Số vòng quay, hay tần số vòng, ký hiệu n, là một đại lượng vật lý chỉ số vòng quay tròn của một vật trong một khoảng thời gian, có đơn vị vòng/thời gian hay 1/thời gian;
ví dụ: 50 vòng/giây (s1) hay 3000 vòng/phút (min1).
Nghịch đảo của số vòng quay là chu kì T:
Số vòng quay trên phút được kí hiệu là CFM (Cubic Feet per Minute/Feet khối trên một phút). CFM là một trong những đơn vị đo lưu lượng gió trong vòng 1 phút có đơn vị tính là feet khối. Trong quạt điện, quạt công nghiệp, chỉ số đơn vị CFM càng lớn thì thì gió mang lại càng nhiều. Vì vậy đơn vị này có tác dụng chính là để kiểm tra xem lượng gió phát ra từ quạt là nhiều hay ít.
Một ví dụ dễ hiểu: Quạt đứng công nghiệp có lưu lượng 4000 CFM tức là chỉ lưu lượng gió của quạt 4000 CFM. Quạt có khả năng đẩy 4000 feet khối (Ft3 ) không khí trong mỗi phút.
Cách quy đổi đơn vị CFMSửa đổi
Đơn vị CFM chuyển đổi sang m3/h với những tỷ lệ:
CFM x 1,69901082 = m3/h
hay CFM = 1/1,69901082 m3/h = 0,5885777702 m3/h
Về vĩ mô, chúng ta có thể xem ví dụ bên dưới:Sửa đổi
Ví dụSửa đổi
- Trái Đất quay 1 vòng trong 1 ngày ntd = 1/1 ngày = 0,04166/giờ = 0,000694/phút
- Đĩa cứng máy tính: 3600, 4500, 5400, 7200, 10.000, 15.000 min1
- Động cơ đồng bộ tại tần số 50Hz: 3000 min1
Trong kỹ thuật điện, số vòng quay thường được tính bằng đơn vị vòng/phút (rpm = revolutions per minute). Do đó công thức liên hệ giữa tốc độ quay của từ trường với tần số của dòng điện là:
n = 60.2.f/p- f là tần số (Hz)
- p là số cực (Pole)