- Tin tức
- Tin thuế
- Kế toán
- Kiểm toán
- Thẩm định giá
- Văn bản
- Tin tuần
- Chia sẻ
- Tin tháng
- HTKK
- BHXH
- ÔN THI
- HĐĐT
- Bản tin
So sánh Nghị định 68/2020/NĐ-CP và Nghị định 20/2017/NĐ-CP
09:47 11/11/2020 Tin Tức Nguyễn Đình Viên 1 bình luận
Nghị định 68/2020/NĐ-CP sau khi được ký và ban hành có hiệu lực đã sửa đổi và bổ sung một số điểm rất quan trọng so với Nghị định 20/2017/NĐ-CP Quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Vậy những điểm khác biệt giữa 02 Nghị định trên là gì? Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL đã tổng hợp lại và qua nội dung bài viết dưới đây để bạn đọc cùng theo dõi nhé.
- Giao dịch liên kết là gì? RỦI RO về THUẾ trong CHUYỂN GIÁ
- Chuyển giá là gì? Cẩm nang TOÀN TẬP về chuyển giá từ A - Z
- Những sai sót và cách phòng tránh sai sót trong giao dịch liên kết 2020
- Văn bản pháp lý - Hiệu lực thi hành
- So sánh Nghị định 68/2020/NĐ-CP và Nghị định 20/2017/NĐ-CP
- #1. Lãi vay áp dụng khống chế
- #2. Mức khống chế chi phí lãi vay
- #3. Kết chuyển chi phí lãi vay khi vượt mức khống chế
- #4. Thay đổi tính Lợi nhuận thuần cộng lãi vay và khấu hao
- #5. Thay đổi cách tính tỷ lệ chi phí lãi vay trên lợi nhuận thuần
- #6. Lãi vay được chuyển sang
- #7. Bổ sung thêm xác định tỷ lệ chi phí lãi vay trên tổng lợi nhuận thuần cộng lãi vay và khấu hao
- #8. Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá
- #9. Quyết toán thuế
- Cách tính EBITDA
- EBITDA là gì?
- Cách tính EBITDA như thế nào?
- Một số câu hỏi về Giao dịch liên kết thường gặp
Văn bản pháp lý - Hiệu lực thi hành
Các quy định về quản lý thuế đối với các Doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Chuyển giá) hiện hành tại Việt Nam bao gồm:
+) Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết (có hiệu lực từ ngày 01/05/2017);
+) Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐCP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (có hiệu lực từ ngày 01/05/2017);
+) Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/06/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính Phủ về quản lý đổi với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (có hiệu lực từ ngày 24/06/2020, áp dụng hồi tố cho năm 2017, năm 2018, năm 2019).
Xem thêm Quan hệ liên kết là gì? tại đây nhé!
So sánh Nghị định 68/2020/NĐ-CP và Nghị định 20/2017/NĐ-CP
Nghị định 68/2020/NĐ-CP và Nghị định 20/2017/NĐ-CP có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên có 09 điểm khác biệt đáng chú ý bao gồm: Những thay đổi liên quan tới nội dung của Nghị định và thay đổi liên quan tới Phụ lục 01 về kê khai giao dịch liên kết.
Thay đổi về nội dung của Nghị định có 03 điểm khác biệt như sau:
#1. Lãi vay áp dụng khống chế
Nghị định 68: Áp dụng với phần chi phí lãi vay thuần. Được hiểu là chi phí lãi vay sau khi trừ đi lãi tiền gửi và lãi tiền cho vay;
Nghị định 20: Áp dụng với toàn bộ phần chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ tính thuế;
#2. Mức khống chế chi phí lãi vay
Nghị định 68: chi phí lãi vay được trừ tối đa (sau khi bù trừ đi lãi tiền cho vay) trong năm theo công thức: 30%*EBITDA;
Nghị định 20: chi phí lãi vay được trừ tối đa trong năm theo công thức: 20*EBITDA;
EBITDA là gì? Các xác định EBITDA như thế nào các bạn xem chi tiết ở cuối bài viết nhé.
