Người xưa có câu: An cư mới lạc nghiệp để nói lên tầm quan trọng của ngôi nhà. Xây nhà là việc lớn của cả đời người nên khi xây dựng, chủ nhà cần lưu ý đến những khâu cơ bản như xác định chi phí, thiết kế kiến trúc, lựa chọn nhà thầu nhận xây nhà, thi công và hoàn thiện nhà ở. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có một bản kế hoạch chi phí sát sao và hợp lý nhất.
1.Xem tuổi và hướng nhà theo Phong thủy :
- Con người và các sinh thể sinh ra cũng mang trong mình một trường, gọi là trường nhân thể, ta thường gọi là điện sinh học, mỗi một sinh thể trường với mức độ mạnh yếu khác nhau, sẽ hợp với hướng trường của Trời - Đất không như nhau, người ta gọi là cung mạng. Với sự tác động thay đổi truyền dẫn của điện nhân thể bất cứ lúc nào bởi cảm ứng với từ trường quả đất hình thành sự tác động tương hỗ ảnh hưởng lẫn nhau sinh ra thuận hay nghịch, tốt hay xấu.
- Trước khi xây nhà nên xem tuổi và hướng nhà theo Phong thủy.
- Trước hết, xác định tuổi qua năm tháng ngày sinh để tính toán cung hướng mạng cho từng người. Mỗi người đều có năm, tháng, ngày, giờ sinh của mình. Và mỗi năm đều có một sao quản vận. Sao quản vận chiếu mạng (theo Tam nguyên cửu vận) thì con người mang trường sinh mạng của sao đó. Theo hình đồ 9 sao phối 8 cung hướng của Bát quái (trùng với từ trường Nam Bắc của Trời - Đất và chia ra 8 hướng chính).
- Mỗi cung hướng mang một thuộc tính ngũ hành khác nhau. Hệ sóng từ quy nạp vào 9 sao cũng tồn tại, luôn luân chuyển, thay đổi vị trí theo một quỹ đạo nhất định. Chín ngôi sao đó được mang tính chất khí với thuộc tính ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (theo Tử vi. Mỗi người còn được đặt vào một cung hướng nhất định của Bát quái đồ gọi cung mạng: Có mạng Càn, mảng Khảm, mạng Cấn, mạng Chấn, mạng Tốn, mạng Ly, mạng Khôn, mạng Đoài. Tính từ năm sinh ta sẽ biết được cung mạng của mỗi người nằm trong cung hướng nào.
2.Các loại chi phí :
Chi phí xây nhà có thể phát sinh, bạn nên dự trù thêm 10-30% số tiền. Với con số lận lưng này bạn sẽ yên tâm hơn khi trao đổi với kiến trúc sư thiết kế và nhà thầu thi công.
Trước khi xây nhà, bạn hãy tìm hiểu kỹ về những chi phí mình cần phải chi. Có rất nhiều chi phí nhưng theo các nhà tư vấn xây dựng, bạn sẽ phải có 2 loại chi phí lớn bao gồm:
- Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm xây dựng phần thô, phần hoàn thiện, phần nhân công. Đây là những chi phí bạn cần để hoàn thiện ngôi nhà về cơ bản. Những chi phí này bao gồm cả lát gạch trang trí, trần thạch cao, kệ bếp gỗ và sơn nước. Cách tính phổ biến hiện nay, mọi người thường căn cứ theo số mét vuông trên tổng diện tích xây dựng thực tế của ngôi nhà. Bạn nên tham khảo mức chi phí trên mét vuông theo từng loại nhà tại gần thời điểm xây. Chú ý, chi phí xây nhà có thể phát sinh, bạn nên dự trù thêm 10-30% số tiền. Với con số lận lưng này bạn sẽ yên tâm hơn khi trao đổi yêu cầu của mình với kiến trúc sư thiết kế rồi đến nhà thầu thi công.
- Chi phí cho trang trí nội thất. Đây là phần sau khi ngôi nhà hoàn tất bao gồm các vật dụng như bếp ga, máy lạnh, tủ lạnh, bàn ghế sofa và những đồ trang trí.
