Môi trường đất được sử dụng hợp lý và chú ý bảo vệ chính là tiền đề tiến tới phát triển nông nghiệp bền vững. Tại nước ta, đất chua được xem là loại đất phổ biến nhất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mùa vụ của bà con ta. Cùng tìm hiểu những tác hại của đất chua cũng như cách xử lý đất chua hiệu quả được ưu tiên sử dụng hàng đầu. Mặt khác bài viết này cũng sẽ hướng dẫn bà con nên tận dụng trồng những loại cây trồng nào để phù hợp với loại đất đặc biệt này!
Thế nào là đất chua?
Đất chua là gì:
- Độ chua của đất bằng thang điểm từ 1-14. Những loại đất nào được đo dưới 7 có nghĩa là có tính axit trong đất.
- Đất chua là những loại đất có độ pH khoảng 3-6,5. Với đất chua thường có chứa các chất như kali, Magie, canxi khó hòa tan trong đất và bị giữ lại từ đó làm cho cây trồng sinh trưởng kém.
Nguyên nhân gây ra đất chua?
Có 3 nguyên nhân chính làm cho đất chua đó là:
- Thường thì theo thời gian các chất hữu cơ và các khoáng chất phân hủy trong đất có tính axit lâu ngày làm cho đất có tính axit. Đặc biệt dễ thấy nhất là ở những khu rừng thông và các đầm lầy có than bùn.
- Do trong quá trình canh tác bà con nông dân tưới quá nhiều nước hoặc do sự rửa trôi khi trời mưa. Ví dụ điển hình nhất là khi trời mưa hoặc tưới quá nhiều nước thì làm cho các chất dinh dưỡng quan trong như: kali, canxi, magie trong đất bị rửa trôi đi ra khỏi đất. Mà đặt biệt là các chất này có khả năng giảm độ chua của đất, nếu các chất này bị rửa trôi thì sẽ không ngăn được đất bị chua, từ đó nồng độ pH trong đất giảm và làm đất ngày càng chua.
- Khi chúng ta sử dụng các loại phân bón tổng hợp có nồng độ nitơ cao thì sẽ khiến cho đất trở nên chua. Vì vậy chúng ta không nên lựa chọn phân bón thường có gốc ammonia để giảm độ chua cho đất.
Tác hại của đất chua
Mỗi cây trồng sẽ có khả năng thích ứng với độ pH của đất riêng, tuy nhiên độ pH từ 5.5 đến 7 được xem là lý tưởng giúp tối ưu quá trình hấp thu và trao đổi dinh dưỡng giữa rễ cây và đất (vì phốt pho trong đất có thể hòa tan giúp rễ cây hấp thu tối ưu).
Do đó, đất chua sẽ làm phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái trong đất, cản trở quá trình phát triển của cây:
- Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây bị rửa trôi ở bên dưới vùng rễ cây. Làm cho cây khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng như: K, Ca, Mg khiến cho cây ngày càng thiếu dinh dưỡng.
- Đất chua làm giảm đi lượng Photpho và molypden, ngược lại nó làm tăng các nguyên tố độc hại như nhôm và manga. Một số nguyên tố độc hại đó làm cho rễ cây dễ bị ngộ độc. Từ đó, rễ của cây trồng bị bó lại và không phát triển được nữa
- Đất chua có thể làm giảm môi trường thuận lợi các các vi khuẩn, giun đất và các vi sinh vật có ích khác. Làm cho cây trồng ngày càng sinh trưởng kém dẫn đến năng suất cây trồng thấp.
- Khi trong đất trồng có tính axit cao thì làm cho các vi khuẩn có lợi như rhizobium cố định nitơ cho cây họ đậu bị ức chế. Dẫn đến các tình trạng như các chất hữu cơ không thể phân hủy gây ra tình trạng đất bị bí chặt, nghèo nàn dinh dưỡng, cây không phát triển được và làm giảm năng suất cây trồng.
Cách xử lý đất chua (cách tạo độ chua cho đất)
Hướng dẫn 4 cách xử lý đất chua
Có nhiều cách xử lý đất chua nhưng có 4 cách tiêu biểu nhất để trung hòa độ chua của đất đó là:
Bón vôi cho đất:
- Trước tiên ta cần kiểm tra độ pH của đất trồng, từ đó xác định lượng vôi cần bón cho đất hợp lý. Khi bón vôi, chúng ta nên sử dụng vôi xám để bón thay vì vôi trắng. Vì khi ta sử dụng vôi xám để bón cho đất thì trong vôi xám có chứa cả Canxi và Magie nhằm mục đích cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng khi bón vôi không nên trộn chung vôi với bất kỳ các loại phân nào.
Bổ sung lượng hữu cơ
- Với những loại đất bị chua thì ta cần phải tăng cường bổ sung các loại phân hữu cơ và các loại phân bón cơ bản cho đất như natri, nitrat là tốt nhất. Khi bổ sung các loại phân hữu cơ, thì nó chính là nguồn thức ăn cho các vsv trong đất. Từ đó các vsv hoạt động trở lại thì đất trở nên tơi xốp hơn, độ chua của đất giảm đi đáng kể.
