Foreign Contractor Tax là gì

Foreign Contractor Tax là gì

1. Withholding tax là gì?

1.1. Khái niệm withholding tax

Withholding tax là gì?

Withholding tax (viết tắt là WHT) được dịch ra tiếng Việt là thuế nhà thầu nước ngoài.

Khi đọc các văn bản pháp luật, kinh tế bằng tiếng Anh, bạn có thể bắt gặp một vài cách gọi khác về loại thuế này như sau:

- Foreign contractor withholding tax, được viết tắt thành FCWT

- Foreign contractor tax được viết tắt là FCT, đây là cách dịch được Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (Association of Chartered Certified Accountants), viết tắt là ACCA đưa ra.( Đây cũng là tổ chức cung cấp chứng chỉ kế toán ACCA)

1.2. Thuế nhà thầu nước ngoài bao gồm những gì?

Thuế nhà thầu bao gồm hai sắc thuế như sau:

- Thứ nhất là VAT

- Thứ hai là thuế thu nhập doanh nghiệp/cá nhân

Trong Thông tư 103/2014/TT-BTC có quy định về thuế nhà thầu nước ngoài ở Điều 12 và Điều 13, cụ thể như sau:

- Thuế nhà thầu nước ngoài sẽ bao gồm thuế giá trị gia tăng 5% và thuế thu nhập cá nhân 5%

- Thông tư cũng quy định rõ về trách nhiệm của tổ chức Việt Nam khi phát sinh hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài. Tổ chức tại Việt Nam phải thông báo đến nhà thầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp/thu nhập cá nhân. Đồng thời, các tổ chức tại Việt Nam cũng cần yêu cầu nhà thầu nước ngoài cung cấp các thông tin liên quan về người lao động nước ngoài (bao gồm các thông tin về quốc tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, vị trí đảm nhiệm cùng với thu nhập khi làm việc tại Việt Nam và một số thông tin cần thiết khác). Việc này giúp các tổ chức tại Việt Nam khai báo đầy đủ các thông tin đến cơ quan thuế trong thời gian chậm nhất là trước 7 ngày kể từ ngày cá nhân nước ngoài bắt đầu làm việc, công tác tại Việt Nam.

2. Những thông tin mới nhất về thuế nhà thầu nước ngoài

Những thông tin mới nhất về thuế nhà thầu nước ngoài

2.1. Đối tượng bị áp thuế và đối tượng đóng thuế

Theo Thông tư 103/2014/TT-BTC, chúng ta có năm loại đối tượng bị áp thuế như sau:

- Đối tượng thứ nhất là tổ chức nước ngoài (nhà thầu nước ngoài và nhà thầu phụ nước ngoài) hay cáccông ty đa quốc gia có hoặc không có cơ sở kinh doanh thường trú tại Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam hoặc không, hai đối tượng này có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Các hoạt động kinh doanh và thu nhập này đều cần có hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết làm cơ sở giữa nhà thầu nước ngoài tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nhà thầu nước ngoài nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc đã ghi trong hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết.

- Đối tượng thứ hai là tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam, có hợp đồng, thỏa thuận được kí kết giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài và các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam gia công, xuất trả hàng hóa ra nước ngoài hoặc thực hiện phân phối, cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng ghi trong Incoterms Điều khoản thương mại quốc tế, theo đó, người bán sẽ chịu mọi rủi ro khi hàng hóa vào đến lãnh thổ nước ta, thì không cần đóng loại thuế này.

- Đối tượng thứ ba là tổ chức, cá nhân người nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh (gồm: phân phối, cung cấp dịch vụ, hàng hóa) và đồng thời, họ cũng là bên sở hữu đối với hàng hóa, dịch vụ, chịu trách nhiệm chi trả các chi phí về phân phối, vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị, truyền thông, chất lượng dịch vụ và hàng hóa, ấn định giá bán khi giao hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức Việt Nam. Các trường hợp tổ chức nước ngoài ủy quyền hoặc là thuê tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, bán hàng hóa và các công việc khác có liên quan cũng phải chịu lại thuế này.

- Đối tượng thứ tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện đàm phán, kí kết các hợp đồng đứng tên tổ chức và cá nhân nước ngoài cũng sẽ bị áp thuế nhà thầu nước ngoài.

- Đối tượng thứ năm là tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất và nhập khẩu, phân phối hàng hóa tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để đưa đi xuất khẩu, bán lại hàng hóa cho thương nhân, doanh nghiệp Việt Nam theo các quy định của pháp luật về thương mại. Tổ chức này sẽ phải xem xét đến thuế xuất nhập khẩu trong việc kinh doanh của mình.

Đối tượng đóng thuế đã được quy định trong pháp luật đó chính là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có sự hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ là bên đóng thuế nhà thầu nước ngoài.

Nhìn chung, đối tượng bị áp thuế là các tổ chức, cá nhân nước ngoài, còn đối tượng đóng thuế là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Nhà nước có thể nắm rõ và quản lý được với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nên họ đương nhiên trở thành đối tượng đóng thuế thay.

2.2. Mục đích thu thuế nhà thầu nước ngoài

- Thuế là một khoản tiền vô cùng quan trọng trong việc cấu thành chính sách tài chính của một quốc gia. Việc thu thuế chính là đảm bảo cho việc hoạt động của bộ máy nhà nước, dùng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh, sản xuất và đảm bảo công bằng giữa các tầng lớp trong xã hội, vì vậy, việc thu thuế nhà thầu nước ngoài cũng là để thực hiện các mục đích đã nêu. Khoản tiền thu được từ thuế nhà thầu nước ngoài cũng góp phần đảm bảo sự ổn định, vững chắc cho ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiều công việc quan trọng liên quan đến sự phát triển chung của cả nước.

