Mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản

Mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản

Theo những cách học thông minh hiện nay thì sơ đồ tư duy là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập. Không chỉ áp dụng trong các môn học thuộc nhức đầu như: Lịch sử, địa lý, văn học, giáo dục công dân, sinh học mà sơ đồ tư duy còn ứng dụng trong các môn khoa học tự nhiên.

Dưới đây là cách giúp bạn có thể tự vẽ những sơ đồ tư duy đẹp mặc dù nó khá đơn giản nhưng pha vào đầy sự sáng tạo, dễ thương giúp cho việc học thuộc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chúng ta cùng ìm hiểu ngay dưới đây nhé?

Khái niệm sơ đồ tư duy

Đây được coi là một cách tư duy logic vô cùng hợp lí, là một phương tiện nhằm tận dụng tối đa khả năng ghi nhận thông tin cũng như hình ảnh của bộ não.

Phương pháp này sẽ khiến cho một số lượng lớn thông tin của một vấn đề có thể nhanh chóng được ghi nhớ từng chi tiết, tiếp đó được tổng hợp kết hợp với phân tích trực quan chính xác cho ra một dạng của sơ đồ phân nhánh.

Đây là cách làm vô cùng hiệu quả giúp thuận tiện hơn trong việc ghi chép, lại có thể đầy đủ cả thông tin bằng cách dùng những từ ngữ then chốt, có tính trọng tâm và hình ảnh kèm theo.

Nhìn tổng thể sơ đồ tư duy ta có thể thấy được một sự thống nhất về từ ngữ, biểu tượng, màu sắc, sự liên hệ giữa các từ ngữ dữ kiện.

Với một mớ thông tin hỗn độn, nhiều vô số kể thì qua cách phân tích vẽ sơ đồ tư duy mà khiến nó trở nên rõ ràng hơn, không còn là những dữ liệu khô khan mà là sự sinh động trong cách trang trí minh họa.

So với kỹ thuật ghi chép truyền thống thường sẽ dễ bị thiếu sót, hay mất chữ, hoặc thông tin không có sự gắn kết, giờ đây nhờ có MindMap mà đã trở nên tiện dụng, dễ dàng nhận diện, chỉnh sửa kịp thời những lỗi sai tạo nên một thể thống nhất.

Sơ đồ tư duy thường được sử dụng nhiều để hệ thống kiến thức, đặc biệt là trong những ngành nghề cần tư duy như lập trình website.

Để hệ thống kiến thức những học viên mới cũng như các lập trình viên đang làm việc tại công ty Mona Media luôn vẽ ra cho mình những sơ đồ tư duy riêng, liên tục cập nhật những kiến thức mới để hoàn thiện và cải tiến sơ đồ cho phù hợp với những thay đổi của công nghệ.

Phương pháp tạo dựng sơ đồ tư duy hiệu quả

Bước 1: Ngay chính giữa trung tâm tờ giấy hoặc lệch sang trái phải là nơi giúp bộ não nắm bắt được chủ đề cần tìm hiểu và tạo cảm giác dễ dàng phân chia bố cục phù hợp, phóng khoáng và tự nhiên hơn

Bước 2: Nếu chủ đề có thể thay bằng một hình ảnh hoặc một bức tranh sẽ là ưu tiên quan trọng, vì bộ não con người rất dễ tác động hay chú ý vào sự đa dạng, màu sắc, sống động, đồng thời đây cũng là cách phát huy sức sáng tạo trong trí tưởng tượng của bản thân

Bước 3: Hãy quan tâm đến màu sắc, tại sao lại là màu sắc? như đã nói ở trên, màu sắc và hình ảnh là yếu tố có tác động mạnh vào não bộ con người. Khi nhìn vào một sơ đồ tư duy thì thường màu sắc sẽ tạo cảm giác rung động cộng hưởng, làm cho ta có cảm giác thích thú và quan sát kĩ hơn

Bước 4: Nối các nhánh chính tới phần trung tâm ( có thể là hình ảnh hoặc tiêu đề của một vấn đề nào đó), tiếp đó là các nhánh ở mức cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai,

Làm như vậy sẽ tạo nên một sự liên kết trong nội dung, giúp ta có thể mở rộng trí tưởng tượng cùng với đó là khả năng tư duy dễ dàng liên tưởng hơn rất nhiều.

Bước 5: Chú ý vẽ nhiều đường cong hơn là đường thẳng, bởi vì sao, vì đường thẳng là hình ảnh mang lại cảm giác vô cùng tẻ nhạt, nó không gợi lên bất kì suy nghĩ gì. Mà thay vào đó những đường nét cong sẽ tạo cảm giác lôi cuốn hơn và có sự chập chùng bất định.

Bước 6: Sử dụng vào sơ đồ tư duy các từ khóa trong mỗi dòng. Lý do là vì khi nhìn vào bản đồ tư duy những từ khóa đó sẽ tạo nên một cảm giác đặc biệt ấn tượng, đem đến khả năng linh hoạt cho bộ não kết nối những phần thông tin đó lại với nhau.

Một từ ngữ đậm nét hay một hình ảnh riêng lẻ sẽ tạo cảm giác ấn tượng gấp bội khi nhìn vào tổng thể, khiến cho ta dễ mường tượng về vấn đề hơn

Bước 7: Chú ý nên dùng những hình ảnh xuyên suốt sơ đồ tư duy. Như đã nói, một đống những từ ngữ sẽ dễ làm ta chán nản, mất hứng thú ngay.

Vì thế vận dụng tính chất của bộ não mà quy về các hình ảnh tiêu biểu tượng trưng cho thông tin nào đó, đây là cách vô cùng hiệu quả. Một hình ảnh được thêm vào cũng đủ hơn cả ngàn chữ sẵn có, nó mang sức hấp dẫn cao trong cách nhìn của con người.

Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng phần mềmiMindmap

Bước 1: Cài đặt phần mềm ứng dụng iMindMap: Tải iMindMap

Bước 2: Tạo bản đồ tư duy mới. Từ màn hình chính bạn click chọn New

vẽ sơ đồ tư duy trên máy tínhVẽ sơ đồ tư duy trên máy tính bằng công cụ

Bước 3: Tại đây bạn hình nền cho Central Idea

Phần mềm tạo bản đồ tư duy trên PC

Sau đó đặt tên cho Central Idea, chỉnh sử font chữ, kích thước

Vẽ sơ đồ tư duy trên laptop, pc

Bước 4: Tiếp đến bạn tạo nhánh cho bản đổ (có 2 loại nhánh là nhánh trơn Branch và nhánh có hộp văn bản đi kèm Box Branch), tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn các loại nhánh khác nhau.

Bước 5: Sau khi tạo nhánh và chỉnh sửa ta có dạng như sau, bạn có thể tạo thêm các đường viền làm đẹp cho nhánh hoặc chỉnh sửa màu sắc.

Vẽ bản đồ tư duy mindmap

Bước 6: Sau khi đã tạo xong các nhanh con bạn tiến hành xuất bản đồ đó ra file ảnh. Bạn chọn

Menu File Export Image Lựa chọn kích thước rồi Click Export để xuất ra file ảnh.

Tạo sơ đồ tư duy mind map bằng iMindMapNhững mẫu sơ đồ tư duy đẹp và sáng tạo nhất

Sơ Đồ Tư Duy Học Làm Giàu

Sơ Đồ Tư Duy Học Làm Giàu

Sơ Đồ Tư Duy Kỹ Năng

Sơ Đồ Tư Duy Kỹ Năng

Sơ Đồ Tư Duy Mục Tiêu Học Tập

Sơ Đồ Tư Duy Mục Tiêu Học Tập

Sơ Đồ Tư Duy Trí Nhớ

Sơ Đồ Tư Duy Trí Nhớ

Sơ Đồ Tư Duy về CV bản thân

Sơ Đồ Tư Duy CV

Sơ đồ tư duy cách sử dụng Minmap

Sơ đồ tư duy cách sử dụng Minmap

Sơ đồ tư duy chiến lược hành động

Sơ đồ tư duy chiến lược hành động

Sơ Đồ Tư Duy Tổ Chức Công việc Trong Thời Đại Số

Sơ Đồ Tư Duy Tổ Chức Công việc Trong Thời Đại Số

Ứng dụng của sơ đồ tư duy

Trong giảng dạy

Ngày nay với sự đa dạng về thông tin trên trang mạng khiến giáo viên lẫn học sinh gặp không ít khó khăn khi cần phải nghiên cứu về một vấn đề nào đó.

Một công cụ lý tưởng giúp giáo viên có thể tập trung vào các vấn đề cần thiết, quan trọng, từ đó cung cấp cho học sinh một cái nhìn tổng quan đa chiều về vấn đề.

Thay vì ngồi nhìn vào các dòng slide trên powperpoint một cách nhàm chán, thì với ứng dụng này sẽ tạo cảm hứng hơn cho học sinh sinh viên, cũng như tạo động lực cho giáo viên, từ đó hiệu quả bài giảng sẽ càng được tăng dần lên.

Thay vào đó việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp giáo viên khi giảng dạy không bị lang man mà dẫn đến sai chủ đề hoặc thiếu ý, tạo cảm giác tự tin và đảm bảo hơn.

Ngoài ra, nhiều giáo viên còn có thể ứng dụng ngay trong các slide giảng của mình bằng cách chèn hình ảnh, sơ đồ tư duy vào. Hoặc cho các học sinh tự tìm hiểu và vận dụng ngay từ bài giảng kết hợp tạo ra những nhánh chính nhánh phụ từ đó bài giảng sẽ càng đạt được chất lượng hiệu quả tốt nhất

Chuẩn bị tài liệu, bài tập phát trên lớp học: Như các hữu ích mang lại trong việc giảng dạy, đây quả thật là công cụ lý tưởng giúp ta có thể thu thập phân phát những tài liệu bài tập trong lớp học một cách cụ thể.

sơ đồ tư duy mang sắc màu, hình ảnh đa dạng, được bố trí một cách trực quan mà sinh viên học sinh sẽ dễ bị thu hút ngay lập tức, làm cho ngay cả những vấn đề rắc rối khó minh họa nhất cũng trở nên dễ hiêu và thú vị hơn

Khuyến khích thảo luận và suy nghĩ độc lập: theo một nghiên cứu của trường tiểu học Cambridge thì chỉ ra rằng sự tương tác trong cách học và lắng nghe chú ý của sinh viên học sinh là một trong những yếu tố quant trọng phát triển tư duy, tạo nên hệ suy nghĩ độc lập, sáng tạo.

Nhờ có Mindmap mà trong các cuộc thảo luận nhóm về một vấn đề nào đó, sinh viên có thể dễ dàng tập trung liên kết giữa các chủ đề lại với nhau hình thành nên một ý tưởng độc đáo thú vị nhất.

Trong học tập

Vấn đề phải ghi chép một lượng thông tin rất lớn là một điều gây khó khăn cho sinh viên học sinh, thậm chí nhiều bạn chỉ chép cho qua loa không thực sự hiểu rõ vấn đề đang đề cập.

Viêc ứng dụng sơ đồ tư duy giúp các bạn dễ dàng trong việc tóm ý, cũng như ghi nhớ thông tin chỉ bằng cách dùng những từ khóa cần thiêt sau đó liên tưởng trực quan.

Tất cả các thông tin đều hiển hiện đầy đủ trên một trang giấy như một lượng kiến thức khủng mà giờ đây lại trở nên vô cùng bắt mắt và sáng tạo.

Trong các kế hoạch xây dựng bài tiểu luận, thuyết trình thì việc các ý tưởng tuôn trào dường như là vô cùng vô tận.

Để có thể nhanh chóng liệt kê cũng như tổng hợp chúng thì cần phải viết ra nhanh chóng, nhờ sơ đồ tư duy mà ý tưởng sẽ được phân bố rõ ràng, cụ thể mà không bị xao nhãng hay quên mất

Thời buổi công nghệ ngày càng trở nên hiện đại, việc tìm hiểu những thông tin luôn đa dạng trên các trang mạng, báo chí, điện tử,

Thông tin, dữ liệu thì phong phú vô số kể thế nhưng thường thì chúng ta khó mà có thể ghi nhớ hết được, để hiểu rõ một vấn đề có khi sẽ làm cho ta mất quá nhiều thời gian.

