Xét nghiệm trước sinh ở tuần bao nhiêu

Xét nghiệm trước sinh ở tuần bao nhiêu

Trước đây, nhiều trường hợp dị tật bẩm sinh chỉ có thể phát hiện khi đứa trẻ được sinh ra, gây ra nhiều nỗi đau, mất mát cho gia đình, xã hội. Thì ngày nay, với nền y học phát triển, chúng ta đã có thể phát hiện các dị tật ở thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ qua các xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Vậy sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu cho kết quả chính xác nhất?

1. Mẹ bầu nên sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu?

Sàng lọc trước sinh là các xét nghiệm dành cho các bà bầu để biết được thai nhi có mắc những dị tật bất thường của nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards, Patau, hay không. Khám sàng lọc trước sinh gồm có 2 giai đoạn là sàng lọc và chẩn đoán.

Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khi mẹ bầu đang mang thai, tuy nhiên phần lớn là trong 3 tháng đầu tiên và 3 tháng giữa thai kỳ. Xét nghiệm giúp phát hiện dị tật bẩm sinh cho thai nhi đồng thời cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi. Vậy nên đây có thể coi là một việc làm thiết thực giúp các bà bầu phát hiện được những bệnh lý, sinh bé yêu ra đời được khỏe mạnh bình thường.

Sàng lọc trước sinh là biện pháp phát hiện sớm nhằm tránh trường hợp thai nhi sinh ra mắc dị tật bẩm sinh

Sàng lọc trước sinh là biện pháp phát hiện sớm nhằm tránh trường hợp thai nhi sinh ra mắc dị tật bẩm sinh

Trả lời cho thắc mắc sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu, các chuyên gia đầu ngành đã đưa ra khuyến cáo về các xét nghiệm tương ứng với các giai đoạn tuổi thai như sau:

3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Các bác sĩ tiến hành siêu âm hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down. Qua kết quả của các xét nghiệm giúp bác sĩ phát hiện vấn đề khác như thai không có hộp sọ,

Xét nghiệm máu của mẹ để xác định mẹ có mắc các căn bệnh lây nhiễm như: rubella, HIV,... đồng thời tìm ra thai nhi có những bất thường về gen hay không. Nếu kết quả bất thường, mẹ bầu sẽ được làm các xét nghiệm khác để xác định chính xác tình trạng gen cũng như các vấn đề khác.

3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa thai kỳ, bé yêu trong bụng mẹ đã lớn dần lên, khi siêu âm sẽ thấy rõ từng bộ phận trên cơ thể thai nhi. Sàng lọc và chẩn đoán thời gian này có thể phát hiện bất thường về hệ thần kinh của bé yêu các dấu hiệu bất thường ở hệ tim mạch; những bất thường ở hệ tiêu và ở hệ sinh dục cũng như ở xương.

Xét nghiệm máu sẽ xem xét được các bệnh tật mới lây nhiễm, các bất thường ở nhiễm sắc thể. Nếu xét nghiệm thấy có vấn đề, các bác sĩ sẽ thực hiện chọc ối hoặc các xét nghiệm khác để xác định tình trạng chính xác thai nhi.

Mẹ bầu cần thực hiện nhiều buổi xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong suốt quá trình mang thai

Mẹ bầu cần thực hiện nhiều buổi xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong suốt quá trình mang thai

Siêu âm, xét nghiệm chẩn đoán dị tật ở thai nhi nên được thực hiện sớm

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là một tập hợp của rất nhiều loại xét nghiệm và thủ tục liên quan đến sức khỏe của "hai mẹ con". Vì thế, các xét nghiệm thường được tiến hành vào nhiều tuần thai khác nhau, nhiều giai đoạn khác nhau và không cố định trong một tuần thai nào. Sau đây là một số phác đồ khám mà bác sĩ khuyên mẹ bầu nên làm theo:

  • Tuần thứ 11 đến 13: Nên đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể có thể gây bệnh (như bệnh down,). Đây là thời điểm duy nhất có thể chẩn đoán chính xác độ mờ da gáy.

  • Tuần thứ 21 đến tuần thứ 24: Lúc này siêu âm sẽ giúp phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi (như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở cơ quan,...). Tuy nhiên, siêu âm chỉ giúp phát hiện các bất thường nhìn thấy được chứ không có khả năng chẩn đoán rối loạn về chức năng của các bộ phận.

  • Từ tuần thứ 30 - 32: Siêu âm, xét nghiệm sẽ giúp phát hiện một số vấn đề bất thường ở một vùng cấu trúc của não, động mạch, tim, xương. Thai nhi lúc này đã lớn, chỉ còn cách sinh bé ra chứ không thể bỏ hay chữa trị.Tuy nhiên nắm được vấn đề của thai nhi sẽ giúp mẹ chọn nơi sinh phù hợp và đặt ra kế hoạch chăm sóc, chữa trị cho bé tốt hơn sau khi được sinh ra.

3. Những đối tượng nào cần làm sàng lọc trước sinh?

Hiện nay, nguy cơ bé sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh khá cao nên mẹ bầu nào cũng cần được thực hiện làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Trong đó, các đối tượng dưới đây cần đặc biệt chú ý, không nên bỏ qua bất cứ một xét nghiệm nào:

  • Người mẹ mang thai khi đã 35 tuổi trở lên.

  • Gia đình có tiền sử mắc các căn bệnh di truyền.

  • Mẹ bầu bị nhiễm virus, mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai.

  • Mẹ bầu đã từng bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non,..

  • Mẹ bầu có kết quả sàng lọc Double test và Triple test có nguy cơ cao,

Không xét nghiệm sàng lọc trước sinh là nguyên nhân sinh con ra bị mắc dị tật bẩm sinh

Không xét nghiệm sàng lọc trước sinh là nguyên nhân sinh con ra bị mắc dị tật bẩm sinh

4. Những lưu ý khi sàng lọc trước sinh mẹ bầu nên biết

  • Chuẩn bị sẵn tâm lý thoải mái, có đủ kiến thức trước khi thực hiện những sàng lọc trước sinh.

  • Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì các mẹ đừng vội lo lắng mà cần cẩn thận trọng chăm sóc sức khỏe, xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để có những biện pháp chăm sóc bản thân và thai nhi phù hợp nhất.

  • Lựa chọn những địa chỉ thực hiện xét nghiệm uy tín, có trình độ chuyên môn cao.

  • Không vội vàng chọc ối khi có kết quả Double test, Triple test nguy cơ cao mà cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

  • Các mẹ bầu nên tìm hiểu đầy đủ thông tin trước khi quyết định thực hiện xét nghiệm vì mỗi nơi sẽ có quy trình khác nhau.

Hy vọng với những chia sẻ xoay quanh chủ đề sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức hữu ích về sàng lọc trước sinh. Là mẹ, ai ai cũng mong muốn những điều tốt nhât sẽ đến với con yêu của mình. Chính vì vậy, mẹ các bầu nên nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh đúng thời điểm khuyến cáo để có thể kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của trẻ, từ đó có được hướng can thiệp kịp thời.

Nếu muốn tư vấn và sử dụng các dịch xét nghiệm sàng lọc của MEDLATEC, độc giả xin vui lòng liên hệ tới hotline 1900565656 để được tư vấn, hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close