I. Đại cương
Xơ gan được xác đinh như một quá trình xơ hóa lan tỏa và vì sự hình thành các khối tăng sinh với cấu trúc bất thường. Đây được goi là kết quả cuối cùng của quá trình tăng sinh xơ xuất hiện cùng với các tổn thương gan mạn tính.
Những năm gần đây và dự báo trong thời gian tới, bệnh có khuynh hướng tăng lên do việc nhiễm các vius viêm gan B, C và tình trạng sử dụng bia rượu tăng ở nhiều khu vực của các châu lục. Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 800.000 trường hợp chết vì xơ gan.
Hiểu rõ các nguyên nhân gây xơ gan có thể can thiệp sớm để phòng tránh dẫn đến xơ gan.
II. Nguyên nhân gây xơ gan
- Viêm gan virus B, C, D
- Rượu
Đây là những nguyên nhân chính chiếm >90% các trường hợp xơ gan. - Các nguyên nhân khác:
+ Nhiễm khuẩn: Sán máng, giang mai, HIV
+ Các bệnh chuyển hóa, bệnh di truyền:
Viêm gan do thoái hóa mô không do rượu
Bệnh Wilson
Haemochromatosis
Thiếu hụt anpha 1- antitrypsin
Bệnh gan ứ đọng glycogen
Bênh gan xơ hóa dạng nang
Tăng tyrosin, tăng glactose máu
Không dung nạp Fructose
Tăng abetalipoprotein máu
Mucopolysaccharidosis
Porphirin niệu
+ Do bệnh đường mật: Tắc mật trong và ngoài gan
+ Do bệnh tự miễn:
Viêm gan tự miễn
Xơ gan mật tiên phát
Viêm đường mật xơ hóa tiên phát
+ Bệnh mạch máu: Hội chứng Budd- Chiari, Suy tim
+ Do thuốc và nhiễm độc: Isoniazid, Halouracil, Methotrexat, Diclofelac, Aflatoxin
+ Các nguyên nhân khác: Suy dinh dưỡng, Sarcoidosis, Thiếu máu.
III. Triệu chứng lâm sàng:
Bênh cảnh lâm sàng của xơ gan khá đa dạng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn bệnh, tiến triển, diễn biến và biến chứng của bệnh. Về lâm sàng, căn cứ vào việc có cổ trướng chia làm 2 thể
1. Xơ gan còn bù:
Triệu chứng lâm sàng không nhiều do người bệnh thường vẫn làm việc được.
Triệu chứng cơ năng
+ Mệt mỏi, giảm cân, chán ăn, đau hạ sườn phải.
+ Có thể có các đợt chảy máu mũi hay các đám bầm tím dưới da.
+ Khả năng làm việc cũng như hoạt động tình dục kém.
Thực thể:
+ Có thể có vàng da hoặc xạm da.
+ Giãn mao mạch dưới da thường thấy ở cổ, mặt, lưng, ngực dưới dạng tĩnh mạch chân chim hoặc sao mạch.
+ Gan có thể to, mật độ chắc hoặc cứng, bờ sắc, lách mấp mé bờ sườn.
2. Xơ gan mất bù:
Hội chứng suy tế bào gan:
+ Sức khỏe sa sút, ăn kém.
+ Xuất huyết dưới da
+ Chảy máu mũi, chảy máu chân răng.
+ Có thể có sốt.
+ Vàng da từ nhẹ đến nặng.
+ Phù 2 chi: Phù mềm, ấn lõm.
+ Cổ chướng có thể từ mức độ vừ đến rất to.
+ Gan nếu sờ thấy- mật độ cứng
Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
+ Lách to với các mức độ khác nhau.
+ Tuần hoàn bàng hệ cửa chủ.
+ Giãn tĩnh mạch thực quản với các mức độ khác nhau. Thường phát hiện qua nội soi hoặc khi bênh nhân nôn nhiều máu.
+ Có thể có các rối loạn về thần kinh và tâm thần: Run tay, chậm chạp, mất ngủ.
IV. Cận lâm sàng
- ALT và AST có thể bình thường hoặc tăng vừa phải.
- GGT: Thường cao trong xơ gan, nhất là những trường hợp nghiện rượu hoặc vàng da.
- Albumin thấp, gamaglobulin tăng, IgG, IgM tăng.
- Tỷ lệ prothrombin giảm.
- Công thức máu: Thường có thiếu máu nhược sắc, tiểu cầu giảm.
- Siêu âm ổ bụng:
+ Nhu mô gan không đồng nhất, gan sang hơn bình thường, phân thùy đuôi to, bờ máp mô không đều.
+ Tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, tĩnh mạch mạc treo tràng trên bị giãn.
+ Lách tăng kích thước, có thể có cổ trướng, tràn dịch màng phổi. - Chụp cắt lớp vi tính: Vừa có giá trị chẩn đoán vừa giúp phát hiện ung thư gan.
- Cộng hường từ: Đôi khi cũng được sử dụng nhất là để phân biệt các khói tăng sinh với các khối ung thư gan sớm.
- Đo độ đàn hồi mô (Elastography): Để đánh giá mức độ xơ hóa của gan. Xơ gan tương ứng với F4. Kỹ thuật này chỉ sử dụng trong các trường hợp còn nghi ngờ có xơ gan hay không.
- Sinh thiết gan: Thường được dùng với các trường hợp xơ gan giai đoạn sớm để chẩn đoán xác định hoặc để phân biệt các khối tăng sinh trong xơ gan với ung thư gan.
V. Biến chứng của xơ gan:
- Chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Bệnh lý não gan.
- Cổ chướng.
- Hội chứng gan thận.
- Hạ natri máu.
- Hội chứng gan phổi.
- Nhiễm trùng dịch cổ trướng.
- Huyết khối tĩnh mạch cửa.
- Ung thư biểu mô tế bào gan: Xơ gan được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư gan nguyên phát. Có khoảng >80% các trường hợp ung thư gan xuất hiện trên gan xơ.
VI. Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh nhân xơ gan
- Ở giai đoạn còn bù: Có thể làm việc và sinh hạt bình thường nhưng tránh vận động mạnh, nên ăn nhạt và kiêng rượu bia.
- Giai đoạn mất bù nên nghỉ ngơi hoàn toàn.
- Không sử dụng thuốc an thần và paracetamol.
- Nên đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng 35-40kcal và 1,2- 1,5g protein/kg cân nặng. Khi có biểu hiện của bệnh lý não gan, lượng protein giảm xuống 0,8- 1g/kg cân nặng. Không dùng nhiều thịt màu đỏ, ưu tiên cung cấp acid amin phân nhánh và đạm thực vật.
- Người xơ gan rất nên có 1 bữa ăn tối trước khi đi ngủ.
- Tùy từng trường hợp mà phải điều trị nguyên nhân, điều trị biến chứng và điều trị dự phòng theo chỉ định cuả bác sỹ.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:
CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ
Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh
Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999
Website:https://benhvienquoctehoanmy.vn/