Mình dẫn lại nhận định của học giả Dryer về Noun Phrase Structure (2004, 1) [3].
Many languages are described as having noun phrases in which there must be a pronoun or a noun, plus optional modifiers. The standard view is that the noun is the head of the noun phrase, and in languages in which a noun is obligatory, this characterization makes sense.
So sánh với nhiều cấu trúc khác mà mình đã đọc trước đây, mình nhận xét nhanh:
1. Học giả này kể thiếu Determiner.
2. Head ở đây có thêm Pronoun trong khi các học giả khác chỉ nhắc tới Noun(1).
3. Optional Modifier không nói là ở vị trí nào và phía sau trung tâm liệu có hay không có thành phần Complement(2) (3)?
4. Vì học giả này xoáy vào trung tâm của danh ngữ nên nhấn mạnh chỗ languages in which a noun is obligatory. Bên dưới lại có đoạn nói rằng có một số ngôn ngữ không quy định như vậy, và do đó thành phần trung tâm đôi khi bị khuyết hoặc bị lược đi.
However, there are also many languages in which it is possible to have noun phrases in which there is no noun or pronoun, in which the only constituents of the noun phrase are words that otherwise occur as modifiers of nouns(4). (1)
Từ chỗ này thì học giả Dryer mới dần đi vào kết luận rằng there seems little reason to analyze examples like (16) as involving demonstrative pronouns rather than as demonstrative determiners in a noun phrase without a noun (3). Mình chưa đọc tiếp nên không dám khẳng định nhận định trên là đúng hay sai. Mình chỉ muốn trong phạm vi bài này mình sẽ so sánh nhanh vài quan điểm về Noun Phrase Structure.
Mình sẽ không dẫn mấy định nghĩa mà mình đã trích trong phần một của nghiên cứu. Thay vào đó, mình trích nguồn một nghiên cứu mới và hơi rộng so với những gì mình đã đọc qua. Xin xem qua cấu trúc được đề xuất bởi học giả Davidse (2018, 11) [2] dưới đây.
Determiner (+ Adjective) + Noun (+ Complementiser) + Clause
Trước tiên, mình có hai thắc mắc với cấu trúc này.
1. Thường thì chỗ Adjective kia phải là Modifier.
2. Mình mạnh dạn đoán Complementiser là chỉ that để nối với Clause(5).
Chỗ này thì mình sẽ đọc thêm sau. Nghiên cứu của học giả này khá ổn với hướng that Clause mình định phân tích trong phần hai. Xin trích lại ghi chú đi liền sau cấu trúc này:
, which refer to third-order entities defined by Lyons (1977:443) [] (11)
Mình xin dẫn nguồn nghiên cứu của học giả Lyons nhưng không đi vào sâu về Entity(6) vì quá dài. Nếu có thời gian mình sẽ quay lại nghiên cứu sâu hơn về hai học giả này.
Giờ mình phân tích một chút về Constituent Part của học giả Quirk(7) (1985, 1238-1239), gồm:
1. Head như những người khác.
2. Determinative và chia nhỏ làm Pre-Determiner, Central Determiner, và Post-Determiner.
3. Pre-Modification(8) gồm những thành phần ở phía trước trung tâm nhưng không phải Determinative, đặc biệt là Adjective và Noun.
4. Post-Modification(9) gồm những thành phần ở vị trí sau trung tâm.
Trong ba cấu trúc trên thì cấu trúc đề xuất bởi học giả Quirk là đầy đủ nhất, nhưng phần phía sau trung tâm thì chưa rõ ràng là gồm những thể loại gì. Còn hai cấu trúc còn lại tuy sơ sài hơn nhưng cũng có điểm hay như có đề cập đến đại từ ở vị trí trung tâm hoặc nói cụ thể hơn về trường hợp mệnh đề đi phía sau trung tâm.
(1) Phần đầu nghiên cứu của mình thiếu một nhận định quan trọng như thế này.
(2) Mình đề cập đến hai khái niệm này vì muốn thể hiện sự tương phản về vị trí. Modifier có thể đi trước, sau trung tâm còn Complement luôn ở vị trí sau trung tâm (*). Tạm thời mình chưa chứng minh được (*).
(3) Hoặc như học giả Quirk dùng thuật ngữ bao quát hơn là Post-Modification.
(4) Trong Study 8 mình đã nói qua rồi.
(5) Chắc ý học giả này là that-Clause.
(6) Học giả Lyons đề cập ba Entities (1977, 442-443):
1. First-Order Entities là physical objects.
2. Second-Order Entities là events, processes, states-of-affairs, etc., which are located in time and which, in English, are said to occur or take place, rather than to exist.
3. Third-Order Entities là propositions, which are outside space and time.
(7) Nếu đây là bản tiếng Anh mình sẽ viết là Quirk et al nhưng mà viết trong tiếng Việt như thế thì dài quá!
(8) (9) Hai thuật ngữ này xuất phát từ gốc động từ to modify. Mình chưa biết dịch sao cho dễ nghe.
(10) Đây là cách dịch của học giả Dân (2012). Tuy nhiên, mình chưa đồng ý vì có thể bị nhầm sang Complement, cũng hay được gọi tắt là bổ ngữ (tên đầy đủ là bổ ngữ bắt buộc nhằm phân biệt với bổ ngữ không bắt buộc).
(11) Đáng ra nên dịch là thành tố cấu thành hoặc bộ phận cấu thành.
References
Vietnamese
[1] Dân, N. Đ. (2012). Lý Thuyết Thanh Chắn X. Ngôn Ngữ, 7, pp. 3-16.
English
[2] Davidse, K. (2018). Chapter 2. Complex NPs with third-order entity clauses. In Leung, A. H. & Wurff, W. W. (Ed.). The Noun Phrase in English: Past and Present (pp. 11-46). Amsterdam: John Benjamins Publishing Company.
[3] Dryer, M. S. (2004). Noun Phrases without Nouns. Functions of Language, 11, pp. 43-76.
[4] Lyons, J. (1977). Semantics. Cambridge: Cambridge University Press.
[5] Quirk et al. (1985). A Comprehensive Grammar of the English Language. London: Pearson Longman.
determiner = hạn định từ
noun phrase structure = cấu trúc danh ngữ
noun phrase = danh ngữ
head = trung tâm
pronoun = đại từ
noun = danh từ
(optional) modifer = bổ ngữ (không bắt buộc)
complement = bổ ngữ bắt buộc
adjective = tính từ
complementiser = bổ ngữ(10)
clause = mệnh đề
that clause = mệnh đề that
entity = thực thể
constituent part = thành phần(11)
determinative = hạn định từ
pre-determinative = hạn định từ trước
central determinative = hạn định từ trung tâm
post-determinative = hạn định từ sau
Trong bài cuối này mình vẫn dựa theo cách phân chia nhóm của 2 tác giảNelson, G. và Greenbaum, S. (2009) trong cuốn An Introduction to English Grammar(trang 61-62).
Nhóm này đơn giản hơn 2 nhóm trước, chỉ gồm: Cardinal Numeral/ Từ Chỉ Số Lượng(one, two, three, v.v.) và Ordinal Numeral/ Số Thứ Tự(first, second, third, v.v.).
Nhóm từ chỉ số lượng gồm:
- Các từ chỉ số lượng như một, hai, ba trong các ví dụ: the three boys, the two girls.
- Bao gồm cả last, next trong các ví dụ: her last job.
Trong khi đó nhóm số thứ tự chỉ gồm số thứ tự và có thể đứng cạnh từ chỉ số lượng như trong her first two wins.
Ngoài ra, còn 2 đặc điểm sau đã được hai tác giả trên điểm mặt:
- Thành tố hậu hạn định còn gồm cả một số từ, cụm từ chỉ số lượng (quantifying expressions) như many, few, little, v.v.
- Thành tố hậu hạn định có thể đi lẻ, không cần thành tố hạn định (thật ra đa số là như thế này) như trong He has several children, I saw two boys, v.v.
Mình tổng hợp tạm vậy. Khi nào có tài liệu của các tác giả khác có lưu ý đáng chú ý mình sẽ bổ sung thêm.
Trong quá trình nghiên cứuvề Complement và Modifier, mình phải tìm hiểu qua một loạt khái niệm liên quan tới vấn đề sự bổ nghĩa (complementation/ modification), có gốc từ động từ bổ nghĩa (complete/ modify). Một trong số đó là Determiner. Trước sau gì các khái niệm trên cũng sẽ được giải quyếtdần dần trên kho bài của mình nên trong bài này mình sẽ cố gắng viết một cách ngắn gọn nhất có thể.
Mình tách riêng phần bài về bổ ngữ bắt buộc và bổ ngữ (không bắt buộc). Đừng bạn nào sợ là bị thiếu hay có nhầm lẫn gì chỗ này. Chỉ là để giới hạn phạm vi bài viết nếu cần bổ sung thêm thông tin.
Theo như cách thầy mình, TS. Đặng Ngọc Hướng, gọi tên thì thành tố hạn định được chia làm ba loại dựa theo vị trí của chúng: Pre-Determiner, Central Determiner, và Post-Determiner.
Hiểu một cách ngắn gọn thì thành tố hạn định là các từ đứng trước Noun hoặc Noun Phrase,ví dụ:the, my, this, some, twenty, each, any, v.v. Việc phân chia các thành tố hạn định mình sẽ có một bài riêng, chi tiết hơn. Ở đây, chúng ta hiểu một cách ngắn gọn là các thành tố hạn định sẽ đứng trước danh từ. Một số tác giả (Nelson, G. và Gereenbaum, S.) [1] đưa ra định nghĩa về thành tố hạn định như là một thuật ngữ tổng hợp bao gồm Article, Pronoun, Genitive Noun Phrase, và Numeral (2016, 59-60).
Đầu tiên, hai tác giả trên đề cập một loạt ví dụ với trường hợp của book (số ít) và books (số nhiều) với các ví dụ sau:
- the book, a book, my book, this book, v.v.
- all books, several books, no books, v.v.
Tiếp, trong ví dụ all the books và her next books hai tác giả này cũng khẳng định rằng các thành tố tiềnhạn định có thể được xếp cạnh nhau.
Về cách phân loại, xét theo vị trí, hai tác giả trên đưa ra một bảng xếp hạng như dưới đây.
Pre-DeterminerCentral-DeterminerPost-DeterminerNounallchildrenallthechildrenallourmanychildrenbothhisparentsdoubletheirsalariestwiceAmyslastsalaryhernextmoviehiseverywishtwo otherpeoplethoselast fewchaptersThree Classes of Determiners (Nelson, G. and Greenbaum, S.) (2016, 60)
Mình xin dừng tại đây để kết thúc phần giới thiệu. Phần kế sẽ là về Pre-Determiner.
[1] Nelson, G. and Greenbaum, S. (2016). An Introduction to English Grammar (4th Edition). London: Pearson.
complement = bổ ngữ bắt buộc
determiner = thành tố hạn định/ hạn định từ/ chỉ định từ
pre-determiner = thành tố tiền hạn định
central determiner = thành tố hạn định trung tâm
post-determiner = thành tố hậu hạn định
noun = danh từ
noun phrase = danh ngữ
article = mạo từ/ quán từ
pronoun = đại từ
genitive noun phrase = danh ngữ sở hữu (dịch tạm như vậy)
numeral = số từ