Làm kiểu bài tập làm văn này học sinh phải chú ý mấy điểm sau:
- Phát biểu cảm nghĩ thật của mình, nghĩa là những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh trong tâm hồn mình khi thưởng thức các tác phẩm văn nghệ nào đó, chứ không phải cảm nghĩ của người khác mà mình nghe được. Những cảm nghĩ đó một mặt bắt nguồn từ nội dung, hình tượng trong tác phẩm, mặt khác liên quan tới niềm quan tâm suy nghĩ của chính mình.
- Những cảm nghĩ của người làm bài phải dựa chắc vào nội dung tác phẩm, trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm. Vì vậy, bài làm cần dẫn chứng các chi tiết, nhân vật làm cơ sở cho cảm xúc và suy nghĩ của mình.
- Để thể hiện cảm xúc, tình cảm đối với tác phẩm, người làm bài nên phát huy tưởng tượng, liên tưởng, liên hệ với thực tế thì bài làm mới hay.
- Bài viết phải có thứ tự, mạch lạc, lời văn phát biểu cảm nghĩ phải vừa chính xác, vừa gợi cảm mới thích hợp.
Cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ
1. Đọc thuộc bài văn (hoặc nghiền ngẫm kĩ lưỡng tác phẩm được thưởng thức), từ cảm mà sinh ra nghĩ.
- Điều kiện tiên quyết để làm bài phát biểu cảm nghĩ là phải thuộc tác phẩm, hiểu tác phẩm trong từng chi tiết. Điều thứ hai là hình thành ấn tượng về tác phẩm ấy. Nếu không thuộc, không hiểu, lại không có ấn tượng, cảm xúc gì về tác phẩm thì làm sao viết ra bài cảm nghĩ được?!
- Về cảm, người ta có thể cảm xúc về một vài chi tiết quan trọng, tiêu biểu. Chẳng hạn đọc truyện con Rồng cháu Tiên người ta có thể cảm xúc sâu nhất về cái bọc trăm trứng, và suy nghĩ xoay quanh cái bọc trăm trứng ấy, hoặc cuộc gặp gỡ Rồng Tiên hay lòng thương dân của Long Quân.
- Từ cảm đến nghĩ là một trình tự tự nhiên. Học sinh có thể bộc lộ niềm thích thú, ngạc nhiên về một chi tiết nào đó của tác phẩm, và từ đó mà đưa ra những suy nghĩ của mình.
2. Liên hệ thực tế, hướng cảm nghĩ về với cuộc sống
Để cho hài văn phát biểu cảm nghĩ tránh được chung chung và có ý nghĩa thiết thực, chân thực, người làm bài nên cho ý liên hệ thực tế. Đây là một việc khó nhất là đối với học sinh lớp 6, kiến thức về đời sống thực tế chưa nhiều, ở đây chỉ nêu ra như một yêu cầu của kiểu bài để mong học: sinh chú ý.
3. Vừa thuật vừa phát biểu ý kiến, cảm nghĩ
Đối vói loại bài này bố cục giản dị nhất là học sinh vừa kể lại các chi tiết, tình tiết, vừa phát biểu cảm nghĩ. Cách làm này là tự nhiên nhất, vừa không bỏ sót các chi tiết đáng chú ý của tác phẩm, vừa kịp thời phát hiểu ý nghĩ của mình.
- Phát biểu cảm nghĩ thật của mình, nghĩa là những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh trong tâm hồn mình khi thưởng thức các tác phẩm văn nghệ nào đó, chứ không phải cảm nghĩ của người khác mà mình nghe được. Những cảm nghĩ đó một mặt bắt nguồn từ nội dung, hình tượng trong tác phẩm, mặt khác liên quan tới niềm quan tâm suy nghĩ của chính mình.
- Những cảm nghĩ của người làm bài phải dựa chắc vào nội dung tác phẩm, trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm. Vì vậy, bài làm cần dẫn chứng các chi tiết, nhân vật làm cơ sở cho cảm xúc và suy nghĩ của mình.
- Để thể hiện cảm xúc, tình cảm đối với tác phẩm, người làm bài nên phát huy tưởng tượng, liên tưởng, liên hệ với thực tế thì bài làm mới hay.
- Bài viết phải có thứ tự, mạch lạc, lời văn phát biểu cảm nghĩ phải vừa chính xác, vừa gợi cảm mới thích hợp.
Cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ
1. Đọc thuộc bài văn (hoặc nghiền ngẫm kĩ lưỡng tác phẩm được thưởng thức), từ cảm mà sinh ra nghĩ.
- Điều kiện tiên quyết để làm bài phát biểu cảm nghĩ là phải thuộc tác phẩm, hiểu tác phẩm trong từng chi tiết. Điều thứ hai là hình thành ấn tượng về tác phẩm ấy. Nếu không thuộc, không hiểu, lại không có ấn tượng, cảm xúc gì về tác phẩm thì làm sao viết ra bài cảm nghĩ được?!
- Về cảm, người ta có thể cảm xúc về một vài chi tiết quan trọng, tiêu biểu. Chẳng hạn đọc truyện con Rồng cháu Tiên người ta có thể cảm xúc sâu nhất về cái bọc trăm trứng, và suy nghĩ xoay quanh cái bọc trăm trứng ấy, hoặc cuộc gặp gỡ Rồng Tiên hay lòng thương dân của Long Quân.
- Từ cảm đến nghĩ là một trình tự tự nhiên. Học sinh có thể bộc lộ niềm thích thú, ngạc nhiên về một chi tiết nào đó của tác phẩm, và từ đó mà đưa ra những suy nghĩ của mình.
2. Liên hệ thực tế, hướng cảm nghĩ về với cuộc sống
Để cho hài văn phát biểu cảm nghĩ tránh được chung chung và có ý nghĩa thiết thực, chân thực, người làm bài nên cho ý liên hệ thực tế. Đây là một việc khó nhất là đối với học sinh lớp 6, kiến thức về đời sống thực tế chưa nhiều, ở đây chỉ nêu ra như một yêu cầu của kiểu bài để mong học: sinh chú ý.
3. Vừa thuật vừa phát biểu ý kiến, cảm nghĩ
Đối vói loại bài này bố cục giản dị nhất là học sinh vừa kể lại các chi tiết, tình tiết, vừa phát biểu cảm nghĩ. Cách làm này là tự nhiên nhất, vừa không bỏ sót các chi tiết đáng chú ý của tác phẩm, vừa kịp thời phát hiểu ý nghĩ của mình.