Ướp cá với hỗn hợp gia vị vừa trộn trong 20-30 phút cho thịt cá ngấm đều gia vị.
- Chuẩn bị than cho đỏ hồng, xếp cá lên vỉ nướng đồi đặt lên bếp than. Nếu không cắt khúc mà khứa thịt cá bạn có thể dùng que tre xiên qua miệng cá và để nướng nguyên con trên bếp than hồng.
- Thường xuyên trở cho cá chín đều và không bị khét nhé! Bạn có thể quét một lớp mỏng dầu ăn trong khi nướng để cho cá cho màu đẹp mắt và không bị cháy.
- Cá lăng nướng muối ớt là món cá không chiên qua dầu mỡ dễ ngán, thịt cá chắc, thơm, ngon ngọt tự nhiên, ngấm đều gia vị muối ớt cay mặn, được nướng chín bếp than thơm phức tự nhiên.
- Món cá lăng nướng có thể ăn cùng bún, rau sống hoặc cuốn bánh tráng. Bạn có thể làm món này khi đi dã ngoại hay ăn uống cuối tuần cùng bạn bè nhé!
Canh cá Lăng với măng chua
Cách nấu canh cá Lăng với măng ngonNguyên liệu:
- Cá lăng 500 gr
- Măng chua 300 gr
- Cà chua 2 trái
- Thơm 1/4 trái
- Bún tươi 500 gr
- Tỏi băm 1 muỗng cà phê
- Ngò om 100 gr
- Ngò gai 100 gr
- Ớt 1 trái
- Sả 2 cây
- Muối 1 muỗng cà phê
- Nước mắm 1 muỗng canh
- Dầu ăn 4 muỗng canh
- Gừng 1 củ
Cách chế biến:
- Cá lăng rửa sạch nhớt với rượu trắng, loại bỏ mang, vây, cắt khúc dày khoảng 1.5 cm. Sau đó, bắc nồi nước lên bếp, cho gừng băm nhỏ vào nấu sôi. Khi nước sôi, cho cá lăng vào chần sơ qua
- Chuẩn bị nguyên liệu cho nước dùng, bạn làm sạch gừng, bóc bỏ phần già củ sả rồi băm nhỏ. Ớt, ngò gai, ngò om rửa sạch, để ráo nước.
- Măng chua cắt bỏ phần gốc già, tước nhỏ, vắt khô. Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Thơm gọt vỏ, bỏ mắt và cắt miếng.
- Bắc chảo sạch lên bếp, phi thơm sả, tỏi băm với 2 muỗng canh dầu ăn. Cho cá lăng vào, đảo đều nhẹ tay cho cá khỏi nát trong khoảng 1 phút. Cho cá lăng ra đĩa, để riêng.
- Tiếp tục làm nóng chảo với 2 muỗng canh dầu ăn. Cho cà chua, thơm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước mắm, đảo đều. Cho gói bột gia vị lẩu thái vào cùng khoảng 1 lít nước nấu cùng cho đến khi sôi đều.
- Gói bột lẩu thái bạn có thể mua sẵn tại các cửa hàng siêu thị có bán. Lưu ý là gói gia vị lẩu thái đã có gia vị rồi, bạn nên nêm nếm lại sao cho vừa ăn nhé.
- Cuối cùng, cho cá lăng, măng chua, ngò om, ngò gai, ớt vào, nấu sôi thêm 5 phút là được. Tắt bếp, dùng nóng với cơm trắng hoặc với bún tươi đều rất ngon nhé. Mời cả nhà món này để thay đổi thực đơn hàng ngày sẽ rất được các thành viên háo hức mong chờ.
Mẹo vặt khử mùi tanh cá Lăng khi chế biến
Giống như tất cả những loài cá khác, cá Lăng cũng có mùi tanh. Vì thế để chế biến món cá Lăng thơm ngon bạn cần phải khử đi mùi tanh. Dưới đây là những mẹo vặt khử mùi tanh các bạn có thể áp dụng.
Khử mùi tanh cá Lăng bằng ngâm rửa
Cá lăng trước khi ngâm rửa để loại bỏ mùi tanh, bạn phải cạo bỏ bớt nhớt của cá, sử dụng muối trắng, rượu hoặc chang tươi để chà cho sạch nhớt. Mổ bỏ nội tạng và cắt sạch vây cá.
Bạn có thể ngâm cá cùng với nước muối hoặc nước vo gạo khoảng 15 phút, sau đó dùng nước sạch rửa lại 2-3 lần rồi để ráo trước khi nấu.
Khử mùi tanh cá Lăng bằng nhiệt độ
Nguyên nhân gây nên mùi tanh là do các acid amin có trong cá, các chất này dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Vì vậy, để loại bỏ mùi tanh ở cá lăng, khi nấu bạn nên mở nắp nồi, để mùi tanh đước thoát ra dễ dàng theo hơi nước.
Khử mùi tanh cá Lăng bằng gia vị
Khi nấu chung cá lăng với các gia vị như tiêu, ớt, hành, gừng, rau cần, rau răm không những giúp giảm bớt mùi tanh của cá mà còn khiến món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn.
Các nguyên liệu như khế, chanh, mẻ, giấm, mẹ, măng cũng có thể dùng nấu với cá, bởi vị chua của các nguyên liệu trên sẽ làm bớt hoặc hết mùi tanh của cá, giúp món cá lăng ngon hơn, thơm hơn.
Một mẹo nhỏ là hãy dùng rượu để ướp cá hoặc trong khi hấp, luộc nên cho một ít rượu vào cá, nhất là đối với các món khi được chế biến thành cá lăng chiên, nướng cá lăng, canh chua cá lăng Chất cồn trong rượu sẽ làm cá thơm ngon hơn và mất hẳn mùi tanh.
Trên đây BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các bạn về những đặc điểm, phân loại, kỹ thuật nuôi và những món ăn ngon chế biến từ cá Lăng. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về loài cá Lăng này nhé.
- TAGS
- cá lăng