Vi hiếu khí là gì

Vi hiếu khí là gì

Hiếu khí là gì? Đây là loại vi sinh vật cần oxi để sống tuy nhiên lượng oxi cần cho sự sống của chúng ít hơn so với oxi trong khí quyển. Để giúp khách hàng của Nihophawa hiểu rõ thêm về loại vi sinh vật hiếu khí, đội ngũ kỹ thuật viên sẽ gửi tới quý khách bài viết này.

Lượng phần trăm oxi để giúp loại vi sinh vật này có thể sinh trưởng và phát triển là khoảng 2 -10%. Nếu vượt quá ngưỡng này vi sinh vật có thể không tồn tại được.

Mục lục

  • 1 Hiếu khí là gì?
    • 1.1 Hô hấp hiếu khí là gì?
    • 1.2 Thước đo trong quá trình hiếu khí
  • 2 Các loại vi khuẩn hiếu khí
  • 3 Ưu nhược điểm của quá trình hiếu khí là gì

Hiếu khí là gì?

Cũng giống với bất cứ sinh vật tồn tại nào trên Trái đất, sinh vật hiếu khí cũng cần có điều kiện sinh trưởng và phát triển riêng của mình. Chúng cần thức ăn và môi trường sống phù hợp để có thể phát triển toàn diện. Trong quá trình xử lý nước thải y tế của Nihophawa, sinh vật hiếu khí là thành phần vô cùng quan trọng, chúng tấn công và sử dụng các hợp chất hữu cơ có trong nước thải để sinh sống.

Ưu điểm của hiếu khíƯu điểm của hiếu khíƯu điểm của hiếu khí

Hô hấp hiếu khí là gì?

Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ, mà chất nhận electron cuối là oxi phân tử 02. Sản phẩm cuối cùng alf đường. Hiếu khí là được xem là một quá trình sinh học tự nhiên trong đó, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Chúng phân hủy các chất thải trong nước và góp phần không nhỏ vào hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy, bệnh viện.

Việc sục khí trong quá trình xử lý nước thải, chúng ta đã cung cấp oxi đầy đủ giúp vi khuẩn hiếu khí hoạt động mạnh hơn. Phần lớn hiện nay trên toàn thế giới, phương pháp xử lý nước thải phổ biến nhất được sử dụng đều có sự góp mặt của hiếu khí.

Thước đo trong quá trình hiếu khí

Trong nước thải có hàm lượng chất hữu cơ, các chất ô nhiễm hòa tan lớn. Vì vậy, người ta sử dụng một số các chỉ số để đo được nhu cầu sinh học và oxy hóa

  • BOD hay nhu cầu oxy sinh học: Thước đo số lượng các chất hữu cơ ô nhiễm hòa tan được loại bỏ trong quá trình oxy hóa của vi khuẩn.
  • COD hay nhu cầu oxy hóa học: Số lượng các chất ô nhiễm hữu cơ hòa tan hơn có thể loại bỏ bằng việc thêm axit.

Các loại vi khuẩn hiếu khí

Theo Wikipedia, vi khuẩn hiếu khí có 4 loại được phân chia theo mục đích thực tế

  • Sinh vật hiếu khí bắt buộc: Đây là loại vi sinh vật cần oxi để phát triển. Những sinh vật sử dụng oxi để oxy hóa chất nền và tạo ra năng lượng.
  • Sinh vật yếm khí tùy ý: Không cần có oxy để phát triển, tuy nhiên nếu xuất hiện oxy, chúng vẫn có thể sử dụng.
  • Sinh vật hiếu khí chuộng ít cần cung cấp oxy cho sản xuất năng lượng nhưng tổn hại ở nồng độ khí quyển oxy
  • Sinh vật yếm khí không bắt buộc: Không thể sử dụng oxy để tăng trưởng nhưng chịu được sự hiện diện của oxy.
Quy trình xử lý hiếu khíQuy trình xử lý hiếu khíQuy trình xử lý hiếu khí

Các vi sinh vật xử lý hiếu khí:

  • Pseusomonas: thủy phân hidratcacbon, protein, các chất hữu cơ và khử nitrat.
  • Arthrobacter: phân hủy hidratcacbon.
  • Bacillus: phân hủy hidratcacbon, protein.
  • Cytophaga: phân hủy polime.
  • Zoogle: tạo màng nhầy, chất keo tụ.
  • Nitrosomonas: nitrit hóa.
  • Nitrobacter: nitrat hóa.
  • Nitrococus Denitrificans: khử nitrat.
  • Desulfovibrio: khử sunfat, khử nitrat.

Ưu nhược điểm của quá trình hiếu khí là gì

Theo một số các nghiên cứu đánh giá, chất lượng nước thải đầu ra trong quá trình hiếu khí tốt hơn rất nhiều so với kỵ khí. Phân hủy hiếu khí cũng phát sinh lượng năng lượng đáng kể được sử dụng để tổng hợp vi sinh vật mới.

Các vi sinh vật chỉ tồn tại được trong điều kiện hiếu khí được gọi là vi sinh vật hiếu khí.

  • Quá trình xử lý hiếu khí không gây ra mùi hôi, chất lượng BOD đầu ra ổn định và đạt tiêu chuẩn
  • Bùn vi sinh sau khi thu về có thể tái sử dụng làm phân bón.
  • Chi phí đầu tư thực hiện không cao,
  • Thời gian xử lý thấp.
Ưu điểm khi sử dụng hiếu khí trong xử lý nước thảiƯu điểm khi sử dụng hiếu khí trong xử lý nước thảiƯu điểm khi sử dụng hiếu khí trong xử lý nước thải

Nhược điểm

  • Vận hành hệ thống phải liên tục, 24/7 và chủ yếu là hệ thống sục khí.
  • Ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ, dinh dưỡng cho vi sinh vật.
  • Bùn sau khi xử lý khó lắng tại bể sinh học.

Hi vọng bài viết này đã giúp khách hàng hiểu thêm về hệ thống xử lý nước thải công nghệ AAO của Nihophawa. Bể hiếu khí và công nghệ hiếu khí là một trong nhiều thành phần không thể thiếu được. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ để đội ngũ tư vấn của chúng tôi.

Mọi nhu cầu lắp đặt và thi công hệ thống xử lý nước thải y tế. Quý khách có thể liên hệ hotline của công ty Hồng Phát.

5/5 (1 Review)
Xem thêm:
  • Chất thải nguy hại là gì? Cách phân loại và xử lý chất thải nguy hại
  • Áp suất hơi bão hòa là gì? Bảng nước và hơi nước bão hòa?
  • TIP 10 mẹo bảo quản nồi hấp dụng cụ y tế ít người biết

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close