- Ngoài ra chúng ta cũng có thể bổ sung thêm than bùn hoặc các giá thể dựa trên than bùn cho đất.
Hạn chế bón phân hóa học và thuốc BVTV
- Khi chúng ta lạm dụng thuốc BVTV hoặc phân hóa học với mục đích cho cây nhanh phát triển và tiêu diệt nhanh các côn trùng có hại thì gây ra nhiều hệ lụy sau này cho đất trồng của chúng ta.
- Lâu ngày thuốc BVTV không được phân hủy sẽ làm cho đất ngày càng bị chua nhiều hơn. Vì vậy, chúng ta nên chuyển đổi sử dụng các chế phẩm sinh học, chủng vi sinh vật đối kháng, các thiên địch (kẻ thù tự nhiên) để bảo vệ mùa màng.
- Khi chúng ta sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc BVTV thì vô tình giết chết các vsv có lợi trong đất mà không hề hay biết. Bà con nên chủ động sử dụng các chế phẩm sinh học của công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao để cải thiện đất trồng cho nhà mình nhằm giúp cây năng suất cao hơn và chất lượng nông sản ngày càng tốt hơn.
Quá trình Canh tác
- Trong quá trình sản xuất nông nghiệp bà con không nên thường xuyên tưới nhiều nước vào đất. Vì khi tưới nhiều sẽ làm rửa trôi các chất dinh dưỡng như: K, Ca, Mg trôi đi làm cho cây ngày càng thiếu đi chất dinh dưỡng cần thiết.
- Chúng ta nên trồng các loại cây trồng chịu chua như là: lúa, khoai tây hoặc các loại hoa phát triển trên đất chua mình có nêu ở phần trước.
6 loại hoa phát triển mạnh ở đất chua
Ngoài những tác hại của đất chua nêu trên thì có một số loài hoa phát triển mạnh ở đất chua. Vậy làm thế nào để nhận biết những loài hoa nào thích hợp để trồng ở điều kiến đất chua?
Đất ở những nơi nhiều mưa thường có xu hướng chua hơn ở những vùng đất khô. Vì mưa làm rửa trôi đi các chất dinh dưỡng của đất. Nhưng có nhiều loài hoa ưa trồng ở nơi có độ pH thấp hơn so với bình thường.
Sau đây là 6 loài hoa phát triển trong đất chua:
Hoa cẩm tú cầu (Tên tiếng Anh: Hydrangea.)
Hoa cẩm tú cầu thường trồng ở những vùng đất có độ pH từ 4,5-5,5. Những cây hoa cẩm tú cầu này thường sống trong bóng râm và đất ẩm giúp cây phát triển tốt. Thường thì hoa cẩm tú cầu sống từng bụi nhỏ. Màu sắc phổ biến của hoa này thường là màu trắng, hồng, xanh lá.
Hoa trà Hoa hồng Nhật Bản (Tên tiếng Anh: Camellias.)
Hoa trà thường phát triển ở những khu vực vừa có một phần ánh nắng mặt trời và một phần bóng râm. Độ chua của đất nhẹ và có độ pH của đất là 5-6 thì cây hoa trà phát triển mạnh và ra hoa vào mùa xuân.
Hoa mao địa hoàng (Tên tiếng Anh: Foxgloves.)
Hoa mao địa hoàng thích sống ở những vùng có độ pH thấp đến 5,5, ở những loại đất như này thì hoa mấy phát triển tốt. Thân cây hoa thẳng, có lá hình lưỡi mác và cây có nhiều màu khác nhau, Hoa có hình chuông nhiều màu sắc, nở thành những cụm dài. Chúng phát triển nhất vào cuối mùa xuân và mùa hè.
Hoa đỗ quyên (Tên tiếng Anh: Azalea.)
Hoa đỗ quyên phát triển tốt ở đất chua có độ pH từ 4,5-6. Hoa đỗ quyên là loại cây bụi. Lá của cây có hình xoắn ốc và có hoa thường là màu hồng hoặc trắng.
Hoa cúc ngũ sắc (Tên tiếng Anh: Zinnias.)
Hoa cúc ngũ sắc phát triển tốt ở đất chua có độ pH thấp đến 5,5. Hoa sống thành bụi, các cánh hoa xếp từng lớp so le lên nhau. Vào mùa hè cây nở hoa, hoa có mùi thơm nhẹ.
Hoa Tigon (Tên tiếng Anh: Bleeding Hearts.)
Hoa tigon được xem là một loại cây cảnh độc đáo và cây thường phát triển mạnh trong các loại đất chua nhẹ có độ pH từ 5-6,5. Hoa của chúng nở có hình trái tim vỡ, cánh hoa như những giọt chảy từ trong tim. Hoa thường có màu hồng và màu trắng có hình trái tim treo lủng lẳng trên thân cây.