Đau ngón chân cái khi mang giày

Đau ngón chân cái khi mang giày

Hẳn là nhiều người gặp phải tình trạng đi giày bị đau ngón chân cái. Khiến người bị cảm thấy khó chịu, bực bội không muốn đi những đôi giày ưu thích của mình. Vậy thì nguyên nhân cũng như cách giảm tình trạng đigiày bị đau ngón chân cái ra sao. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

Nguyên nhânđi giày bị đau ngón chân cái

Giày mới da cứng cọ vào chân

Phần gót giày cọ vào chân gây đau đớn, trầy xước, thậm chí chảy máu là điều thường xuyên xảy ra với mọi người khi đi giày mới. Điều này càng dễ gặp nếu đó là giày có chất liệu, phom cứng cáp. Nếu đi giày đúng size, chân bạn vừa khít nên sẽ càng đau đớn hơn. Đó là lý do khi đi giày mới trong những ngày đầu, nhiều người hay đi tất cao đến cổ chân hoặc dán băng gạc cho đến khi giày mềm ra, đi không còn bị đau nữa.

Kiểu dáng giày không phù hợp bàn chân

Mỗi người có một đặc điểm bàn chân khác nhau, tùy theo đó mà sẽ có cách chọn giày với phần mũi phù hợp, đảm bảo để các ngón chân không bị dồn ép gây đau đớn. Ví dụ nếu bạn có bàn chân kiểu Tapered với các ngón xuôi dần đều, có thể chọn giày với phần mũi tròn, hạn chế đi giày mũi vuông. Bàn chân với các ngón giữa dài nhất thích hợp để đi giày mũi nhọn. Bàn chân với độ dài các ngón tương đương nhau nên chọn giày mũi vuông.

Hiểu rõ được bàn chân của mình để chọn giày, bạn sẽ không lo đi vào bị kích hay đau đớn nữa.

Xem thêm:cách đánh bóng chuyền không bị đau tay

Phần đế không chắc chắn

Đế giày đóng vai trò rất quan trọng tạo nên sự thoải mái cho một đôi giày. Kể cả khi đi giày bệt, đế không có độ êm và ma sát tốt thì vẫn có thể khiến bàn chân nhức mỏi khi đi. Với giày cao gót, không nên chọn những đôi có đế không bằng phẳng, gót quá nhọn và cao tạo độ dốc lớn, rất khó để đi lại vững vàng.

Đi giày sai cách

Giày cao gót không phải là kiểu giày dễ chiều mà ai xỏ chân vào cũng có thể bước đi uyển chuyển. Bạn cần đi những bước nhỏ, đi bằng phần gót sau đó mới hạ mũi chân xuống để giữ thăng bằng tốt hơn, tránh đau mỏi chân khi đi lâu, hạn chế dồn lực lên mũi chân khiến các ngón chân phải bám chặt vào giày rất đau đớn.

Size không chuẩn

Dù cùng là size 35 nhưng mỗi hãng lại có sự xê dịch nhỏ trong độ dài của giày, vì thế có khi bạn đi 35 vừa khít nhưng cũng có lúc rộng thênh ngang size 36. Một số hãng lại không có size chuẩn mà chỉ có size nửa như 35,5 hay 37,5. Ngoài việc đo chính xác kích cỡ của đôi chân để có thể chọn size giày phù hợp, bạn nên hạn chế mua giày cao gót online vì sẽ khó vừa khít. Nên thử kỹ càng trước khi rút ví để biết đôi giày có gây đau đớn hay không.

Cách khắc phụcđi giày bị đau ngón chân cái

Đau ở ngón chân cái là tình trạng khá hay gặp. Nguyên nhân là vì bàn chân thường xuyên tiếp xúc với stress từ bên ngoài và phải làm việc quá sức. Chân thường hay gặp khi tham gia các hoạt động thể thao; tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Chấn thương ở bàn chân và hậu quả đau ngón chân cái có thể xảy ra chỉ đơn giản là do đi bộ hoặc chạy.

Chườm đá lạnh: Trị liệu bằng đá là một cách tốt để giảm đau và sưng tấy ở ngón chân cái gây ra do một số chấn thương hoặc bệnh ngoài da. Nhiệt độ lạnh giúp giảm sưng và đau bằng cách tạm thời làm tê dây thần kinh. Đây là liệu pháp cấp cứu giảm đau nhanh chóng.

Ngâm nước nóng: Ngâm chân với nước nóng và muối ăn hoặc muối Epsom là một biện pháp khắc phục đơn giản nhưng hiệu quả để đối phó với cơn đau ở ngón chân. Trong khi nhiệt độ cao giúp giảm đau bằng cách tăng lưu lượng máu đến nơi bị thương, muối sẽ khử trùng và chăm sóc cho bất kỳ loại nhiễm trùng nào.

Nghỉ ngơi và nâng chân lên cao: Khi bị đau ngón chân, nghỉ ngơi và nâng bàn chân của bạn có thể giúp giảm rất nhiều đau đớn và sưng tấy. Nghỉ ngơi là đặc biệt hữu ích nếu bạn có một ngón chân đau do chấn thương hoặc vận động quá mức. Ngoài ra, bạn phải tránh tất cả các bài tập thể dục nặng và thậm chí không chạy bộ hoặc đi bộ cho đến khi chân hết đau.

Massage cũng giúp làm giảm đau và khó chịu ở ngón chân cái. Xoa bóp ngón chân bị đau nhức nhẹ nhàng có thể tạo ra điều kỳ diệu. Massage giúp giảm đau bằng cách cải thiện tuần hoàn và giảm viêm. Ngoài việc giảm đau, nó còn giúp giảm được độ cứng và cải thiện phạm vi chuyển động của ngón chân bị thương.

Củ nghệ chứa một thành phần hoạt chất được gọi là curcumin có tính chống viêm và chống oxy hóa cao. Trong thực tế, nghệ có thể có lợi trong việc đối phó với cơn đau ở ngón chân cái do gout.

Giấm táo: Nếu bạn có một ngón chân bị đau vì một số loại nhiễm trùng hoặc do móng chân mọc lên, hãy thử sử dụng giấm táo. Giấm táo có tính sát trùng và chống viêm sẽ giúp làm giảm các triệu chứng. Thêm vào đó, bản chất axit nhẹ giúp chống lại và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Có thể bạn quan tâm:rượu tỏi chữa thoái hóa cột sống

Bột ớt là một nguồn capsaicin phong phú, capsaicin được biết đến có tính giảm đau tự nhiên. Vì vậy, cho dù bạn có một ngón chân bị đau do một số thương tích hoặc một căn bệnh như bệnh gout, thì bột ớt cũng rất hiệu quả trong việc giảm đau đớn và chống viêm.

Chọn giày dép phù hợp: Cuối cùng nhưng quan trọng không kém, bạn hãy luôn mang giày dép thoải mái phù hợp với đôi chân của bạn. Tránh đi giày cao gót và giày quá chặt có thể gây đau chân. Nếu bạn có một công việc đòi hỏi nhiều đi bộ hoặc đứng nhiều, hãy lựa chọn những đôi giày đế bằng thay vì đi giày cao gót hoặc giày dép thời trang.

このエントリーをはてなブックマークに追加

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close