Trong entry trước ta thấy là mục tiêu của các đối tượng kinh tế là tối đa hóa lợi ích bằng nguồn lực có hạn. Mong muốn là vô hạn trong khi nguồn lực là hữu hạn vì vậy chúng ta luôn phải có những lựa chọn mang tính đánh đổi.
Chúng ta có 24 giờ mỗi ngày, trừ giờ ngủ còn lại 16h; 16h này có thể là làm việc, đi chơi, học tậpMỗi loại này cũng có vô vàn lựa chọn; tựu chung lại là những câu hỏi Làm gì? Làm như thế nào? Làm với ai?. Doanh nghiệp, Chính phủ lại có các câu hỏi Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? vì chẳng ai có thể sản xuất được hết mọi thứ cho nhu cầu của mình vì vậy họ sẽ chọn sản xuất cái mang lại lợi ích nhất có thể.
Chi phí cơ hội là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra các sự lựa chọn kinh tế. Ví dụ như ta đi học vào buổi tối để hy vọng là sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai thì chi phí cơ hội là giá trị của việc đi chơi chẳng hạn. Đối với mỗi người, ở mỗi hoàn cảnh thì giá trị sẽ thay đổi
Ngày hôm nay việc đi chơi đối với anh A có thể quy đổi ra là 100 đồng nhưng ngày mai có khi nó chỉ còn 50 đồng do thời gian, không gian, hoàn cảnh đã khác đi rồi.
Bài toán kinh điển là nếu mỗi giờ bạn kiếm được 10 usd thì bạn nên đi ô tô mất 20 giờ và 25 usd tiền vé hay là đi máy bay mất 2 giờ và 100 usd tiền vé? Tất nhiên là bạn sẽ đi máy bay; nếu như bạn kiếm ít hơn đến mức mà tổng chi phí cho đi ô tô thấp hơn so với đi máy bay thì bạn sẽ lựa chọn đi ô tô.
Bạn có 100 tr; nếu bạn gửi ngân hàng lãi 7tr mỗi năm còn nếu bạn đầu tư vào vàng lãi 10tr mỗi năm; bạn quyết định đầu tư vào vàng. Khi đó chi phí cơ hội là 7tr và lãi thực nhận của bạn là 3tr chứ không phải là 10tr.
Chính phủ nếu muốn không có người chết vì tai nạn giao thông thì chỉ cần giới hạn tốc độ tối đa của mọi phương tiện là 10km/h; thậm chí cấm mọi phương tiện giao thông, người dân chỉ được phép đi bộ. Nếu như thế chắc chắn là không có tai nạn giao thông tuy nhiên cái giá phải trả lại quá lớn. Chính phủ cũng không thể cho phép mọi phương tiện giao thông được di chuyển với tốc độ bao nhiêu cũng được vì sẽ hướng tới thái cực số tai nạn giao thông là tối đa. Câu trả lời là ở đâu đó ở giữa nơi chi phí cơ hội là thấp nhất.
DN có thể tăng giá bán lên tới vô cùng để thu lãi vô cùng nhưng với giá vô cùng thì không ai mua. DN có thể giảm giá tới 0 để bán được nhiều sản phẩm nhất nhưng lại không có lợi nhuận.
Tất cả các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ thực chất đều mang tính đánh đổi trong đó chủ thể quyết định hy sinh một chi phí cơ hội để đạt được một điều gì đó mà họ cho rằng sẽ lớn hơn chi phí cơ hội.
Trong kinh tế học khi nhắc tới chi phí là người ta nói tới chi phí cơ hội. Một số quan điểm kinh tế liên quan:
Theo Adam Smith (1723-1790) thì Hàng hóa giá trị sử dụng càng cao thì giá càng cao. Về lý thì đúng nhưng nó không giải thích được nguyên nhân tại sao kim cương lại đắt hơn nhiều lần so với nước trong khi nếu không có nước thì không sống được nhưng thiếu kim cương thì không chết.
David Ricardo (1772-1823) là học trò của Adam Smith cho rằng Chi phí sản xuất càng về sau càng đắt. Có nghĩa là số lượng sản xuất càng tăng thì chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm về sau càng cao hơn. Sẽ giải thích rõ hơn nguyên lý này ở phía sau.
Alfred Marshall (1842-1924) đưa ra mô hình Cung Cầu. Giá hàng hóa được quyết định bởi người mua và người bán. Nó giải thích được kim cương đắt hơn nước vì kim cương khan hiếm hơn nước. Đây là một trong những nền tảng của kinh tế học.
