Kỹ năng cần thiết cho sinh viên năm cuối

Kỹ năng cần thiết cho sinh viên năm cuối

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi làm?

Từ làm nhân viên kinh doanh hay việc bán thời gian tại quán cà phê... tất cả kinh nghiệm làm việc đều có giá trị ngay cả khi nó không liên quan đến kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn.


Một kỳ thực tập nghiêm túc

Là sinh viên, năm cuối tất cả các sinh viên đều có một kì thực tập. Và trong thị trường làm việc cạnh tranh như hiện nay,kinh nghiệm thực tập là điều cần phải có, và các nhà tuyển dụng sẽ có thể chú ý đến việc bạn thực tập tại đâu, trải qua vị trí nào và có kinh nghiệm ra sao. Và nếu bạn đã trải nghiệm thực tập từ mùa hè năm trước hoặc ngay trong cả năm học tại môn đơn vị nào đó thì đây cũng là một điểm sáng trong CV, theo Tri thức trẻ.

Nếu bạn có một kì thực tập nghiêm túc, giá trị bạn nhận được sẽ là sự trải nghiệm thực tế với chuyên ngành học của mình. Đồng thời cũng mở rộng thêm các mối quan hệ. Do đó, hãy xem thực tập như một công việc đầu tiên bạn bắt đầu. Đừng xem nhẹ nó và chỉ làm cho có hình thức, đã đến lúc bạn phải đi ra ngoài và có được một số kinh nghiệm từ thực tế chứ không phải chỉ trong sách vở.

Các kinh nghiệm làm việc khác

Thực tập sinh không phải là cách duy nhất để làm sáng CV, kinh nghiệm làm việc khác, như công việc bán thời gian và công việc theo mùa, cũng có thể có giá trị! Từ làm trợ lý kỹ thuật trong suốt học kỳ hay việc bán thời gian tại quán cà phê... tất cả đều có giá trị ngay cả khi nó không liên quan đến kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Bởi lẽ, dù ít dù nhiều, nó đều cho bạn những bài học thực tiễn từ cuộc sống, cho thấy khả năng thích nghi của bạn trong những môi trường khác nhau.
Vậy mới nói, cho dù bạn có công việc làm thêm ở một tòa cao ốc văn phòng cao cấp nào đó hay làm việc bán hàng tại một số cửa hàng nhỏ, bất kỳ công việc nào mà bạn có bây giờ sẽ không chỉ giúp bạn chuẩn bị kinh nghiệm thực tế, mà còn là một điều nữa bạn có thể thêm vào sơ yếu lý lịch của mình.

Các hoạt động ngoại khóa

Điều gì khiến bạn đam mê và hoạt động hết mình? Có thể là một tổ chức thiện nguyện bạn đã giúp đỡ hoặc một câu lạc bộ mà bạn thích? Bạn có thể tạo sự khác biệt, vui vẻ và cải thiện hồ sơ bằng cách theo đuổi các hoạt động ngoại khóa như tình nguyện.Các vị trí tình nguyện và các hoạt động ngoại khóa bạn tham gia sẽ giúp bạn vẽ ra một bức tranh rõ nét hơn về khả năng, nhân cách và tiềm năng của bạn cho nhà tuyển dụng.

Vào năm cuối cấp, tốt hơn là bạn nên có một số hoạt động ngoài việc thực tập để chứng tỏ bạn có trách nhiệm, năng động và năng lực như thế nào. Còn nếu tham gia các CLB, hãy chọn cho mình những lĩnh vực liên quan đến ngành học, bởi ở đó bạn được học những kỹ năng, tri thức liên quan đến ngành nghề. Như thế, bước đầu bạn cũng được tiếp xúc nhiều hơn với những gì liên quan đến công việc trong tương lai.

Sự khác biệt

Giữa rất nhiều các ứng cử viên, bạn sẽ được chú ý nếu CV của bạn có sự khác biệt, những thành tích nổi bật. Bạn đã nhận được giải thưởng, thành tích cao trong học tập hay có những giải thưởng liên quan đến chuyên ngành học, năng khiếu đặc biệt... Những điều này đều có thể trở thành lợi thế của bạn. Tất nhiên, năng lực vẫn là yếu tố quan trọng, nhưng những thành tích này bước đầu đã chứng tỏ sự hiểu biết, những thành tựu bạn đạt được khi còn ngồi trên giảng đường đại học.

Theo Trung tâm hỗ trợ sinh viên trường Đại học Mỏ Địa chất thì kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cũng không kém phần quan trọng.