#3. Kết chuyển chi phí lãi vay khi vượt mức khống chế
Nghị định 68: Được chuyển chi phí lãi vay vượt mức được trừ tối đa trong năm theo cách xác định của mục #2 tuy nhiên chỉ được chuyển tối đa liên tục không quá 05 năm;
Nghị định 20: Không được trừ;
Với những thay đổi về nội dung của Nghị định 68 so với Nghị định 20 ảnh hướng tới Phụ lục 01 Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết. Thay đổi bao gồm:
#4. Thay đổi tính Lợi nhuận thuần cộng lãi vay và khấu hao
Nghị định 68: Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) trong kỳ cộng chi phí khấu hao trong kỳ;
Nghị định 20: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao;
#5. Thay đổi cách tính tỷ lệ chi phí lãi vay trên lợi nhuận thuần
Nghị định 68: Tỷ lệ chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ trên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) trong kỳ cộng chi phí khấu hao trong kỳ;
Nghị định 20: Tỷ lệ chi phí lãi vay trên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay và chi phí khấu hao;
#6. Lãi vay được chuyển sang
Nghị định 68: chi phí lãi vay của các kỳ trước chuyển sang.
Mục này được tính khi chuyển phần chi phí lãi vay chưa được trừ của các năm trước sau khi tính 30% *EBITDa vẫn không hết;
Nghị định 20:Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết;
#7. Bổ sung thêm xác định tỷ lệ chi phí lãi vay trên tổng lợi nhuận thuần cộng lãi vay và khấu hao
Nghị định 68: Bổ sung thêm Tỷ lệ chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) trong kỳ cộng chi phí khấu hao trong kỳ
Nghị định 20:Không có chỉ tiêu này;
#8. Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá
Nghị định 68: Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết
Nghị định 20: Không có chi tiêu 17. Chỉ tiêu này trước là chỉ tiêu (15) tờ khai cũ.
#9. Quyết toán thuế
Nghị định 68: DN được tự kê khai lại quyết toán thuế và nộp cho cơ quan thuế quản lý trước 01/01/2021.
Nghị định 20: Đề nghị cơ quan thuế trực tiếp xác định lại thuế TNDN và số tiền chậm nộp tương ứng.
Số tiền phạt vi phạm hành chính liên quan tới số tiền bị truy thu sẽ không được bù trừ hay điều chỉnh.
Cách tính EBITDA
Với điểm khác biệt số 02 có nhắc tới EBITDA. Vậy EBITDA là gì? Cách tính EBITDA như thế nào? Ứng dụng của EBITDA.
EBITDA là gì?EBITDA là gì?
EBITDA là một chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi để phân tích tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. EBITDA là viết tắt của Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization, hay Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao.
Bằng cách tính thêm các yếu tố bổ sung nói trên, EBITDA loại bỏ những ảnh hưởng từ các quyết định về mặt kế toán và tài chính (cách trích khấu hao, lãi vay) cho phép bạn tập trung rõ hơn nữa vào lợi nhuận thực tế và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách tính EBITDA như thế nào?
Có nhiều cách tính EBITDA nhưng ở đây ES-GLOCAL đưa ra 03 cách tính cơ bản sau:
EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay + Thuế + Khấu hao;
EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay + Khấuhao;
EBITDA =EBIT + Khấu hao;
Một số câu hỏi về Giao dịch liên kết thường gặp
Hỏi: Thời hạn lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết là khi nào?
Trả lời: Hồ sơ trong giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và được lưu trữ, xuất trình khi Cơ quan thuế yêu cầu.
Hỏi: Phụ lục I về giao dịch liên kết lập sai có được sửa và nộp lại không?
Trả lời: Phụ lục I về giao dịch liên kết lập sai bạn sửa lại và nộp lại bạn nhé.
Hỏi: Cách lập Báo cáo giao dịch liên kết như thế nào?
Trả lời: ES-GLOCAL đã chia sẻ cách lập báo cáo giao dịch liên kết bạn xem tại đây nhé.
Trên đây là chia sẻ của Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL khi so sánh Nghị định 68 và Nghị định 20 về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đặt câu hỏi theo đường dẫn dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: https://es-glocal.com/hoi-dap/. Cám ơn bạn đã theo dõi.
Tải về
Đăng ký nhận bản tin
Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp
(6 Đánh giá)
Hỏi đáp So sánh Nghị định 68/2020/NĐ-CP và Nghị định 20/2017/NĐ-CP
Bài liên quan
trần ngọc ni
0903919xxx
1 Thích
16:29:47 PM 28/12/2020
Đặng Tiến Trung
Quản trị viên
2 Thích
16:52:35 PM 28/12/2020