- Xác định chi phí bạn hiện có : Khi xác định xây nhà nghĩa là bạn đã có trong tay một khoản chi phí nhất định. Tuy nhiên, bạn cần hạch toán lại tất cả xem liệu có vượt quá chi phí dự trù mà bạn tính toán. Sau khi đã thống kê số tiền đang có với tiền còn thiếu hụt, bạn sẽ xoay xở bằng cách nào? Bạn có thể vay mượn từ gia đình, những người thân và bạn bè. Hãy thử liên hệ các nguồn có thể vay và khả năng chi trả. Nếu không thể vay, bạn mượn ngân hàng nhưng cần tính toán cẩn thận tránh tình trạng vay nợ với lãi suất cao mà không có khả năng chi trả.
3. Tham khảo kỹ trước khi xây nhà :
- Bạn có thể tham khảo nhà của hàng xóm, người thân, bạn bè và các sách báo chuyên nghành để có kiến thức nhất định về thiết kế, phong cách nội thất...Việc tham khảo này cũng dễ dàng giúp bạn hình dung ra ngôi nhà lý tưởng của mình cùng nội thất của nó. Lưu ý đừng quá tham lam khi muốn gom tất cả những cái đẹp ở các ngôi nhà khác vào ngôi nhà của bạn, bởi có thể nó sẽ làm cho ngôi nhà bạn trở nên vụn vặt và rối mắt. Hãy trao đổi ý tưởng của mình với kiến trúc sư. Họ sẽ cho bạn những gợi ý hoặc lời khuyên và bạn có thể cần đến chúng để hoàn thiện ý tưởng về ngôi nhà của mình.
4. Bàn bạc cùng các thành viên trong gia đình :
- Nếu bạn xây nhà cho riêng mình thì không vấn đề gì, nhưng nếu có thêm các thành viên khác, nên trao đổi với mọi người trước khi xây nhà. Việc này sẽ giúp bao quát các nhu cầu và dung hòa các sở thích của mọi người để đi đến thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho cả gia đình. Đối với không gian riêng của cá nhân, tốt nhất hãy để tự mỗi người có ý kiến về việc sắp xếp và thiết kế không gian đó.
5. Xác định vị trí của bạn :
- Hãy luôn xác định bạn là chủ nhà, người có quyền quyết định, người biết mình cần gì ở ngôi nhà, cần gì ở không gian mình sẽ sống, ngôi nhà sẽ nối lên điều gì về tính cách của chủ nhân....Nhưng bạn cũng cần tôn trọng ý tưởng của kiến trúc sư để khơi dậy sự sáng tạo của họ. Việc xác định vị trí của mình sẽ cho bạn cách làm việc hiệu quả với kiến trúc sư, chủ thầu và nhà trang trí nội thất.
6. Chuẩn bị các thủ tục pháp lý :
Để được phép xây dựng, phải đảm bảo đủ các điều kiện:
Khu đất phải được công nhận về mặt pháp lý (GCNQSD đất hoặc GCNQSD đất và QSH tài sản gắn liền đất do CQNN có thẩm quyền cấp) và được cấp phép xây dựng.
Trường hợp đất dự án thì phải được BDA cấp phép xây dựng dựa trên quy hoạch chi tiết 1/500 của toàn dự án đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt.
Phải có hồ sơ thiết kế XPXD của đơn vị có tư cách pháp nhân & có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình
Đối với nhà ở không thuộc đất dự án, sau khi có giấy phép xây dựng thì phải lập điểm báo xây dựng và báo cáo UBND phường sở tại kế hoạch xây dựng.
