oàn bộ tam hợp gồm có bốn cục diện: (1) Tam Hợp Thủy Cục Thân-Tí-Thìn; (2) Tam Hợp Hỏa Cục Dần-Ngọ-Tuất; (3) Tam Hợp Mộc Cục Hợi-Mão-Mùi; và (4) Tam Hợp Kim Cục Tỵ-Dậu-Sửu. Những nhà lý số đều giải thích, vận dụng lý qui luật sinh khắc của lý thuyết ngũ hành phổ cập, rằng Thân-Tí-Thìn tam hợp vì Thân Kim sinh Tí Thủy và mộ ở Thìn Thổ. Tương tự, Dần-Ngọ-Tuất tam hợp vì Dần Mộc sinh Ngọ Hỏa và mộ ở Tuất Thổ, và Hợi-Mão-Mùi tam hợp vì Hợi Thủy sinh Mão Mộc và mộ ở Mùi Thổ. Cả ba trường hợp này đều ăn khớp với qui luật Sinh của lý thuyết ngũ hành phổ cập. Nhưng đến trường hợp Tỵ-Dậu-Sửu thì không ai dám nói Tỵ Hỏa sinh Dậu Kim và mộ ở Sửu Thổ vì nó không còn ăn khớp với qui luật Sinh của lý thuyết ngũ hành phổ cập mà họ đã tin sâu và nương náu quá lâu trong đó.
Nghi vấn được đặt ra ở đây là: nguyên do không ăn khớp là vì có sự khiếm khuyết trong cấu trúc tam hợp cục hay là vì lý thuyết ngũ hành dùng để giải thích cấu trúc tam hợp cục hoàn toàn không giống với lý thuyết ngũ hành cấu tạo tam hợp cục? Trước khi trả lời chúng ta hãy thử nhìn vào đồ hình H14 bên dưới.
H14: Cấu Trúc Tam Hợp Cục
Đồ hình H14 mô tả cấu trúc của tam hợp cục được tái tạo trực tiếp từ địa bàn 12 cung của Tử Vi. Đem đồ hình mô tả cấu trúc tam hợp cục này [H14] đặt cạnh Việt Dịch Đồ [H10] và Bát Quái Đồ Thập Nhị Cung [H11] chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự liên hệ của chúng. Hành Thổ ở trung tâm của Hà Đồ được đem phân phối ra 4 cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi trên địa bàn 12 cung [vòng ngoài của Việt Dịch Đồ H10] trong tiến trình từ tròn nắn thành vuông. Tác giả đảo ngược lại bằng cách đem 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi hành Thổ trở về trung tâm rồi nắn địa bàn từ hình vuông trở lại hình tròn. Sau đó là cho ẩn những cung không cần thiết để có được đồ hình H14.
Từ trong đồ hình H14 chúng ta thấy:
- Tam Hợp Thủy Cục khởi từ Thân Kim tiến tới Tí Thủy rồi đi vào Thìn Thổ hay là Thân Kim -> Tí Thủy -> Thìn Thổ.
- Tam Hợp Mộc Cục khởi từ Hợi Thủy tiến tới Mão Mộc rồi đi vào Mùi Thổ hay là Hợi Thủy -> Mão Mộc -> Mùi Thổ.
- Tam Hợp Hỏa Cục khởi từ Dần Mộc tiến tới Ngọ Hỏa rồi đi vào Tuất Thổ hay là Dần Mộc -> Ngọ Hỏa -> Tuất Thổ.
- Tam Hợp Kim Cục khởi từ Tỵ Hỏa tiến tới Dậu Kim rồi đi vào Sửu Thổ; hay là Tỵ Hỏa -> Dậu Kim -> Sửu Thổ.
Và cũng từ trong đồ hình trên, không khó cho chúng ta nhận ra sự chặt chẽ và trọn vẹn trong cấu trúc của tam hợp cục. Mà đã là như vậy thì chúng ta khó có thể kết luận là cấu trúc tam hợp cục có sự bất toàn [tức là không có chuyện 1 cam 3 quít trộn chung].
Nếu không thể tìm thấy khiếm khuyết trong cấu trúc của tam hợp cục thì ngón tay chẳng phải là sẽ trỏ về hướng do khác biệt giữa lý thuyết ngũ hành phổ cập được vận dụng để giải thích cấu trúc của tam hợp cục với lý thuyết ngũ hành được vận dụng để làm nền móng cấu tạo tam hợp cục đó hay sao?
Và khi đem so sánh cấu trúc ngũ hành của lý thuyết ngũ hành nguyên thủy với cấu trúc tam hợp cục, như cho thấy trong đồ hình H15, chúng ta sẽ nhận ra ngay là nó trùng khớp đến mức độ không có gì để bàn cải thêm.