- Khoản tiền thuế nhà thầu nước ngoài đã được nộp cho cơ quan thuế sẽ được xác nhận đầy đủ. Đây là căn cứ quan trọng để các tổ chức, cá nhân nước ngoài khai báo và nộp thuế cho cơ quan thuế tại quốc gia của mình sau khi trở về từ Việt Nam.

2.3. Phương pháp kê khai thuế

Tùy vào điều kiện, tình hình thực tế hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài mà chúng ta có hai phương pháp kê khai thuế như sau:

- Phương pháp thứ nhất là phương pháp kê khai, được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại cơ quan thuế. Tuy nhiên, họ phải đảm bảo được cả ba điều kiện sau:

+ Điều kiện thứ nhất là tổ chức nước ngoài cần có cơ sở thường trú tại Việt Nam, còn cá nhân thì là đối tượng cư trú tại Việt Nam.

+ Điều kiện thứ hai là các nhà thầu nước ngoài có thời hạn ghi trong hợp đồng kinh doanh tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài có áp dụng chế độ kế toán Việt Nam đồng thời họ cũng đã thực hiện đăng kí thuế, được cơ quan thuế cấp cho mã số thuế để quản lý.

Khi đã đáp ứng được cả ba điều kiện trên thì tổ chức, cá nhân sẽ tiến hành kê khai và tính thuế giống như các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam khác đã làm.

- Phương pháp thứ hai là phương pháp trực tiếp. Phương pháp này sẽ được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài không đáp ứng được ba điều kiện đã nêu ở trên. Lúc này, tổ chức tại Việt Nam sẽ thực hiện các công việc cần thiết để kê khai và tính thuế cho các nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài.

3. Lưu ý cho các doanh nghiệp Việt Nam về thuế nhà thầu nước ngoài

Lưu ý cho các doanh nghiệp Việt Nam về thuế nhà thầu nước ngoài

Kê khai, tính toán, và nộp thuế là việc mà mỗi doanh nghiệp luôn phải lưu tâm và để ý nếu không sẽ vi phạm pháp luật. Quy định của nhà nước ta về thuế nhà thầunói chung và thuế nhà thầu nước ngoài nói riêng rất rõ ràng, các doanh nghiệp cần nắm rõ và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Cơ quan thuế sẽ không chịu trách nhiệm nếu doanh nghiệp Việt Nam hiểu sai và thực hiện không đúng mà không có phản hồi hay thắc mắc.

Các doanh nghiệp Việt Nam là đối tượng đóng thuế thay còn doanh nghiệp nước ngoài là bên chịu thuế, hãy nhớ rõ điểm này để có sự thông báo đầy đủ, chính xác đến các nhà thầu nước ngoài, sau đó lấy đủ số tiền thuế cần đóng từ họ và nộp cho ngân sách nhà nước. Bản thân các doanh nghiệp cùng bộ phận kế toán, bộ phận pháp lý cần biết và hiểu tường tận về loại thuế này để tránh trường hợp doanh nghiệp phải bỏ tiền ra từ ngân quỹ của mình chỉ để đóng thuế cho nhà thầu nước ngoài. Đừng để doanh nghiệp của mình lãng phí một số tiền lớn chỉ vì bỏ qua những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt như vậy.

Nhà nước và các cơ quan thuế luôn có cơ chế theo dõi, giám sát việc kê khai và nộp thuế nên đừng cho rằng thuế nhà thầu nước ngoài sẽ bị bỏ qua không được quản lý và sẽ không phải đóng. Doanh nghiệp không nên chỉ vì thấy các doanh nghiệp khác không nộp thuế nhà thầu nước ngoài mà mặc định loại thuế này không cần phải nộp.

Các doanh nghiệp phải luôn hiểu rõ và cập nhật các văn bản pháp luật về thuế cùng với việc kê khai, tính toán số thuế phải nộp, thời hạn cuối cùng để hoàn thành việc đóng thuế để có kế hoạch thông báo, thu hồi số tiền thuế phải nộp từ trong tay tổ chức, cá nhân nước ngoài, tránh để tình trạng nộp thuế chậm hay nợ thuế vì không có sự tính toán, chuẩn bị kĩ càng từ trước.

Nếu doanh nghiệp có bất cứ khúc mắc gì với loại thuế này thì đừng ngần ngại gửi công văn hỏi cục thuế hoặc tìm đến các tư vấn viên pháp lý để được hỗ trợ. Các quy định của luật pháp có rất nhiều và không phải ai cũng sẽ nhớ hết, nhưng trong trường hợp cần tìm hiểu luật pháp về bất cứ vấn đề gì, doanh nghiệp, cá nhân cần tìm hiểu kĩ càng để thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Các kế toán viên cũng cần phải nhanh nhạy trong các công việc liên quan đến thuế, nắm bắt chính xác kịp thời các chính sách thuế liên quan đến công ty mình. Ngoài thuế nhà thầu nước ngoài thì còn rất nhiều các loại thuế khác như thuế vãng lai, Thuế lũy tiến, thuế môn bài,... Tùy thuộc vào hình thức kinh doanh của doanh nghiệp mà có từng loại thuế tương ứng nhất định.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu Withholding tax là gì và biết được các thông tin mới nhất về Withholding tax cùng những lưu ý về thuế nhà thầu nước ngoài nếu công ty của bạn là bên đứng ra đóng thuế thay cho họ.

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close