GIÁO ÁN
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Truyện: Mèo con và quyển sách
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện và hiểu nội dung của câu chuyện cô kể.
- Trẻ biết các hành động đúng khi xem sách.
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ định.
- Kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng.
- Chơi đúng tốt trò chơi và chơi đúng luật.
3. Thái độ
- Trẻ biết giữ gìn sách cẩn thận.
- Trẻ biết sửa lỗi khi làm sai.
II. CHUẨN BỊ
- Hình ảnh trên máy tính nội dung truyện.
- Vi deo truyện mèo con và quyển sách.
- Các hình ảnh cho trẻ làm sách về truyện.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Gây hứng thú, giới thiệu bài
Xúm xít xúm xít. Lại đây với cô nào.
- Cô con mình cùng chơi một trò chơi thật vui nhé.
Chơi vuốt ve và đọc:
Vuốt vuốt ve ve
Giữ sách giữ sách
Nhẹ nhàng nhẹ nhàng
Chớ có vội vàng
Rách sách bạn ơi
Các bạn và tôi
Cùng nhau gìn giữ.
- Vừa rồi các con chơi rất là vui. Thế các con thấy khi chúng mình có sách thì phải làm gì? (mở sách đúng cách, nhẹ nhàng cẩn thận, không làm nhàu nát, không làm rách).
- Cô còn biết một câu chuyện về bạn mèo với quyển sách. Để biết xem bạn mèo có biết giữ sách không chúng mình cùng nghe cô kể câu chuyện: Mèo con và quyển sách nhé!
2. Nội dung
* Cô kể chuyện cho trẻ nghe:
+ Lần 1: Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe bằng lời
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
Để hiểu rõ hơn nội dung câu chuyện chúng mình cùng nghe cô kể lại câu chuyện nhé.
+ Lần 2: Cô kể kết hợp sử dụng hình ảnh máy tính
Cô giảng nội dung câu chuyện: Các bé ạ, câu chuyện kể về bạn mèo con với quyển sách. Lúc đầu bạn chưa biết cách giữ sách đâu nhưng nhờ có bác gà trống, giấc mơ, mèo con đã biết sửa lỗi sai của mình và giữ gìn sách đấy các con ạ.
* Giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện mèo con và quyển sách có nhận vật nào?
- Trong câu chuyện mèo con có gì?
+ Chú đã làm gì với quyển sách của mình?
=> Giảng giải trích dẫn: Mèo con ngồi.xé quyển sách.
- Thấy chú xé sách ai đã hỏi chú?
+ Mèo con xé sách để làm gì?
=> Giảng giải trích dẫn: Thấy vật.trả lời.
- Bác gà trống đã nhắc mèo con thế nào?
=> Giảng giải trích dẫn: Mèo con..hư quá.
- Hôm đó, khi ngủ mèo con mơ thấy gì?
=> Giảng giải trích dẫn: Tối hôm đóthiếp đi.
- Khi tỉnh dậy mèo con đã làm gì?
- Thái độ của bác gà trống như thế nàò khi mèo con đưa sách cho bác xem?
- Bác gà trống đã bảo mèo con điều gì?
- Từ đó mèo con thế nào?
=> Giảng giải trích dẫn: Đoạn còn lại.
- Qua câu chuyện các con thấy lúc đầu bạn mèo đã ngoan chưa?
- Nhưng được bác gà trống nhắc,từ giấc mơ mèo con đã biết sửa lỗi sai của mình đấy. Chúng mình khi mắc lỗi mà biết sửa lỗi thì mới ngoan đấy các con ạ.
Qua việc thử tài trí nhớ cô thấy bạn nào cũng giỏi cô khen các con. Cô sẽ thưởng cho chúng mình một bất ngờ đấy. Chúng mình cùng trốn cô. Cô đâu.
Mời các bé đón xem bộ phim: Mèo con và quyển sách.
* Lần 3: Cho trẻ xem vi deo truyện: Mèo con và quyển sách.
* Lần 4: Cô và trẻ cùng kể lại câu chuyện.
*Trò chơi: Ghép tranh
- Nhắn tin nhắn tin
Cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi rất thú vị đó là trò chơi ghép tranh
- Để chơi trò chơi này cô mời các con cùng đứng về hai đội. Nhiệm vụ của các con là sẽ đi theo đường hẹp nên ghép các miếng ghép có chữ số tương ứng với các số ở trên bảng để tạo được bức tranh. Trò chơi diễn ra trong một bản nhac. Các con đã rõ chưa nào.
- Chúng mình đã sẵn sàng chưa? Đếm thật to nhé: 1.2.3 bắt đầu
Cô cho trẻ chơi, khi chơi xong cho trẻ nhận xét hai đội xếp có đúng không. Cô hỏi trẻ bức tranh có nội dung câu chuyện gì?
3. Kết thúc
-Cô giáo dục trẻ: Sách mang đến cho chúng ta rất nhiều điều bổ ích. Các con nhớ giữ gìn sách cẩn thận nhé và khi làm sai điều gì thì biết sửa sai mới giỏi đấy.
- Giờ học kết thúc cô cho trẻ chuyển sang hoạt động tiếp theo.
B. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Tổ chức cho trẻ chơi góc: Phân vai, xây dựng, học tập.
- Cho trẻ về góc chơi, cô chơi cùng và bao quát trẻ
C. CHƠI NGOÀI TRỜI
I. Nội dung
1. Quan sát con chim .
2. Trò chơi vận động: Kéo co.
3. Chơi tự do
II. Cách tiến hành
1. Quan sát con chim .
- Cô và trẻ cùng đàm thoại về con chim bồ câu.
- Đây là con gì?
- Nó đang làm gì?
- Cháu biết gì về con vật này? Nó thích ăn gì? Nó sống ở đâu?
- Con chim có những bộ phận nào? Dùng để làm gì?
- Nhận xét.
2. Trò chơi vận động: Kéo co.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi :
- Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm 1 bạn đứng ở đầu hàng khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô, tát cả kéo mạnh dây vầ phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nhóm nào giẫm chân vào cạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Trẻ chơi 3 - 4 lần. Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét, động viên trẻ chơi.
3. Chơi tự do
- Cô phân góc chơi cùng nhau để dễ bao quát trẻ
- Khi trẻ chơi cô theo dõi quan sát để bảo đảm an toàn.
- Cô cùng chơi với trẻ
* Khi về lớp: Gần hết giờ, cô tập trung trẻ lại, cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, điểm lại sĩ số và dắt trẻ về lớp