H15: So sánh Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy Với Cấu Trúc Tam Hợp Cục
Như vậy thì, cũng giống như trường hợp Lục Thập Hoa Giáp, cấu trúc của tam hợp cục không phải là đã được tạo tác trên nền móng của lý thuyết ngũ hành nguyên thủy trong Việt Dịch đó hay sao? Cấu trúc ngũ hành phương Mộc vượng mà Hỏa đã sinh; phương Hỏa Vượng mà Kim đã sinh, phương Kim vượng mà Thuỷ đã sinh, phương Thuỷ vượng mà Mộc đã sinh và thiên địa tuần hoàn sinh sinh không ngừng viết trong Tinh Lịch Khảo Nguyên khi nói về tam hợp cục của vòng Trường Sinh không phải là hoàn toàn trùng khớp với cấu trúc thể hiện trong hình H15 đó hay sao? Và, dựa trên cơ sở đó, không phải nó đã quá rõ ràng là cấu trúc của tam hợp cục hoàn toàn không xuất phát từ ngũ hành phổ cập đó hay sao?
Bây giờ chúng ta hãy thử quan sát dưới một góc độ khác, nhìn vào bảng phân tích cấu trúc tam hợp cục [H16] bên dưới.
H16: Bảng Phân Tích Cấu Trúc Tam Hợp Cục
Trong bảng phân tích H16 chúng ta thấy hành Thổ từ trung ương [như trong hình H14 & H15] được phân tán ra bốn chi Thìn Tuất Sửu Mùi trong tổng số 12 địa chi chiếm đóng 12 cung, giống như trên một lá số Tử Vi và giống như Bát Quái Đồ Thập Nhị Cung [H11]. Đem hình H11 đặt cạnh bảng phân tích H16 chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự liên hệ của chúng. Và đồng thời chúng ta cũng nhận ra là: (a) từ một hành này chuyển sang một hành khác tất cả đều phải qua trung gian của hành Thổ; ( tất cả đều chuyển dịch theo một thứ tự nhất định; © tất cả đều chuyển dịch theo một trường độ [khoảng cách] nhất định.Việt Dịch đã nói Chức năng của hành Thổ là xác định điểm trung tâm của 4 hướng và độ số 5 & 10. Theo đó, hành Thổ làm trung gian cho 4 hành kia và dung nạp được cả 4 hành kia. Như vậy, câu nói này của Việt Dịch không phải là được thể hiện trọn vẹn trong cấu trúc của tam hợp cục đó hay sao? Thông tin trong bảng phân tích H16 chẳng phải là thể hiện sự ứng dụng của qui luật phối hợp Địa Chi với Ngũ Hành, Âm Dương và Độ Số [hình H13] đã được Việt Dịch nói đến đó hay sao? Chẳng phải là cấu trúc 12 cung cơ bản của tử vi hoàn toàn trùng khớp với cấu trúc 12 cung của Việt Dịch [hình H11] đó hay sao? Chẳng phải là cấu trúc của tam hợp cục [hình H14 và bảng phân tích [H16] có một sự khế hợp khít khao với cấu trúc 12 cung và thông tin chứa trong 12 cung đó [hình H11], khế hợp khít khao với qui luật phối hợp các yếu tố [hình H13], cũng như khế hợp khít khao với Việt Dịch Đồ [hình H9, H10] đó hay sao?
Không khó cho chúng ta nhận ra sự chặt chẽ và trọn vẹn trong cấu trúc của tam hợp cục. Cũng không khó để chúng ta nhận ra là tam hợp cục được cấu tạo trên nền móng lý thuyết rất vững vàng [có ý nói tới Việt Dịch]. Và, quan trọng hơn hết, càng không khó để chúng ta nhận ra một sự thật khó chối cải là lý thuyết ngũ hành phổ cập đã thất bại một cách thảm hại trong việc giải thích Tam Hợp Cục. Thất bại thảm hại là bởi vì lý thuyết ngũ hành phổ cập không phải là nền móng để từ đó tam hợp cục cấu thành. Cũng giống như trường hợp của bảng Lục Thập Hoa Giáp, lý thuyết ngũ hành trong Việt Dịch, hay gọi là ngũ hành nguyên thủy, mới đích thực là chỗ xuất phát của tam hợp cục. Nói một cách khác, ngũ hành phổ cập là một lý thuyết đã bị sai lệch hoàn toàn. Đúng như học giả NVTA đã nhận xét, Đây cũng là một bằng chứng nữa chứng tỏ sự thất truyền và sai lệch của một hệ thống lý thuyết căn bản.
Kết luận, qua lăng kính của Việt Dịch, bí ẩn của tam hợp cục không còn là điều bí ẩn. Những bất cập trong cấu trúc tam hợp cục được học giả NVTA và những nhà nghiên cứu lý học nói tới thực ra không phải là bất cập trên chính bản thân của cấu trúc tam hợp cục mà là bằng chứng tố cáo chính sự bất lực của lý thuyết ngũ hành phổ cập, một lý thuyết sai lệch, trong cố gắng giải thích về cấu trúc tam hợp cục.
(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)
Để được liên hệ tư vấn và đặt lịch xem tại Tử Vi Cổ Học, các bạn có thể liên hệ TẠI ĐÂY.