Tầm quan trọng của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng năng suất lao động:
Để có tăng trưởngkinh tếphải có các nhân tố tất yếu: nhân tố tự nhiên, nhân tố con người, các yếu tố vật chất do con người tạo ra (công nghệ, vốn). Nhân tố con người còn được gọi bằng những khái niệm khác nhau như nguồn nhân lực, tài nguyên con người, nguồn vốn con người. Khi cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, khi mà nềnkinh tếthế giới đã và đang chuyển sang nềnkinh tếtri thức, nguồn lực con người, nguồn lực trí tuệ càng được thừa nhận vai trò trung tâm trong quá trình phát triến.
Về mặtkinh tế, nguồn lực con người xem xét chủ yếu dưới góc độ là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, cả trong hiện tại và tương lai. Nó chủ yếu cần được quan tâm về mặt chất lượng con người bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất tức là toàn bộ năng lực sáng tạo, năng lực hoạt động thực tiễn của con người. Vai trò của người lao động được V.I.Lênin nhấn mạnh là lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại. Con người là một đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất. Nếu người lao động có kỹ năng lao động, trình độ khoa học kĩ thuật thì hiển nhiên là năng suất lao động sẽ cao hơn. Người lao động cần được trang bị kỹ năng lao động, sự hiểu biết, trình độ về khoa học công nghệ, đó là điều kiện thiết yếu nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển công nghệ tiên tiến. Con người là chủ thể khai thác, sử dụng các nguồn lực khác, chỉ khi kết hợp với con người, các nguồn lực khác mới phát huy tác dụng. Mặt khác, con người lại là khách thể, là đối tượng khai thác các năng lực thể chất và trí tuệ cho sự phát triển. Vậy con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của các quá trìnhkinh tế xã hội, là nguồn lực của mọi nguồn lực. Sự kết hợp thống nhất biện chứng giữa con người với công nghệ tiên tiến sẽ là động lực cơ bản của tăng trưởngkinh tế.
Con người được xem xét là phương tiện, là động lực cơ bản và bền vững của sự tăng trưởngkinh tế. Kinh tế tăng trưởng mang lại sự giàu có về vật chất, suy cho cùng, không ngoài mục đích đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sống của bản thân con người. Vậy con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cuối cùng của phát triểnkinh tế.
Đầu tư cho phát triển nguồn lực hay chính là đầu tư cho giáo dục con người mang lại hiệu quảkinh tếcao, tiết kiệm được việc khai thác sử dụng các nguồn lực khác. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy đầu tư vào giáo dục cho phát triển nguồn lực con người mang lại tốc độ tăng trưởngkinh tếcao và ổn định hơn. Mặt khác hiệu quả đầu tư cho phát triển con người có độ lan toả đồng đều, nó mang lại sự công bằng hơn về cơ hội phát triển cũng như việc hưởng thụ các lợi ích của sự phát triển.
Ví dụ: Từ lâu lịch sử đã chứng minh một quy luật thép là: không có một sự tiến bộ và thành đạt quốc gia nào mà lại tách rời ra khỏi sự tiến bộ và thành đạt của quốc gia đó trong lĩnh vực giáo dục. Những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không có đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách có hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn là sự phá sản.
Một kinh nghiệm lớn của thế giới đã được rút ra và cũng được đúc kết thành quy luật là: hễ quốc gia nào đầu tư đúng và đủ cho giáo dục thì quốc gia ấy sẽ tiến nhanh trên con đường phát triển của mình, còn nếu làm ngược lại, sự chậm phát triển hoặc thụt lùi là điều không thể tránh khỏi.
Alvin Toffler, nhà tương lai học của Mỹ đã nói: Những người mù chữ của thế kỷ 21 không phải là những người không biết đọc, biết viết, mà là những kẻ không biết học tập để gạt bỏ các kiến thức cũ kỹ mà học lại. Cũng chính ông đã nói rằng: Thế chiến thứ ba sẽ diễn ra trên mặt trận giáo dục. Nó sẽ làm thay đổi cơ bản phương hướng phát triển của nền văn minh nhân loại, sẽ phát triển mạnh mẽ tính ham học của con người. Ai chậm chân trên hướng này sẽ không đuổi kịp bước tiến bộ chung của nhân loại.
