Cuộc cách mạng khoa học -- kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40

Cuộc cách mạng khoa học -- kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40

Tác động của cuộc Cách mạng Khoa học Kỹ thuật (KHKT) hiện đại

Trong những thập kỷ qua, cuộc Cách mạng Khoa học Kỹ thuật (KHKT) hiện đại đã có vai trò và tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển. Các nước này có nguồn kinh phí lớn và nhiều điều kiện thuận lợi đầu tư cho nghiên cứu KHKT cũng như ứng dụng kết quảnghiên cứu vào thực tiễn. Do vậy, các nước phát triển được hưởng lợi nhiều hơn và ngày càng giàu thêm nhờ những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT.

Viện khoa học Pháp thành lập năm 1666Viện khoa học Pháp thành lập năm 1666

Những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT không những góp phần tạo ra nhiều loại máy móc; thiết bị hiện đại; có nhiều phát minh tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội, mà còn không ít phát minh gây tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường như: những phát minh ra vũ khí giết người, các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường

Cuộc Cách mạng KHKT đưa loài người đếnmột nền văn minh mới

Cuộc Cách mạng KHKT đãvà đang đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới, được gọi với nhiều tên: Nền văn minh hậu công nghiệp, Nền văn minh truyền tin Ở nền văn minh này, con người có thểphát huy cao độ năng lực sáng tạo trong sản xuất, đờisống, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Những thành tựu to lớn của cuộc Cách mạng KHKT đã làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất và đời sống như: máy móc, thiết bị, công nghệ, năng lượng, nguyên liệu, thông tin, y học, các giống cây trồng, vật nuôi Nhờ vậy, trong hơn 60 năm từ sau Thế chiến thứ hai, con người đã tạo ra lượng của cải vật chất nhiều hơn tất cả các thế hệ trước kia cộng lại.

Cách mạng thông tin giúp giao tiếp dễ dàng hơnCách mạng thông tin giúp con người liên kết chặt chẽ hơn, giao tiếp dễ dàng hơn. Giúp phơi bày những thông tin mà trong quá khứ có thể dễ dàng bị các chế độ độc tài triệt hạ

Cuộc Cách mạng KHKT đã làm thay đổi căn bản phương thức lao động của con người

Nhờ những phát minh, sáng chế ra nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại, con người trong các ngành sản xuất được chuyển từ lao động thể lực sang hình thức lao động có văn hóa và có KHKT. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng KHKT đòi hỏi người lao động phải được đào tạo và tự đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp và trình độ KHKT công nghệ. Nguồn lao động có trình độ KHKT và kỹ năng nghề nghiệp cao là nhân tố quan trọng, quyết định nhất để phát triển nền kinh tế tri thức của các quốc gia.

Cách mạng KHKT làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân

Thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế

Các ngành thuộc khu vực I bao gồm : nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm tỷ lệ lao động và tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc nội (Gross Domestic Production GDP) ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hiện nay, ởcác nước phát triển G8 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ còn chiếm từ 1 2% tổng số lao động, và giá trị thu nhập của ngành này chỉ còn chiếm từ 1 4% GDP.

Các ngành thuộc khu vực II bao gồm các ngành công nghiệp có xu hướng tăng nhanh trong tỷ trọng GDP, cơ cấu các ngành ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh. Ở nhiều nước phát triển, những năm 50 phát triển các ngành điện lực, công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí chế tạo máy, công nghiệp hóa dầu; những năm 60 phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp vũ trụ, hóa chất ; những năm 70 phát triển công nghiệp tự động hóa (người máy), hàng không vũ trụ, dệt sợi nhân tạo; từ năm 1980 đến nay phát triển các ngành tin học viễn thông, kỹ thuật vi điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, sử dụng năng lượng mới, công nghiệp hàng không vũ trụ

Các sản phẩm có hàm lượng tri thức và công nghệ cao ngày càng có giá trị và được sản xuất nhiều. Sản phẩm xã hội ngày càng nhiều, đa dạng theo hướng tôn trọng con người, tôn trọng môi trường, phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng.

