Ngành và nghề khác nhau như thế nào

Ngành và nghề khác nhau như thế nào

Chọn ngành học chính là sự lựa chọn tương lai, đòi hỏi sự đầu tư thực sự nghiêm túc mới mong có được lựa chọn đúng đắn. Chọn đúng ngành, đúng nghề quyết định đến thành công với công việc sau này của mỗi người

Cần phân biệt ngành và nghề

chon-nganh-hay-chon-nghe

Điều quan trọng nhất khi bắt đầu chọn ngành học là phân biệt được ngành và nghề. Trong đó, ngành học để lấy kiến thức chuyên môn phục vụ nghề (những vị trí công việc cụ thể). Thông thường học một ngành có thể làm được nhiều nghề khác nhau. Ví dụ cùng tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông nhưng có người sẽ là kỹ sư giám sát trực tiếp các công trình, có người chọn theo hướng kỹ sư thiết kế làm việc trong văn phòng

Nhưng trong một số trường hợp, làm một nghề có thể tốt nghiệp từ nhiều ngành học khác nhau. Ví dụ thực tế có nhiều nhà báo tốt nghiệp từ nhiều ngành học như: báo chí, ngữ văn, ngôn ngữ học, sư phạm, ngôn ngữ Anh, luật, kinh tế, thậm chí các ngành kỹ thuật

Từ những phân tích này, để chọn một ngành học phù hợp cần tìm xác định được công việc yêu thích. Trong trường hợp chưa có sự xác định này thì có thể lựa chọn ngành học dựa trên một nhóm lĩnh vực nghề nghiệp. Sau 4 năm học tập, tùy vào nhu cầu thị trường lao động trong thời điểm cụ thể sẽ quyết định nghề mình theo đuổi

Thực tế cho thấy số lượng ngành học được đào tạo tại các trường ít nhưng thực tế nghề rất nhiều. Thậm chí có những nghề không có ngành đào tạo chính thức nhưng vẫn tồn tại như logistics nhiều năm trước đây. Bậc Đại học đào tạo kiến thức tổng quát, sinh viên ra tốt nghiệp một ngành có thể làm được nhiều công việc khác nhau. Do vậy thực tế có những nghề người lao động có thể tốt nghiệp từ nhiều ngành khác nhau. Ví dụ làm du lịch có thể tốt nghiệp từ nhiều ngành: du lịch, lịch sử, xã hội học, Đông phương họcTuy nhiên, một số ngành nghề phải học đúng ngành mới có năng lực chuyên môn để làm việc và gần như không có sự chuyển đổi công việc như bác sĩ, kỹ thuật

Từ những phân tích trên, các chuyên gia rút ra rằng, vấn đề quan trọng là hiểu rõ ngành học và những cơ hội việc làm của ngành đó ngay khi bắt đầu lựa chọn.

Theo đúng quy trình, thí sinh cần lựa chọn ngành học trước rồi đến bậc học, trường thi. Việc chọn bậc học và trường học phải căn cứ vào học lực so với điểm trúng tuyển các trường hằng năm. Trong trường hợp học lực ở mức vừa phải, thí sinh có thể lựa chọn bậc học thấp hơn rồi liên thông để theo đuổi ngành yêu thích chứ không nên bằng mọi cách để trúng tuyển ĐH

Những yếu tố chọn ngành học

chon-nganh-hoc-phu-hop

  • Chọn ngành học chính là chọn tương lai vì nghề nghiệp sẽ gắn bó suốt cuộc đời con người: Do vậy, để lựa chọn ngành học phải đảm bảo 2 tiêu chí: Mong muốn và phù hợp. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải chọn một trong 2 tiêu chí trên thì nên chọn ngành mong muốn để có động lực vượt lên mọi khó khăn. Có những công việc bản thân người làm phải có sự đam mê chứ không chỉ đòi hỏi chuyên môn tốt. Chẳng hạn một kỹ sư phần mềm giỏi chưa hẳn là người được đào tạo bài bản, thạo nghề mà đòi hỏi phải thực sự say mê và sáng tạo. Do vậy ưu tiên đáng chú ý khi chọn nghề chính là sự say mê

  • Chọn ngành học là phải biết mình thích gì và mong muốn làm công việc gì trong tương lai: Trên cơ sở đó mới lựa chọn ngành học, trường đào tạo phù hợp với năng lực và điều kiện kinh tế gia đình. Thí sinh phải tìm hiểu thật kỹ thông tin ngành nghề muốn theo học, không nên nghe một chiều tránh tình trạng theo học ngành không phù hợp. Thực tế đã có không ít sinh viên sau một thời gian học đến xin chuyển ngành vì không phù hợp, trong đó có những ngành điểm trúng tuyển rất cao

  • Chọn ngành học có cơ sở đúng đắn: Để xác định được ngành học phù hợp và đúng sở thích, thí sinh có thể tham khảo các phần mềm trắc nghiệm ngành nghề. Bên cạnh đó là tham khảo ý kiến cha mẹ, thầy cô, người đi trước và đặc biệt là những người đang làm công việc mình dự định theo đuổi để có trải nghiệm thực tế.

  • Chọn ngành học dựa trên sở thích và khả năng: Khả năng ở đây là giỏi những môn học để có điểm thi tốt trúng tuyển đầu vào và cả những năng lực chuyên môn sau quá trình học ĐH để làm việc. Chẳng hạn học ngành kiến trúc nhất thiết phải vẽ đẹp và có năng khiếu về mỹ thuật. Ngoài ra cần tính thêm các yếu tố như điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội với công việc đó trong tương lai.

Cuối cùng, các em cần nhớ rằng: Chọn ngành nghề là lựa chọn tương lai nên cần sự đầu tư nghiêm túc, không được làm theo cảm tính và thiếu suy nghĩ. Việc chọn ngành nghề không phù hợp sẽ không tạo động lực để có được sự tâm huyết và sáng tạo trong công việc.

Nguồn:
Internet

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close