7. Tìm kiếm đơn vị thiết kế kiến trúc và nội thất chuyên nghiệp :
- Tìm kiến trúc sư: Một kiến trúc sư giỏi sẽ giúp ngôi nhà gần với mong ước của bạn, đáp ứng chi phí bạn đưa ra. Khi bạn chọn cho mình một kiến trúc sư có nghĩa bạn đã tìm được một người dẫn đường cùng bạn san sẻ gánh nặng. Các kiến trúc sư kinh nghiệm sẽ đưa ra cho bạn những tư vấn hữu ích, hợp phong thủy và tìm kiếm giải pháp tốt cho ngôi nhà của bạn. Kiến trúc sư cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền bạc trong cách chọn các vật liệu xây dựng, nhân lực, tránh những sai lầm có thể mắc
- Tìm kiếm một nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp: Khâu này được thực hiện sau khi ngôi nhà đã xây xong phần kiên cố. Những nhà tư vấn nội thất sẽ giúp bạn có những lựa chọn cho không gian sống hoàn hảo hơn. Bạn đưa ra gói chi phí có thể chi trả và những nhà tư vấn nội thất sẽ giúp bạn lên phương án thích hợp.
8. Lựa chọn nhà thầu xây dựng:
- Đây là một lựa chọn hết sức quan trọng, cần tham khảo nhiều nguồn thông tin trước khi quyết định chọn mặt gửi vàng. Hãy lắng nghe ý kiến từ những người thân trong gia đình, bạn bè đã xây nhà. Khi làm việc với nhà thầu, bạn cũng cần nhớ mọi thứ phải quy định rõ ràng trong hợp đồng: Giá cả và công việc, những thỏa thuận như khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán riêng tiền vật liệu, nhân công
- Vật liệu xây dựng: Nên tham khảo giá cả ở một số đại lý vật liệu xây dựng để chọn nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy có giá cả hợp lý. Nhiều người chia sẻ họ hay lựa chọn đại lý vật liệu xây dựng gần nhà để thuận tiện cho việc vận chuyển, cắt giảm phần nào chi phí.
- Hoàn thiện nhà: Việc hoàn thiện ngôi nhà sẽ được tiến hành với khâu trang trí sau khi xây xong phần thô. Việc chọn chất liệu cũng như màu sắc cho tường, nền nhà, các vật dụng trang trí và các thiết bị cần thiết cho các phòng tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn. Các nhà tư vấn cũng lưu ý bạn yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình là sự hài hòa, và yếu tố kết hợp cùng tính thẩm mỹ để làm nên sự hoàn hảo là tính tiện dụng.
9. Giám sát công trình :
- Việc thi công công trình cũng rất quan trọng đối với chất lượng, tính kỹ thuật và thẩm mỹ của công trình. Tôt hơn hết, bạn nên nhờ kiến trúc sư dành thời gian giám sát, bởi đó là người thiết kế và hiểu rõ công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu thiết kế đề ra. Bạn cũng có thể tìm người đáng tin cậy, hiểu biết công việc xây dựng giám sát về những điều khoản trong hợp đồng hoặc những thỏa thuận giữa bạn và nhà thầu.
10. Nắm tình hình vật liệu :
- Trước khi bắt tay vào xây nhà, bạn cần tham khảo giá cả ở một số đại lý vật liệu xây dựng để chọn nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy. Đại lý tốt nhất nên gần địa điểm xây nhà hay tiện đường cho việc vận chuyển. Tiếp theo, bạn sẽ tiến hành thỏa thuận việc cung ứng vật liệu đúng tiến độ, chủng loại cũng như chất lượng.
11. Các thủ tục cúng lễ chuẩn bị khởi công.
- Ông bà ta có nói Có kiêng có lành: trước khi khởi công XD cần chọn ngày giờ tốt, giờ hoàng đạo, hợp tuổi gia chủ, hợp với xây cất để làm lễ động thổ xin phép làm nhà may mắn tốt lành.
- Trình tự và phẩm vật cúng tuỳ theo tập tục địa phương, tốt nhất gia chủ nên tham khảo người am hiểu về phong thuỷ, địa lý và các bậc cao niên.
- Sau khi làm lễ, gia chủ (hoặc người hợp tuổi) là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó mới cho thợ đào.
