Nhà có tang có nên đi dự lịch

Nhà có tang có nên đi dự lịch

Có phải mọi người vẫn thường nghe nếu nhà đang có tang thì không nên đi đám cưới hoặc đi chúc tết chúng ta cùng xem các trường hợp sau để thực hiện cho đúng văn hóa phong tục thuần mỹ ở Việt Nam nhé.

1. Nhà có tang có nên dự đám cưới, ngày tết

Thông thường khi nhà đại tang (tang bố, tang mẹ, vợ hoặc chồng) thì người trong gia đình sẽ kiêng không đi (hoặc theo một cách nào khác tránh tiếp xúc trực diện) chúc Tết, đến những nơi vui vẻ như hội hè, đám cưới, đầy tháng vì cho rằng trong gia đình có người chết thì cả nhà đều nhuốm màu lạnh lẽo. Người ta không thể mang cái lạnh lẽo, xúi quẩy đến những nơi vui vẻ.

Ví dụ như gia đình bạn có tang, bạn vẫn đi đám cưới nhưng tránh mặt cô dâu, chú rể thì kỳ thực đó không phải mê tín dị đoan hay điều gì đáng buồn. Đây là một phong tục lâu đời, rất nhân văn, với ý muốn tránh mang những điều không may mắn đến với gia chủ. Cho nên bạn không nên buồn phiền, đau khổ, người ta cũng không thể chê trách gì được bạn.

Như vậy sẽ tùy vào phong tục mỗi nhà mỗi nơi, thì tốt nhất tính từ lúc nhà có người mất đến trong thời gian 49 100 ngày nên hạn chế đi dự đám cưới, đầy tháng hoặc tết hoặc có thể đợi đến lúc xả tang là tốt nhất.

2. Nhà có tang đám cưới chạy

Theo quan niệm truyền thống, khi nhà đang có tang, điều kiêng kỵ nhất là tổ chức những cuộc vui, trong đó đám cưới là việc hỷ sự, nên đa số đều phải hoãn lại, chờ đến khi mãn tang mới được tiến hành. Vì nhiều người cho rằng, tổ chức cưới cùng năm có tang sẽ mang đến những điều không may mắn cho đôi uyên ương.

Theo phong tục cưới truyền thống Việt Nam, bố mẹ mất để tang 3 năm, ông bà mất để tang 1 năm, mục đích là giữ đạo hiếu với người đã mất và tránh để làng xóm chê cười.

Vì như vậy sẽ xuất hiện hình thức cưới chạy tang, khi trong gia đình đang có người bị bệnh, sắp qua đời hoặc qua đời nhưng chưa phát tang thì nhà trai sẽ đem lễ vật sang nhà gái hỏi cưới để tránh lỡ năm tốt, ngày tốt. Đám cưới lúc này sẽ chỉ tổ chức nhỏ, nội bộ trong hai gia đình với những người thân thiết nhất, nhưng cũng phải làm nhanh gọn.

Ngày nay, việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước. Cho nên nhiều gia đình thường để sau giỗ đầu cho người quá cố sẽ tổ chức cưới hỏi cho con.

Trong trường hợp gia đình cô dâu chú rể có tang là người họ hàng trong dòng tộc thì việc tổ chức cưới sẽ không quá khắt khe như khi gặp đám tang của người thân ruột thịt. Lưu ý quan trọng vẫn là những người có liên quan tới người mới mất sẽ không được góp mặt trong đám cưới như trường hợp 1 đã đưa ra ở trên.

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close