Các ngành thuộc khu vực III bao gồm các ngành dịch vụ có xu hướng phát triển nhanh, chiếm ưu thế cả vềtỷ lệ lao động và tỷ trọng trong GDP.

Thay đổi hình thức và cơ chế tổ chức sản xuất

Hình thức tổ chức quản lý phân đoạn và cơ chế tổ chức quản lý hai tầng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp và hoạt động dịch vụ ở nhiều nước. Bên cạnh việc phát triển các công ty xuyên quốc gia, những công ty có quy mô lớn, sức cạnh tranh cao; các công ty, xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nhưng có thiết bị máy móc hiện đại được chú trọng phát triển để thích ứng với năng lực quản lý, sự đổi mới công nghệ và yêu cầu của thị trường.
Từ những năm 80 đến nay, ở hầu hết các nước phát triển và các nước NICs, những ngành công nghiệp truyền thống sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu và nhân công có xu hướng suy giảm như công nghiệp luyện kim, đóng tàu, công nghiệp dệt may. Ngược lại, những ngành công nghiệp mang lại giá trị cao và mới được phát triển mạnh.

Hàm lượng KHKT và công nghệ đầu tư trong các ngành sản xuất tăng nhanh, song lực lượng lao động trong các ngành này có xu hướng giảm, khối lượng hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, sự phân công lao động sâu sắc, sự cạnh tranh thị trường ngay trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia ngày càng khốc liệt. Sản xuất muốn phát triển cần có các ngành dịch vụ phát triển như : thương mại, tài chính, ngân hàng, giáo dục, nghiên cứu và ứng dụng KHKT, marketing, bảo hiểm, giao thông vận tải, tư vấn, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị máy móc Khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhiều dịch vụ phục vụ con người cũng phát triển theo như: y tế, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, văn hóa nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch

Cuộc Cách mạng KHKT hiện dại cũng đã làm thay đổi cơ cấu sản phẩm. Năng lượng, nguyên liệu, vật tư, lao động thể lực và thời gian để tạo ra sản phẩm có xu hướng giảm. Trong các quá trình sản xuất, các yếu tố tự động hóa, đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa (giảm thiểu tác động tới mỏi trường), chi phí cho môi trường và cho dịch vụ, lao động có KHKT, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ được tăng cường.

Thay đổi cơ cấu lao động

Trong những thập kỷ gần đây, do tốc độ phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng KHKT nên phát triển nền kinh tế tri thức trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ở nhiều quốc gia. Vì vậy, trong các ngành kinh tế, số lượng lao động thể lực giảm, nhưng lao động có trình độ tri thức khoa học công nghệ và tay nghề cao lại tăng nhanh. Do tăng cường cơ giới hóa và tự động hóa trong các quá trình sản xuất nên tỷ lệ lao động trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp có xu hướng giảm, tỷ lộ lao động trong ngành dịch vụ có xu hướng tăng.

Cuộc Cách mạng KHKT làm thay đổi phân bố sản xuất

Nhờ các phát minh, sáng kiến, một số loại nguyên liệu, năng lượng mới được sử dụng, nhiều ngành sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao phát triển đã làm cho nhiều vùng hoang vắng trở thành những trung tâm công nghiệp, kinh tế sầm uất như vùng phía đông nam Hoa Kỳ, vùng phía đông nam nước Pháp, vùng phía tây nam Trung Quốc, vùng phía nam Ấn Độ

Cuộc Cách mạng KHKT đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu

Nhờ những thành tựu nghiên cứu và ứng dụng của Cách mạng KHKT trong sản xuất cũng như đời sống nên đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ở hầu hết các quốc gia đều tăng, đặc biệt ở những nước phát triển (năm 1950 : GDP/người của các nước phát triển đạt 3.840 đôla Mỹ (USD), của các nước nghèo nhất đạt 165 USD ; năm 1994 : GDP/người các nước phát triển đạt 18.130 USD, của các nước nghèo nhất đạt 300 USD. Mức tiêu thụ các sản phẩm tính trung bình của 1 người ở Mỹ hiện nay so vớiđầu thế kỷ XX tăng 6,6 lần. Đời sống được nâng cao, nhiều-dịch bệnh bị đẩylùi nên tỷ lệ tử vong trung bình của cả thế giới đã giảm (năm 1950 là 15%ovà hiện nay là 7 8%o). Hơn nửa thế kỷ qua, nhờ những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT nên nhìn chung các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc gia đều được nâng cao.