Do đó, một trong những cách hiệu quả giúp cho chúng ta có thể hệ thống cũng như ghi chép những ý quan trọng đó là cách lập sơ đồ tư duy cho vấn đề.

Với một biển những thông tin đa dạng, sẽ có những thứ là cần thiết và cũng có những thứ chỉ lan man để hiểu rõ hơn vấn đề, vì vậy cách để kết nối những thông tin thật sự hữu ích, quan trọng là điều vô cùng cần thiết.

Những thực tập sinh tại Mona Media luôn được hướng dẫn các lập sơ đồ tư duy chuẩn để có thể hệ thống toàn bộ kiến thức, đây là một trong những cách để Mona có thể giúp các thực tập sinh của mình hoàn thiện kỹ năng hơn ngoài việc cho tham gia vào các dự án thực tế.

Quá trình ra đời và phát triển của sơ đồ tư duy

Được biết sơ đồ tư duy là con đẻ của ngài Tony Buzan, là một tác gia, nhà tâm lý học, sinh năm 1942 tại Luân Đôn. Ông là tác giả của hơn 92 đầu sách trong đó hầu hết đều được dịch ra trên 30 thứ tiếng và xuất bản rộng rãi trên 125 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Phương pháp sơ đồ tư duy này của ngài đã được áp dụng vào trong các lĩnh vực thông tin, số liệu, mà phải kể đến đó là ngành giáo dục, giúp cho hàng trăm triệu người trên thế giới tiết kiệm được thời gian cũng như có thể ghi nhớ nhanh chóng.

Ưu điểm

  • Nhìn vào tổng thể sơ đồ sẽ thấy nổi bật rõ những tiêu đề chính, làm cho ta dễ dàng xác định các dữ liệu cần tìm nhanh chóng
  • Hệ thống các thông tin có sự gắn kết với nhau dẫn ra một ý nghĩa tường tận, những ý càng quan trọng, lưu ý sẽ càng nằm gần ý chính
  • Thị giác sẽ trở nên nhạy bén với các khái niệm then chốt
  • Khi cần thiết dễ dàng tìm kiếm thông tin, ôn tập và ghi nhớ cũng trở nên dễ dàng hơn
  • Nếu thông tin bị thiếu có thể thêm nhánh trực tiếp vào sơ đồ tư duy, nhưng vẫn đảm bảo được tính khách quan dễ nhìn dễ hiểu
  • Với mỗi một bản đồ sẽ có những màu sắc hay các trình bày khác nhau, từ đó dễ phân biệt trong quá trình làm việc
  • Có thể tận dụng triển khai trên máy tính bằng các phương pháp nhập liệu máy tính

Nhắc đến thi cử quả là một vấn đề đau đầu, nhức óc của nhiều bạn học sinh sinh viên, khi phải tiêu thụ một khối lượng lớn những thông tin cũng như kiến thức và bài tập. Không kể những bạn siêng năng chép tập vở đầy đủ, thì có những bạn vẫn lơ mơ mặc dù ngày thi cận kề.

Cầm những bản photo mà không có cảm giác chỉ cảm thấy chán ngán vì quá nhiều không thể nhồi nhét vào được. Giải pháp để khắc phục tình trạng này là ngay từ đầu năm cần lập ra một hệ thống sơ đồ cụ thê, trong đó gồm những ý chính và các nhánh rẽ.

Mỗi ngày học dành ra khoảng 5 phút để xây dựng trình bày thêm vào sơ đồ tư duy, và sau đó cứ đến những ngày ôn tập chỉ cần mở ra với một trang gói gọn đầy đủ thông tin cần thiết quả là một cách hiệu quả để ghi nhớ.

Mong rằng với một số mẫu sơ đồ tư duy đẹp như trên bài viết đã có thể giúp bạn hiểu hơn về cách tạo lập một sơ đồ tư duy bất kì. Chúc bạn học tập thật hiệu quả với các mẫu sơ đồ tư duy trên bài viết này.

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close