Nhật Bản là đất nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa và giáo dục với Việt Nam, được thế giới nhận xét là một hiện tượng thần kỳ. Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì đáng kể, mật độ dân số thì đông, thua trận, bị Chiến tranh thế giới lần thứ hai tàn phá nặng nề, nhưng họ đã trở thành một cường quốc kinh tế và công nghệ làm cho thế giới phải thán phục và kinh ngạc. Nguyên nhân nào làm cho nước Nhật đi lên nhanh chóng như vậy? Giáo dục chính là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của xã hội Nhật Bản. Người Nhật đã sớm nhận ra bí quyết này khi họ hiểu rằng đằng sau sức mạnh của Âu, Mỹ là nền giáo dục được vận hành tốt, đào tạo được những con người có trình độ và năng lực sáng tạo trong xã hội công nghiệp. Nhật cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhưng họ đã thoát ra khỏi ảnh hưởng sâu sắc của Đạo Không thể tiếp thu nền giáo dục Âu, Mỹ và họ đã vượt lên thành một trong những nước phát triển vượt bậc.
Minh Trị Thiên hoàng của Nhật Bản đã có một khẩu quyết để đời là hồn Nhật, kỹ thuật Tây. Bí quyết của ông vua này thật đơn giản, nhưng thật thông thuệ, sâu sắc, với tầm nhìn cương quyết đuổi kịp phương Tây để không bị mất nước. Cùng lúc bấy giờ cuốn sách Khuyến học của ngài FUKUZAWA YUKICHI được xuất bản năm 1872 1874 đã có ảnh hưởng lớn lao nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi được in lần đầu trong thời kỳ Duy tân, cuốn sách có số lượng in kỷ lục là 3,4 triệu bản với dân số nước Nhật lúc đó 35 triệu người. Ông được coi là một trong những khai quốc công thần, được tôn vinh là Voltaire của Nhật Bản. Hình ảnh của ông được in trên tờ bạc mệnh giá lớn nhất 10.000 yên. Ông là người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của Chính phủ Minh Trị.
Giáo dục với xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội:
Thu nhập của người nghèo chủ yếu là dựa vào sức lao động. Thu nhập của người nghèo thấp một phần do lao động của họ kém hiệu quả, một phần do sự phân biệt đối xử trên thị trường lao động. Giáo dục mang lại kiến thức, quan điểm và kỹ năng giúp nâng cao năng suất lao động của người nghèo, và kiếm được thu nhập cao hơn.
Giáo dục có tác động tích cực đến đời sống cá nhân, góp phần giảm đói nghèo, tạo điều kiện cho mỗi người có thể tham gia vào quá trình xã hội một cách bình đẳng nhờ nâng cao nguồn lực của người lao động. Song chính sự đói nghèo và bất công trong xã hội cũng làm cho giáo dục kém phát triển. Vì vậy biện pháp đặt ra là vừa phải tăng cường giáo dục để giảm đói nghèo và bất công xã hội, vừa phải tìm ra các biện pháo để cải thiện đời sống và lao động của những người nghèo để giúp họ tham gia vào quá trình học tập có hiệu quả.
Giáo dục và việc giảm mức sinh và tăng cường sức khỏe:
Giáo dục có tác động tích cực đến sức khỏe của con người, giáo dục đem lại những hiểu biết về khoa học giúp cho việc ăn ở vệ sinh và sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh tốt hơn. Nhất là đối với phụ nữ, những kiến thức mà giáo dục đem lại không chỉ giúp họ bình đẳng hơn mà còn giúp họ nâng cao được sức khỏe sinh sản của bà mẹ và thai nhi. Nghiên cứu của ngân hàng thế giới cho thấy giữa trình độ học vấn của phụ nữ và số con trong gia đình tỉ lệ thuận với nhau, phụ nữ càng được giáo dục thì càng sinh ít con.
Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên: