Trong cuộc sống hàng ngày, hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe đến thuật ngữ cơ sở hạ tầng. Vậy thực chất cơ sở hạ tầng là gì? Cơ sở hạ tầng gồm những gì? Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây.
1. Cơ sở hạ tầng là gì?
Cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ dùng để chỉ những nền tảng, bộ phận kết cấu thúc đẩy cho việc phát triển nền kinh tế. Dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn, các hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế luôn được duy trì và phát triển.
1.1. Cơ sở hạ tầng trên phương diện hình thái
Xét trên phương diện hình thái, cơ sở hạ tầng là những tài sản hữu hình gồm:
- Hệ thống giao thông, cầu cống, hệ thống thủy lợi
- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống công trình công cộng
- Các lực lượng lao động tri thức,
1.2. Cơ sở hạ tầng trên phương diện kinh tế
Cơ sở hạ tầng xét trên phương diện kinh tế hàng hóa là một loại hàng hóa công cộng. Loại hàng hóa này dùng để phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của toàn xã hội.
Xét trên phương diện đầu tư, cơ sở hạ tầng là sản phẩm, kết quả của quá trình đầu tư được hội tụ lại qua nhiều thế hệ. Nó được coi là một bộ phận giá trị, cần được đầu tư để đáp ứng mọi yêu cầu, mục tiêu phát triển đất nước.
Tóm lại, cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội, Nó được trang bị các yếu tố vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.
Cơ sở hạ tầng vừa mang yếu tố vật chất, vừa phi vật chất. Đồng thời, nó cũng là sản phẩm của quá trình đầu tư để làm nền tảng cho sự phát triển của toàn xã hội.
2. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
2.1. Kiến trúc thượng tầng là gì?
Kiến trúc thượng tầng là một khái niệm trong chủ nghĩa duy vật của Marx và Ph. Ăng-ghen. Nó được đưa ra để mô tả toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị xã hội tương ứng.
Kiến trúc thượng tầng được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Theo đó, kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, Nó cũng bao gồm những thiết chế xã hội tương ứng như Nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội,
2.2. Liên kết chặt chẽ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng
Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng.
Có những yếu tố như chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng. Còn những yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với cơ sở hạ tầng.
Theo đó, kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ chặt chẽ với cơ sở hạ tầng, cụ thể:
- Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng. Nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng.
- Tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó.
- Nếu kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với cơ sở hạ tầng thì thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngược chiều với cơ sở hạ tầng thì kìm hãm hoặc huỷ diệt cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
3. Thực trạng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện nay
3.1. Đẩy mạnh đầu tư giao thông vận tải, hạ tầng đô thị
Để tiếp tục phát triển kinh tế xã hội trong tương lai, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao (đặc biệt là hạ tầng giao thông) và xác định đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược.
Hiện nay, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với quan điểm Cơ sở hạ tầng đi trước một bước, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng.
Khoảng 9 10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh,
3.2. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế
Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số còn nhỏ, chưa đồng bộ và chưa tạo được kết nối liên hoàn. So với một số nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình.
Với mục tiêu trở thành con hổ kinh tế trong khu vực, Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh đầu tư và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng để thu hút hơn nữa các nguồn vốn từ nước ngoài. Điều này cũng để xứng tầm là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.
Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn sẽ nắm được cơ sở hạ tầng là gì cũng như thực trạng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện nay. Để nắm được những kiến thức tương tự, hãy tiếp tục theo dõi Môi Giới Cá Nhân để cập nhật thông tin nhanh nhất, chính xác nhất.