Kết cấu móng nhà 1 tầng có ảnh hưởng rất lớn đến toàn thể bố cục của ngôi nhà. Vì vậy, khi xây dựng phần này, có rất nhiều điểm mà bạn cần lưu ý. Trong bài viết lần này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về kết cấu móng nhà này nhé.
Tất tần tật về kết cấu móng nhà 1 tầng mà bạn nên biếtXem nhanh
- Tìm hiểu chung về kết cấu móng nhà 1 tầng trệt 1 lầu trong xây dựng
- Các loại kết cấu móng nhà phổ biến hiện nay cho nhà 1 tầng
- Kết cấu móng băng
- Kết cấu móng bè
- Kết cấu móng đơn
- Kết cấu móng cọc
- Chia sẻ kinh nghiệm hữu ích khi lựa chọn kết cấu móng nhà 1 tầng trệt 1 lầu
- Điều đầu tiên: Phải khảo sát địa chất
- Điều thứ hai: Lựa chọn phương án thiết kế phù hợp nhất cho kết cấu móng nhà 1 tầng
- Điều thứ ba: Thi công hoàn toàn nên tuân thủ theo bản vẽ
- Quy trình cách làm móng nhà chuẩn
- Chi phí xây dựng móng nhà an toàn
- Kết luận
- Về chúng tôi
Tìm hiểu chung về kết cấu móng nhà 1 tầng trệt 1 lầu trong xây dựng
Đa phần các công trình xây dựng hiện nay, bao gồm cả móng nhà 1 trệt 1 lầu đều xây dựng bằng các loại móng bê tông cốt thép.
Loại móng này thường có các bộ phận chính như:
- Giằng móng (đà kiềng) có tác dụng giảm độ lún của móng và đỡ tường ngăn. Khi bộ phận này phát triển thành dầm móng sẽ được dùng để giảm độ lệch của tâm móng sau này.
- Móng: Đà của móng khi đưa vào công trình phải bị vát để tạo nên một độ dốc phù hợp. Kích thước tính toàn theo quy chuẩn của công trình, sao cho chính xác.
- Lớp bê tông lót: Có độ dày tầm 100cm. Được làm bằng bê tông đá, bê tông gạch vỡ hoặc vữa xi măng. Bộ phận này có tác dụng làm sạch và phẳng hố móng, chống làm mất nước xi măng. Bên cạnh đó, nó còn có công dụng trong việc làm ván khuôn, để đổ bê tông vào móng.
Các loại kết cấu móng nhà phổ biến hiện nay cho nhà 1 tầng
Các loại kết cấu móng nhà phổ biến hiện nay cho nhà 1 tầngKết cấu móng băng
Với việc xây dựng nhà để ở, việc chọn móng băng là một phương án tối ưu nhất.
Móng băng là loại móng có phần chân đế mở rộng chạy dài, phù hợp với những nơi đất yếu, khó xây dựng.
Kết cấu móng bè
Với công dụng lớn nhất là giảm tải trọng công trình. Móng bè khi xây dựng cho kết cấu móng nhà 1 tầng thường không được áp dụng nhiều.
Những công trình lớn, xây dựng nhiều tầng và có kích thước rộng hơn sẽ phù hợp khi xây dựng móng bè.
Kết cấu móng đơn
Khác với móng bè, móng đơn trong những công trình 1 lầu 1 trệt thường được sử dụng nhiều. Vì đối với những nơi có địa chất tốt, đất cứng thì móng đơn là loại móng dễ dàng xây dựng mà lại không tốn quá nhiều chi phí.
Kết cấu móng cọc
Khi đất có địa hình phức tạp như trên đất ao hồ, đất vượt,.. thì phương án sử dụng đất cọc khi xây dựng nhà 1 tầng trệt 1 lầu là khá tối ưu.
Kết cấu của móng cọc có thể tạo được sự liên kết vững chắc, giúp nhà đứng vững bền trên nhiều loại đất yếu, phức tạp.
===> Xem thêm: So sánh móng băng và móng cọc
Chia sẻ kinh nghiệm hữu ích khi lựa chọn kết cấu móng nhà 1 tầng trệt 1 lầu
Kinh nghiệm hữu ích khi lựa chọn kết cấu móng nhà 1 tầng trệt 1 lầuVì nhà 1 trệt 1 lầu được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Do đó, Tấn Phát xin chia sẻ một số kinh nghiệm hữu ích khi chọn lựa kết cấu móng nhà khi xây dựng loại nhà này.
Điều đầu tiên: Phải khảo sát địa chất
Trong lúc liệt kê những loại móng, các bạn cũng đã biết tùy thuộc vào vùng đất cũng như địa chất khu vực đó mà bạn sẽ phải xây loại móng thích hợp.
Do đó, việc phải khảo sát địa chất trước khi xây sẽ giúp ngôi nhà của bạn vững bền và chắc chắn hơn.
Điều thứ hai: Lựa chọn phương án thiết kế phù hợp nhất cho kết cấu móng nhà 1 tầng
Với những vùng đất, nền đất khác nhau, chúng ta đều cần một phương án thiết kế phù hợp nhất. Ví dụ:
- Đất thổ cư thì sử dụng móng băng
- Đất nền cứng thì sử dụng móng đơn
- Đất ao hồ, đất dễ sụt lún thì sử dụng móng cọc
Phải tùy vào địa chất của khu vực xây dựng mà chọn loại móng thích hợp. Nếu như bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và không thể chọn được loại móng phù hợp. Việc tìm một dịch vụ xây dựng và thiết kế thi công nhà ở có thể chính là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
===> Xem thêm: Kiến thức cơ bản cần biết khi làm móng nhà cấp 4
Điều thứ ba: Thi công hoàn toàn nên tuân thủ theo bản vẽ
Bản vẽ thiết kế lập ra bao gồm tổng thể kế hoạch, nhiệm vụ và cả kinh phí làm nhà dự kiến. Cho nên, nếu bạn thi công móng nhà mà không tuân thủ theo bản vẽ, có thể dẫn đến sai sót trong quá trình xây dựng. Điều đó khiến việc xây dựng sẽ tốn rất nhiều thời gian để sửa chữa nếu có sai lầm. Đồng thời chi phí trong xây dựng cũng sẽ bị tăng cao.
===> Xem thêm: Top 8 bản vẽ nhà cấp 4 đẹp và tiện nghi
Quy trình cách làm móng nhà chuẩn
Quy trình cách làm móng nhà chuẩnTùy thuộc vào từng loại công trình mà việc thi công móng nhà sẽ có khác quy chuẩn khác nhau. Nhưng sau đây là quy trình làm móng nhà đơn giản, cơ bản nhất mà vẫn mang lại sự an toàn khi thi công:
- Bước 1: Đào hố móng
- Bước 2: Làm phẳng mặt hố móng
- Bước 3: Kiểm tra cao độ lót móng có đúng chuẩn không
- Bước 4: Đổ bê tông lót và bắt đầu cắt đầu cọc
- Bước 5: Tiến hành ghép cốp pha móng và đà kiềng móng
- Bước 6: Đổ bê tông móng
- Bước 7: Tháo dỡ cốp pha móng
- Bước cuối cùng: Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ
Những bước quy trình này cần sự tham khảo và ý kiến chuyên môn từ các kỹ sư có kinh nghiệm. Do đó, việc có một đội ngũ xây dựng sẽ có thể hỗ trợ bạn thi công móng nhà vững chắc và an toàn nhất.
Chi phí xây dựng móng nhà an toàn
Tùy thuộc vào loại móng sử dụng, diện tích cũng như quy mô công trình mà chi phí xây dựng móng sẽ khác nhau.
Nếu bạn mong muốn thi công móng cho nhà 1 trệt 1 lầu với mức phí hợp lý nhất, hãy liên hệ ngày với Tân Phát để được báo giá và tư vấn.
Kết luận
Việc xây dựng móng nhà phù hợp cho kết cấu móng nhà 1 tầng là điều cần phải cẩn thận vì đó là nền móng bắt đầu của một ngôi nhà. Hãy để Tân Phát giúp bạn xây dựng ngôi nhà của chính mình một cách an toàn và vững bền nhất.
Về chúng tôi
CÔNG TY XÂY DỰNG TÂN PHÁT
Địa chỉ công ty: Số 8, ngõ 135 Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Địa chỉ văn phòng: Số 68 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0969 60 63 68
Email:
Website: xaydungtanphat.com