12. Chuẩn bị mặt bằng.
- Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm: làm sạch, phát quang mặt đất; giải toả nhà & kết cấu XD cũ, vận chuyển phế thải đổ đi.
- Thuê và dọn nhà sang chỗ ở tạm nếu xây dựng trên nền nhà cũ.
- Tập kết vật liệu, lán trại cho công nhân, hàng rào che chắn công trình.
- Nguồn điện, nước phục vụ việc xây dựng.
- Công tác chuẩn bị mặt bằng thường không thể hiện trong hồ sơ thiết kế, vì vậy công tác này phải được thoả thuận thống nhất do bên nào thực hiện.
13. Xây dựng phần thô.
- Xây dựng phần thô gồm các công việc xây dựng phần chân đế và bộ khung chính công trình:
- Công tác làm nền móng bao gồm: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất, gia cố nền (đóng cọc BTCT hoặc cừ tràm), gia công thép móng và đổ bê tông móng. Móng nhà dân dụng thường là: móng đơn (móng cóc), móng băng, móng bè (thường cho công trình lớn hoặc nhà có tầng hầm).
- Phần khung nhà gồm 5 thành phần chính: cột nhà, dầm nhà, bản sàn, tường nhà & cầu thang.
- Đan thép, ghép cốp pha phải theo đúng yêu cầu bản vẽ kết cấu & quy chuẩn XD.
- Rút cốp pha cần lưu ý thời gian ngưng kết của bêtông phải đủ tuổi.
- Xây tường thẳng, đều, vữa đủ độ kết dính & chống thấm ướt.
- Lắp đặt các cấu kiện ngầm và các ống bảo hộ ngầm.
- Mac bê tong và Mac vữa phải theo hồ sơ thiết kế và tuân theo TCXD Việt Nam.
14. Hoàn thiện nhà :
- Khi xây xong phần thô là lúc bạn bắt tay vào việc hoàn thiện phong cách ngôi nhà. Nếu không thuê một nhà trang trí nội thất chuyên nghiệp, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia nội thất. Việc chọn chất liệu cũng như màu sắc cho tường, nền nhà, các vật dụng trang trí và các thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như: phòng tắm, nhà bếp...cần có sự chuẩn bị chu đáo. Bạn hãy lưu ý yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình là sự hài hòa, và yếu tố kết hợp cùng tính thẩm mỹ để làm nên sự hoàn hảo là tính tiện dụng.
15. Sử dụng & các vấn đề bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.
- Sau khi hoàn tất, căn nhà được đưa vào sử dụng theo mục đích thiết kế ban đầu.
- Việc sử dụng sai mục đích sẽ làm biến đổi các thành phần cấu kiện dễ dẫn đến những hư hỏng khó lường. Trong quá trình ở, cần thường xuyên bảo dưỡng, chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng căn nhà như: thời tiết, công năng sử dụng, tác động các công trình kề bên.
- Ngôi nhà là nơi đón ta trở về sau những khó khăn và mệt nhọc của một ngày làm việc vất vả, là nơi để ta thưởng thức những phút bình yên, nghỉ ngơi, thư giãn với gia đình. Từ xa xưa, cha ông ta đã có câu Tậu trâu, cưới vợ, xây nhà. Qua đó có thể nhận thấy tầm quan trọng vô cùng của việc xây dựng nơi ở của mỗi người. Một ngôi nhà lý tưởng đòi hỏi 4 yếu tố chính: tính thẩm mỹ, tính tiện dụng, tính kinh tế và tính bền vững.
- Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn thiết kế kiến trúc tốt nhất. Mang những mẫu thiết kế biệt thự theo thơi gian hiện đại, cổ điển, cách tân hay theo phong cách chuẩn mực hay lãng mạn theo yêu cầu của chủ đầu tư. Chúng tôi luôn đưa ra những phương án tốt nhất, phù hợp nhất với gia đình dựa theo kiến trúc mảnh đất, nhu cầu sinh hoạt và phong thủy trong không gian sinh hoạt gia đình của bạn.