Các loại hình nhà ở Việt Nam ngày xưa

Các loại hình nhà ở Việt Nam ngày xưa

Thứ hai,10/07/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Là một dân tộc có lịch sử lâu đời và địa bàn cư trú khá rộng rãi, mỗi gia đình người Việt Nam từ bao đời nay tồn tại giữa cộng đồng với tư cách là một thực thể xã hội mà biểu hiện vật chất là những ngôi nhà. Tuỳ thuộc vào vị trí, môi trường lao động sản xuất và tập quán sinh hoạt ở mỗi nơi, ngôi nhà của người Việt Nam mang dáng dấp khác nhau. Trải qua thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, ngôi nhà cũng có sự thay đổi về nhiều mặt. Song bao giờ cũng vậy, gắn với đời sống, gắn với con người, ngôi nhà luôn là biểu hiện văn hoá, tín ngưỡng của mọi cộng đồng ngay từ khi bắt tay vào xây dựng cho đến cấu trúc và bài trí.
Việt Nam là đất nước nằm bên bờ biển Ðông Việt Nam trong khu vực Ðông Nam Á. Với 54 dân tộc anh em sinh sống từ vùng đồng bằng đến miền núi cao, làng xóm của người Việt xưa thường ở những vị trí thuận tiện về nước sinh hoạt và sản xuất, đồng thời phải là nơi cao ráo, có khả năng chống thú dữ, giặc giã... Về sau này khi giao thông phát triển và việc sản xuất vượt qua phương thức tự cung tự cấp, thì nhà ở cũng phát triển đa dạng. Nhà ở xây dựng tuỳ thuộc vào địa hình, nhu cầu sử dụng về mặt không gian, nhưng bao giờ cũng có điểm chung: phù hợp với khí hậu nóng và ẩm. Từ xa xưa ở Việt Nam hình thành 2 loại nhà ở chủ yếu là: nhà sàn và nhà đất. Ở vùng núi phía Bắc, nhà đất được xây trên mặt đất và có các tường bao che gọi là tường "trình" và bức tường này cũng làm bằng đất. Trong khi nhà sàn thường có ở miền đồi núi, được xây ở nơi cao để tránh thú dữ và tránh khí ẩm của vùng núi. Ở đồng bằng Bắc bộ, nhà ở thường có kết cấu bằng tre gỗ và đất nung rất thích hợp với vùng đồng bằng Bắc bộ. Dù sang hay nghèo thì ngôi nhà vẫn phù hợp với xứ nóng ẩm, tạo sự cân bằng sinh thái như: có cây xanh, có mặt nước. Mái nhà có thể lợp lá, hoặc lớp ngói, nhưng đủ dày và không có trần nên vẫn đảm bảo mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Nhà thường có từ 3-5 gian, diện tích không lớn và chiều cao cũng không cao. Nhà thường được làm tiết kiệm phù hợp với điều kiện cuộc sống, nhất là phù hợp với tầm vóc con người Việt Nam. Nhà ở thường làm bằng vật liệu lấy từ thiên nhiên và về tổng thể bao gồm nhà chính, nhà ngang, có gian giữa, có nơi thờ cúng và tiếp khách. Nhà truyền thống của người Việt thường có những cái "trái" mà người ta gọi là gian đầu hồi. Ðây là gian kín đáo hơn dùng cho phụ nữ, cho những cặp vợ chồng. Ở mỗi nhà thường có hàng hiên rộng dùng cho sinh hoạt chung, tạo không gian mà khi vào nhà người ta thấy có sự sắp đặt văn hoá.

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.4791.744' />
Hiện nay kiến trúc nhà ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố của nền kinh tế thị trường, mức độ tài chính và phần nào ảnh hưởng từ kiến trúc phương Tây. Tuy nhiên theo kiến trúc sư Ngô Huy Giao - một kiến trúc sư nổi tiếng có nhiều năm nghiên cứu về nhà ở Việt Nam thì dù phát triển đến đâu, nhà ở Việt Nam vẫn mang những dấu ấn, bản sắc dân tộc Việt Nam trong quá khứ. Kiến trúc sư Ngô Huy Giao cho rằng: ngôi nhà ngày nay trước hết đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình, Nhà dài Tây Nguyên không phải chỉ bên trong bức tường, mà cả bên ngoài bức tường nữa và từ đó cũng hình thành bản sắc dân tộc. Ngôi nhà phải phù hợp với điều kiện sinh sống, điều kiện địa lý và điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và cả đời sống tâm linh nữa. Kiến trúc sư Ngô Huy Giao nói: "Hiện nay tính dân tộc trong kiến trúc đã có những biến đổi, chứ không cổ điển như xưa. Ngày nay người ta vẫn dùng tre, dùng gỗ nhưng không còn dùng nhiều như trước mà còn dùng sắt thép, khung nhôm kính và các vật liệu quốc tế. Tuy nhiên, những ngôi nhà hiện nay vẫn mang bản sắc dân tộc ở chỗ nó phù hợp với địa lý, khí hậu, lối sống, tín ngưỡng với từng hộ gia đình".
Theo kiến trúc sư Ngô Huy Giao, cho đến nay, người Việt Nam vẫn chịu nhiều ảnh hưởng phương châm về nhà ở trong quá khứ: "Con người sống trên mặt đất di chuyển theo phương Nam, có thể cao rộng, nhưng nếu gia đình có thể sống trên 1 tầng, một mặt bằng thì vẫn phù hợp hơn". Thói quen xây tầng cao trên mặt bằng nhỏ không còn được chấp nhận trong dân chúng. Bên cạnh đó vấn đề tín ngưỡng trong nhà ở cũng được coi trọng. Người Việt Nam hiện nay theo nhiều đạo, nhưng bao giờ cũng có một đạo chung mà ai cũng thờ, đó là thờ cúng tổ tiên, thờ cúng người đã khuất... ở một nhà dù bàn thờ to hay nhỏ bao giờ cũng ở chính giữa nhà, hay dùng một gian riêng để thờ cúng. Chính vì vậy nhà ở hiện nay người ta chú ý nhiều đến tổ chức không gian bên trong. Trong những nhà cao tầng hiện nay, các nhà kiến trúc Việt Nam rất quan tâm đến việc tạo không gian để con người ở trong căn hộ khép kín nhưng vẫn sinh hoạt cộng đồng. Ðây cũng là yếu tố văn hoá để người Việt Nam trong khi tiếp thu những thành quả của kiến trúc xây dựng thế giới vẫn giữ được bản sắc, lối sống Việt Nam.

Nguồn tin: T/C Kiến trúc Việt Nam, số 5/2006

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close