Các nước ngày càng bị phụ thuộc vào nhau

Cuộc Cách mạng KHKT làm cho các nước ngày càng bị phụ thuộc vào nhau về vốn, nguyên, nhiên liệu, lao động và khoa học công nghệ. Vì vậy, đã làm cho nền kinh tế xã hội thế giới ngày càng có xu hướng quốc tếhóa và toàn cầu hóa cao. Một thị trường thế giới bao gồm tất cả các nước có chế độ xã hội khác nhau đang được hình thành. Các nước tăng cường giao lưu, hợp tác trong nhiều lĩnh vực như : kinh tế, KHKT, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh, du lịch, môi trường

Ngày càng nhiều tổ chức kinh tế xã hội với quy mô khác nhau đượcthành lập, hoạt động có hiệu quả làm cho các quốc gia, các dân tộc trên thế giới gắn bó với nhau chặt chẽ hơn.

Hậu quả củaCách mạng KHKT

Bên cạnh những thành tựu to lớn tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, cuộc Cách mạng KHKT cũng gây nhiều hậu quả đến sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường đối với từng quốc gia cũng như quy mô trên toàn thế giới. Những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT đã giúp Loài người sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, song một lượng lớn tài nguyên bị khai thác và một khối lượng lớn chất thải được đưa vào môi trường đã dẫn đến các nguồn tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nước sạch, suy giảm sự đa dạng sinh học

Các loại nguyên, nhiên liệu mà loài người sử dụng ngày càng tăng. Năm 1983 nhu cầu về dầu mỏ của thế giới ở mức 59 triệu thùng/ngày. Đến năm 2004 nhu cầu về dầu mỏ của thế giới đạt mức 85,5 triệu thùng/ngày, mức tăng hằng năm là 1,4% (trong khi đó sản lượng cung dầu lửa quý in năm 2004 là 82 triệu thùng/ngày và quý IV năm 2004 là 83,6 triệu thùng/ngày*). Sản lượng thép của thế giới trong 10 năm trở lại đây kể từ năm 1994 có mức tãng hằng năm là 3,32%, mỗi năm tăng thêm 50 triệu tấn, Sản lượng thép của thế giới sản xuất năm 1994 là 725,1 triệu tấn, đến năm 2004 là 1.000 triệu tấn.

Nhu cầu về các loại nguyên, nhiên liệu của toàn cầu tăng nhanh, cầu vượt quá cung, trong khi các mỏ khoáng sản ngày càng cạn kiệt, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Các nhà khoa học dự báo nguồn dầu mỏ của thế giới chỉ có thể dùng được khoảng 30 35 năm nữa. Loài người phải tính đến việc sử dụng những nguồn năng lượng mới. Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu tăng đã làm cho giá tất cả các loại nguyên vật liệu đầu vào, giá các dịch vụ, giá cả cảc mặt hàng đều tãng nhanh. Và kết quả đã làm suy thoái nền kinh tế toàn cầu cũng như từng quốc gia.
Nãm 1973, giá dầu lửa của thế giới tăng 400%, trong khi đó tăng trưởng kinh tế của thế giới năm 1973 là 6,47% và trong hai năm tiếp theo giảm xuống chỉ còn 1%.

Từ cuối nãm 2003 đến nay, giá dầu lửa thế giới liên tục tăng, giá 1 thùng từ 25 USD vào tháng 10 năm 2003, ngày 20/7/2005 cao điểm lên tới 72 USD và tháng 1 năm 2006 là gần 68 USD.

