Sẵn tiện vừa trên tay chiếc điện thoại Realme 5 thì mình cũng làm luôn một bài viết về cách để gỡ bỏ các ứng dụng được cài sẵn bởi nhà sản xuất (bloatware) ra khỏi điện thoại Realme 5 mà không cần phải root máy. Dĩ nhiên, cách làm dưới đây cũng có thể được áp dụng cho hầu hết các dòng điện thoại Oppo cũng như các thương hiệu khác như Samsung, Nokia v.v...
Để làm được thì bạn cần phải có ít nhất một chiếc laptop chạy Windows/MacOS hay Ubuntu đều được. Mình thực hành trên Macbook Pro nhưng cách làm và câu lệnh cũng tương tự nếu như bạn đang sử dụng máy tính Windows. Sở dĩ có bài viết này là vì mình cũng cần gỡ hẳn Gboard ra khỏi máy do nó cứ gạch đỏ chân chữ viết khi mình đang type trong Zalo để gợi ý thêm vào từ điển nhìn cực kỳ ngứa mắt. Đã vậy, Gboard lại không thể bị disable nên mình buộc phải dùng tới biện pháp này. Ngoài ra mình cũng muốn gỡ bỏ thêm các ứng dụng chạy ngầm khác trong Realme 5 như Google Search hoặc app Market của Oppo nữa.
Đầu tiên thì bạn cần phải cài adb driver cho máy tính trước. Để cài adb driver cho máy Windows thì các bạn có thể tải về và làm theo bài viết này: Hướng dẫn cài đặt Android SDK, ADB và kết nối với điện thoại Samsung trong Windows. Còn đối với MacOS thì các bạn có thể cài đặt dễ dàng thông qua brew:
Để cài brew trong MacOS, các bạn mở Terminal và chạy dòng lệnh sau (chỉ cần copy paste và nhấn Enter là được):
/usr/bin/ruby -e "$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/master/install)"
Sau khi đã có brew, vẫn ở trong Terminal, các bạn chạy dòng lệnh sau và đợi cho tới khi quá trình cài đặt hoàn tất:
brew cask install android-platform-tools
Tiếp theo, các bạn cần phải enable Developer Mode của Realme 5 bằng cách: Vào Settings > About Phone và nhấp liên tục 7 lần vào dòng Version. Sau đó vào Settings > Additional Settings sẽ thấy tùy chọn Developer Options. Hãy nhấn vào đó và kích hoạt USB Debugging.
Sau đó các bạn mở Terminal lên, cắm điện thoại vào máy tính thông qua cổng USB. Ngay lập tức, trên điện thoại sẽ hiện lên thông báo yêu cầu cho phép kết nối thông qua ADB, hãy chọn OK.
Lúc này, ở Terminal, hãy gõ vào dòng lệnh sau để kiểm tra, nếu các bạn thấy tương tự như hình bên dưới là đã OK.
adb devices
adb devices
Tiếp theo, để truy cập vào bên trong điện thoại, gõ lệnh:
adb shell
Để liệt kê toàn bộ tên của các application package hiện có trong điện thoại, gõ lệnh:
pm list packages
Bạn thậm chí có thể sử dụng các câu lệnh khác của Linux như ls, cd, pwd... để dạo quanh các thư mục và tập tin bên trong điện thoại.
adb shell
Để liệt kê toàn bộ tên của các application package hiện có trong điện thoại, gõ lệnh:
pm list packages
Bạn thậm chí có thể sử dụng các câu lệnh khác của Linux như ls, cd, pwd... để dạo quanh các thư mục và tập tin bên trong điện thoại.
Để gỡ bỏ một ứng dụng bất kỳ, chỉ cần gõ lệnh:
pm uninstall -k --user 0 <package-name> cmd package install-existing --user 0 <package-name>
Ví dụ: Tôi gõ lệnh: "pm uninstall -j --user 0 com.facebook.katana" để gỡ bỏ ứng dụng Facebook. Lưu ý, ngay cả khi bạn thấy xuất hiện thông báo Success thì ứng dụng chỉ được xóa tạm đối với người dùng 0 mà thôi, còn bản thân ứng dụng vẫn nằm trong phân vùng system. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể cài lại ứng dụng đã xóa bằng cách gõ câu lệnh dưới hoặc factory reset lại máy là được. Nếu muốn xóa dứt khỏi phân vùng system thì bạn buộc phải root máy mới có thể làm được nhé. Để khôi phục lại ứng dụng đã xóa, bạn dùng câu lệnh ở dòng số 2.
cmd package install-existing <package-name>
pm uninstall -k --user 0 <package-name> cmd package install-existing --user 0 <package-name>
Ví dụ: Tôi gõ lệnh: "pm uninstall -j --user 0 com.facebook.katana" để gỡ bỏ ứng dụng Facebook. Lưu ý, ngay cả khi bạn thấy xuất hiện thông báo Success thì ứng dụng chỉ được xóa tạm đối với người dùng 0 mà thôi, còn bản thân ứng dụng vẫn nằm trong phân vùng system. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể cài lại ứng dụng đã xóa bằng cách gõ câu lệnh dưới hoặc factory reset lại máy là được. Nếu muốn xóa dứt khỏi phân vùng system thì bạn buộc phải root máy mới có thể làm được nhé. Để khôi phục lại ứng dụng đã xóa, bạn dùng câu lệnh ở dòng số 2.
cmd package install-existing <package-name>
Trong trường hợp gặp phải các ứng dụng cứng đầu không thể gỡ bỏ bằng phương pháp trên (như ThemeStore, AppMarket...) thì ít nhất bạn vẫn có thể disable ứng dụng với câu lệnh bên dưới (để enable lại ứng dụng, dùng câu lệnh ở dòng số 2):
pm disableuser user 0 <package-name> pm enable --user 0 <package-name>
Để biết ứng dụng nào có package tên là gì một cách dễ dàng hơn, bạn có thể cài đặt ứng dụng App Inspector trên Playstore vào điện thoại.
Để quit adb, trong Terminal/CMD, gõ lệnh:
adb kill-server
Những package có thể uninstall hoặc disable trên Realme 5 và Realme C15:
com.heytap.browser
com.coloros.compass2
com.coloros.gamespace
com.heytap.cloud
com.oppo.music
com.redteamobile.roaming
com.coloros.assistantscreen
com.heytap.themestore (disable)
com.heytap.market (disable)
com.coloros.video
com.coloros.weather.service (gỡ ứng dụng này có thể khiến không thể mở khóa Realme C25)
com.coloros.weather2
com.oppo.quicksearchbox
com.android.chrome
com.google.ar.lens
com.google.android.googlequicksearchbox
com.google.android.apps.googleassistant
com.google.android.keep
com.google.android.youtube
com.facebook.appmanager
com.facebook.services
com.facebook.system
pm disableuser user 0 <package-name> pm enable --user 0 <package-name>
Để biết ứng dụng nào có package tên là gì một cách dễ dàng hơn, bạn có thể cài đặt ứng dụng App Inspector trên Playstore vào điện thoại.
Để quit adb, trong Terminal/CMD, gõ lệnh:
adb kill-server
Những package có thể uninstall hoặc disable trên Realme 5 và Realme C15:
Chúc các bạn thành công! Nếu cần đọc thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể tham khảo ở bài viết sau.