1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÔNG TIN
1.1. Tầm quan trọng của thông tin
Thông tin có tầm quan trong đặc biệt trong nghiên cứu khoa học vì:
- Giúp cho nhà nghiên cứu biết được vấn đề nào đã được nghiên cứu.
- Bằng cách tham khảo những kết quả nghiên cứu trước, nhà nghiên cứu có thể dẫn giải cho đề tài của mình đồng thời tiết kiệm được thời gian, tiền bạc vì không phải đi nghiên cứu lại.
- Nghiên cứu là một đóng góp mới từ những khía cạnh nghiên cứu đã có hay là bổ sung thêm vào lý thuyết đã có. ...
Tuy nhiên cũng có những bất lợi khi sử dụng thông tin như:
- Tính thiên lệch vì mục đích cá nhân, không tuân theo mục đích nghiên cứu.
- Tính tuyển chọn: nhà nghiên cứu thường hay sử dụng tài liệu của những tác giả nổi tiếng, có vị trí cao trong xã hội
Nghiên cứu khoa học là quá trình thu thập và xử lý thông tin. Thông tin cần thiết trong tất cả các trường hợp sau:
- Tìm kiếm chủ đề nghiên cứu.
- Xác nhận lý do nghiên cứu.
- Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu.
- Xác định mục tiêu nghiên cứu.
- Nhận dạng vấn đề nghiên cứu.
- Đặt giả thiết nghiên cứu.
- Tìm hiểu luận cứ để chứng minh giả thuyết.
1.2. Các phương pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu thường sử dụng các phương pháp cơ bản sau để thu thập thông tin:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phi thực nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp trắc nghiệm.
Trên thực tế, nhiều trường hợp nhà nghiên cứu không thể trực tiếp thu thập thông tin trên đối tượng khảo sát, ví dụ như: núi lửa đã tắt, trận động đất đã ngưngKhi đó nhà nghiên cứu phải thu thập thông tin gián tiếp qua những người trung gian. Người ta gọi chung đó là phương pháp chuyên gia.
Phương pháp chuyên gia gồm có:
- Phỏng vấn những người có am hiểu hoặc có liên quan đến những thông tin về khoa học sự kiện.
- Gửi phiếu điều tra ( thiết lập bảng câu hỏi) để thu thập thông tin liên quan đến sự kiện khoa học.
- Thảo luận dưới các hình thức hội nghị khoa học.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.
Phương pháp phi thực nghiệm: là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp trên đối tượng khảo sát nhưng không tác động lên đối tượng khảo sát.
Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp, có tác động gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh đối tượng khảo sát.
Phương pháp trắc nghiệm: trong nghiên cứu công nghệ gọi là thử nghiệm. Là phương pháp thu thập thông tin có tác động gây biến đổi các biến của môi trường khảo sát. Không gây tác động nào làm biến đổi các thông số trạng thái của bản thân đối tượng khảo sát.