Giá thép phế liệu trong năm 2004 tăng 65%, giá quặng sắt tăng trung bình 20% so với năm 2003, giá thép thành phẩm năm 2004 so với năm 2003 tăng 25 30% ở thị trường Viễn Đông và 60 70 % ở thị trường Mỹ.

Giá các nguyên liệu đầu vào, giá các mặt hàng tăng cao nhưng do nhiều quốc gia trên thế giới có các biện pháp ứng phó và thực hiện các chiến lược cải tổ nền kinh tế nên năm 2004 mức tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn đạt 5%, song theo các chuyên gia Quỹ Tiển tệ Quốc tế (Intemationnal Monetary Fund IMF) mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2005 giảm xuống chỉ đạt 4,3%).

Nhiều phát minh sáng kiến khoa học chưa được kiểm nghiệm và đánh giá thấu đáo để thấy được những hạn chế đã đưa vào ứng dụng rộng rãi dẫnđến những tác động tiêu cực lớn tới hiệu quả về kinh tế xã hội cũng như môi trường Như việc ứng dụng những giống mới, những phương pháp độc canh, chuyên canh của cuộc Cách mạng Xanh thực hiện ở Hoa Kỳ, Ân Độ, vùng Trung Đông của Liên Xõ (cũ) thời kỳ 1965 1970 đã làm bạc màu, hoang hóa một diện tích lớn đất canh tác của các nước này. Hay việc sử dụng các chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều quốc gia đã gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên. Sự cố các nhà máy hóa chất, vụ nổ các nhà máy điện nguyên tử, việc khai thác và chuyên chở dầu mỏ cũng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Các phát minh sáng kiến khoa học còn được áp dụng để sản xuất các loại vũ khí chiến tranh, đặc biệt là các loại vũ khí hóa học, vũ khí nguyên tử nhằm sát hại con người, gây ô nhièm môi trường.

Những nước phát triển có nhiều vốn, nguồn lực để nghiên cứu và ứng dụng KHKT. Do vậy, các nước này được hưởng lợi nhiều hơn từ những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT và ngày càng giàu thêm. Ngược lại, các nước đang phát triển do không có nhiều nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng KHKT nên kinh tế chậm phát triển và ngày càng nghèo.

Như vậy, cuộc Cách mạng KHKT còn góp phần làm gia tăng sự chênh lệch vể trình độ phát triển và khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia và các tầng lớp trên thế giới Bình quân GDP theo đầu người giữa các nước giàu nhất và các nước nghèo nhất năm 1950 là 24 lần, nhưng đến năm 2004 lên đến 74 lần.

Điều hướng bài viết

Danh mục: Cách mạng khoa học - kỹ thuật (KHKT)

Đề xuất

  • Top 10 hồ lớn nhất thế giới hiện nay, theo diện tích

    Top 10 hồ lớn nhất thế giới hiện nay, theo diện tích

  • Thái Lan

    Thái Lan

  • Indonesia

    Indonesia

Tình hình dịch Covid-19

Cập nhật lúc: 14:45, 08/11/2021

Số ca nhiễm: 164.272.595

Tử vong: 3.404.279

Xem chi tiết

Thông tin

  • Có bao nhiêu nước trên thế giới?
  • Diện tích các nước trên thế giới
  • Nước nhỏ nhất thế giới
  • Những người giàu nhất thế giới
  • Dân số các nước trên thế giới
  • Quân sự thế giới
  • Lá cờ các nước châu Âu
  • Giờ thế giới
  • Có bao nhiêu ngôn ngữ trên thế giới

Các nước theo châu lục

  • Các nước Châu Á
  • Các nước Châu Âu
  • Các nước Châu Mỹ
  • Các nước Châu Phi
  • Các nước Châu Úc

Xu hướng

  • Mỹ
  • Ấn Độ
  • Trung Quốc
  • Singapore
  • Hàn Quốc
  • Nhật Bản

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close