Ω là gì

Ω là gì

Điện trở được đo bằng ohms, được ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp omega (Ω). Ohms được đặt theo tên của Georg Simon Ohm (1784-1854), một nhà vật lý người Đức, người đã nghiên cứu mối quan hệ giữa điện áp, dòng điện và điện trở. Ông được cho là người đã xây dựng nên Định luật Ohm.

Điện trở là gì ?Điện trở là gì ?

Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện có biểu tượng R ( resistance). Nó là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu.

Các vật chất được chia làm hai dạng chính là chất cách điện và chất dẫn điện.

  • Chất dẫn điện: Vật liệu cung cấp rất ít điện trở, nơi các electron có thể di chuyển dễ dàng. Ví dụ: bạc, đồng, vàng và nhôm.
  • Chất cách điện: Vật liệu có điện trở cao và hạn chế dòng electron. Ví dụ: Cao su, giấy, thủy tinh, gỗ và nhựa.
Các phép đo điện trở thường được thực hiện để chỉ ra tình trạng của một thành phần trong mạch hoặc cả một mạch. Điện trở càng cao, dòng điện càng giảm. Nếu cao bất thường, một nguyên nhân có thể xảy ra (trong nhiều nguyên nhân) có thể là dây dẫn bị hỏng do cháy hoặc ăn mòn. Tất cả các dây dẫn đều tỏa nhiệt ở một mức độ nào đó. Vì vậy quá nhiệt là một vấn đề thường liên quan đến điện trở. Điện trở càng thấp, dòng điện càng cao.
Các dạng điện trở thông dụng Các dạng điện trở thông dụng

Cấu tạo của Điện trở

Đây là một trong những loại điện trở phổ biến nhất, có giá rẻ và được sử dụng trong cách mạch điện. Cấu tạo điện trở carbon bao gồm chất tro (bột gốm) và than chì.

Trong đó, tỷ lệ than chì và gốm sẽ quyết định giá trị điện trở theo tỉ lệ nghịch. Có nghĩa là tỉ lệ này thấp thì giá trị điện trở sẽ tăng cao và ngược lại.

Hỗn hợp trên sẽ được tạo thành hình trụ, có 2 dây kim loại ở mỗi đầu để kết nối được với điện. Khối trụ này có lớp vỏ cách điện bên ngoài và có các vòng màu để ký hiệu giá trị.

Cấu tạo của Điện trở Cấu tạo của Điện trở

Đơn vị của điện trở là gì ?

Khi đặt một hiệu điện thế qua một chất thì sẽ có dòng điện chạy qua chất đó. Hiệu điện thế đặt qua chất tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện qua chất đó. Hằng số của tỷ lệ thuận là điện trở. Do đó điện trở được định nghĩa là tỷ số giữa hiệu điện thế đặt vào dòng điện qua chất

Từ định nghĩa của điện trở, có thể nói rằng đơn vị của điện trở là vôn trên ampe. Một đơn vị của điện trở là điện trở như vậy gây ra dòng điện 1 ampe chạy qua nó khi đặt hiệu điện thế 1 vôn trên điện trở. Đơn vị của điện trở là vôn trên ampe được gọi là ohm (Ω) theo tên của nhà vật lý vĩ đại người Đức George Simon Ohm, ông nổi tiếng với định luật Ohm chỉ áp dụng cho điện trở thuần. Đơn vị ohm thường được sử dụng cho các giá trị điện trở vừa phải nhưng có thể có giá trị điện trở rất lớn cũng như rất nhỏ được sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Bảng giá trị điện trở được mô tả như sau:

Tên đơn vịKý hiệuGiá trị ohm (Ω)Giga OhmG Ω109ΩMega OhmM Ω106ΩKilo OhmK Ω103ΩMilli Ohmm Ω10 3ΩMicro Ohmμ Ω10 6ΩNano Ohmn Ω10 9Ω
  • 1K = 1000
  • 1M = 1000 K = 1000.000

Tiêu chuẩn quốc tế CEI 60757 năm 1983 quy định một bảng mã màu để tính giá trị của một điện trở (cũng áp dụng cho tụ, và một số linh kiện điện tử khác). Trong đó, màu sắc được quy ước thành các chữ số theo bảng sau:

Bảng màu điện trở Bảng màu điện trở

Dựa vào bảng mã màu như hình trên chúng ta đọc giá trị điện trở theo bảng màu như sau:

Đen = 0, Nâu = 1; Đỏ = 2; Cam = 3, Vàng = 4; Lục = 5; Lam = 6; Tím = 7; Xám = 8; Trắng = 9; Hoàng Kim sai số 5%, Bạc sai số 10%

Hướng dẫn đọc điện trở loại 4 màu

  • Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở

Ví dụ: Điện trở màu Luc, vàng, đỏ, ứng với chữ số là: 5,4,2. Hai chữ số đầu tiên tạo số 54. Chữ số thứ 3 (2) là lũy thừa của 10. Cách tính như sau: 54×10^2=5400Ω

Bảng các điện trở thường dùngBảng các điện trở thường dùng

Hướng dẫn đọc điện trở loại 5 màu

  • Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở

Ví dụ: Một điện trở có các vạch màu đỏ, tím, luc, nâu, nâu, ứng với các chữ số là 2,7,5,1,1. Giá trị được tính như sau: 275×10^1±1%=2750Ω±1%

Nguồn sưu tầm.

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close