Ôn tập và củng cố lại kiến thức chuyên môn

Thời gian học đại học khá dài, thường kéo dài từ ba đến năm năm, tùy từng ngành học, thậm chí là bảy năm với ngành y đa khoa. Lượng kiến thức lớn sau một thời gian dài cũng sẽ ít nhiều bị mai một, vì vậy, trước khi ra trường, các bạn nên hệ thống và ôn tập lại những kiến thức mình đã được học. Bạn đã học và nghiên cứu những kiến thức đó nên chỉ cần ôn tập lại, thì bạn sẽ nắm bắt được hết những kiến thức đã được học.

Việc ôn tập và hệ thống lại kiến thức không chỉ giúp bạn nắm vững hơn những gì đã được học mà còn giúp bạn chuẩn bị cho việc thi tuyển vào những vị trí công việc mà bạn mong muốn và là nền tảng cho công việc sau này nữa đấy.



Học và thi lấy một chứng chỉ ngoại ngữ

Lợi ích của việc học ngoại ngữ thì hẳn không còn xa lạ gì nữa, nhưng với những người sắp ra trường và muốn xin việc thì ngoại ngữ lại trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng. Có những công việc không yêu cầu đến trình độ ngoại ngữ, nhưng có những công việc thì ngoại ngữ, mà đặc biệt là Tiếng Anh lại là điều kiện bắt buộc. Vì vậy, nếu bạn đang theo học hoặc có mong muốn được làm việc trong những ngành, lĩnh vực mà yêu cầu ngoại ngữ thì hãy nhanh chóng học và thi lấy một chứng chỉ để phục vụ cho công cuộc xin việc sau này nhé.

Còn nếu bạn đã giỏi một ngoại ngữ nào đó, tại sao không thử học thêm một thứ tiếng nữa nhỉ ? Biết nghiều ngoại ngữ sẽ giúp bạn hơn trong cuộc sống cũng như công việc. Việc giỏi một ngoại ngữ đã là tốt rồi, nếu bạn biết thêm ngoại ngữ thứ hai thì bạn sẽ càng có thêm nhiều cơ hội nữa đấy.

Rèn luyện kỹ năng mềm

Giỏi chuyên môn thôi vẫn chưa đủ, thực tế làm việc sẽ rất khác với những gì bạn đã được học trên giảng đường. Để đạt được thành công trong công việc, ngoài những kiến thức chuyên môn thì còn đòi hỏi ở bạn những kỹ năng mềm nữa.

Có thể bạn đã nghe nói rất nhiều những kỹ năng mềm nhưng bạn lại chưa thật sự biết được đó là gì. Đó có thể là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản trị thời gian,Có rất nhiều kỹ năng cần thiết, tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc thù mà mỗi ngành, nghề lại yêu cầu những kỹ năng khác nhau. Do đó, để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình tìm việc và làm việc sau này, bạn hãy chủ động học và rèn luyện những kỹ năng mềm bằng cách tham gia các câu lạc bộ ở trường, tự nghiên cứ hay thậm chí tham gia những lớp dạy kỹ năng nếu cần thiết nhé.

Tìm hiểu trước về công việc mà bạn dự định sẽ làm trong tương lai

Tại sao lại thế nhỉ ? Quá trình tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân và có cơ hội phát triển trong tương lai không phải là dễ. Việc tìm hiểu trước về công việc mà mình dự định sẽ làm giúp bạn biết và hiểu rõ hơn về công việc đó, những khó khăn, thuận lợi mà bạn sẽ gặp phải và những yêu cầu cần có để từ đó bạn có những sự chuẩn bị tốt nhất cho mình, tránh bị bỡ ngỡ khi bước vào làm việc.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về những thông tin tuyển dụng đối với công việc bạn dự định sẽ làm để biết các nhà tuyển dụng có những yêu cầu gì với vị trí bạn đang tìm hiểu, từ đó bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị gì trước khi ứng tuyển.

Và nếu bạn thấy rằng mình đã hội tụ đủ những yêu cầu của nhà tuyển dụng, hãy mạnh dạn ứng tuyển ngay cả khi chưa nhận được bằng tốt nghiệp, biết đâu, bạn sẽ được nhận vào thực tập tại công ty hoặc sẽ được làm nhân viên chính thức nếu nhà tuyển dụng nhận thấy bạn thật sự phù hợp với công việc đó.

(Nguồn: Internet)


Chia sẻFacebook! Twitter! Zingme!

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close