Nói chung các nhà kinh tế thì có rất nhiều nhưng số người đặt nền tảng cho kinh tế học thì ít; số còn lại chủ yếu phát triển ra các nhánh khác nhau đi vào các ngách hoặc làm rõ thêm các học thuyết kinh tế nền tảng.
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần:
Có nghĩa là chi phí cơ hội cho mỗi một đơn vị lợi ích tăng thêm sẽ ngày càng tăng dần. Ví dụ nếu 1 người đào một cái hố được 1m/ngày; thì 2 người không phải là sẽ đào được 2m/ngày mà là 1,7m/ngày. Như vậy tăng thêm 1 người nhưng lợi ích tăng thêm chỉ là 0,7m chứ không phải 1m.
Trong sản xuất để ngày càng có thêm về lượng một mặt hàng nào đó thì sẽ phải hy sinh ngày càng nhiều hơn về lượng một mặt hàng khác.
Chúng ta đang bàn tới chi phí cơ hội; ở đây có nghĩa là để có thêm 1 đơn vị sản phẩm X thì phải hy sinh đi hơn 1 sản phẩm Y ( hơn 1 sp Y đó là chi phí cơ hội)
Sơ đồ trên thể hiện việc một nhà máy sản xuất hai mặt hàng là X và Y. Nếu như nhà máy dùng mọi nhân công để sản xuất X thì sản lượng đạt được là điểm giao với trục hoành; còn nếu dùng mọi nhân công để sản xuất Y thì được sản lượng là giao trên trục tung. Còn nếu sản xuất cả X và Y thì được sản lượng di chuyển trên đường cong.
Giả sử sản lượng X, Y đang ở trên điểm A; để tăng thêm 1 đơn vị X thì phải chuyển tới điểm B; khi đó sản lượng Y sụt giảm là 1,5 đơn vị (mà không phải là 1 đơn vị Y)
Một nhà máy sản xuất nhiều mặt hàng sẽ phải vẽ được biểu đồ này để có thể điều chỉnh sản lượng, tính toán được chi phí cơ hội khi cần thiết.
Điểm C là điểm vượt ra ngoài đường biên là điểm chỉ đạt được khi tăng nguồn lực hoặc tăng năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ. Điểm D là điểm nằm trong đường biên nó thể hiện là nhà máy đang sản xuất dưới năng lực của mình.
Đường giới hạn khả năng sản xuất được viết tắt là PPF. Đường này phản ánh gần như trong mọi lĩnh vực kinh tế nói chung. Ví dụ như trồng lúa, ban đầu để đạt tới 5 tấn/ha thì khá là dễ dàng nhưng càng về sau thì càng khó khăn hơn thể hiện bằng chi phí cho mỗi tấn lúa về sau càng ngày càng tăng.
Trong học tập hay công việc, khởi đầu bao giờ cũng dễ, tăng dần lên cũng dễ rồi tới lúc ta sẽ thấy ngày càng khó khăn hơn để tăng dù chỉ nhích lên một tí.
Quay lại với đường giới hạn; điểm nào là tối ưu nhất?
Khi bán/tiêu dùng Q đơn vị sản phẩm thì thu được TB là tổng lợi ích. Khi sản xuất ra Q đơn vị sản phẩm thì mất TC là tổng chi phí. Mong muốn là TB-TC= NB (lợi ích ròng) là cao nhất.
Điểm mà NB đạt max là điểm mà sản lượng Q tại đó Lợi ích cận biên bằng với chi phí cận biên. Lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm khi bán/tiêu dùng 1 đơn vị sản phẩm. Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm khi bán/tiêu dùng 1 đơn vị sản phẩm.
Theo đúng quy luật là Lợi ích cận biên (MB) có xu hướng giảm dần theo sản lượng và Chi phí cận biên (MC) có xu hướng tăng dần theo sản lượng. Nếu tại một điểm sản lượng mà MB>MC thì cần tăng sản lượng; nếu MB<MC thì nên giảm sản lượng và MB=MC là tối ưu.
Hiểu chi phí cơ hội giúp chúng ta điều phối các nguồn lực trong doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nó cũng giúp chúng ta quyết định nên làm gì một cách hiệu quả.
(Entry trước:Kinh tế học (P1))
Bài viết liên quan
Comments
comments