Câu cá là một thú vui tao nhã được rất nhiều người yêu thích trong những thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, để có thể câu cá thành công đòi hỏi người đi câu phải có đầy đủ trang thiết bị, đồ câu cũng như tìm hiểu kỹ về kỹ thuật câu. Tuy nhiên, một trong những kỹ năng người câu cần phải học chính là cách gắn phao cần câu máy, cách buộc dây câu vào cần cần tay cũng như cách làm cây chống cần câu sao cho đúng cách. Bởi vì đây là một trong những kỹ năng quan trọng người câu cần phải biết sẽ giúp quá trình công thuận lợi và thành công hơn.
Đặc biệt, hiện nay có cả cần câu tay và cần câu máy, tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện tài chính mọi người có thể lựa chọn cần câu phù hợp. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu về những kiến thức cách gắn phao câu cá, cách cột dây câu đúng cách, đơn giản thì hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây.
1. Đôi nét về phao câu cá và cách gắn phao cần câu máy đơn giản
Phao câu là một trong những phụ kiện quan trọng trong câu cá, đây là một trong những yếu tố giúp người câu phát hiện cá cắn câu. Từ cần câu tay đến cần câu máy, từ các cần thủ chuyên nghiệp đến nghiệp dư câu cá cũng cần phải sử dụng chúng mới có thể phát hiện được cá đã cắn câu.
Cấu tạo của phao
Đặc điểm cấu tạo của phao câu cá
Trước khi tìm hiểu về cách gắn phao cần câu máy chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về cấu tạo của phao câu cá, từ đó sẽ giúp cho việc lựa chọn phao phù hợp hơn, cũng như giúp thực hiện cách gắn phao câu cá đúng kỹ thuật hơn.
Một chiếc phao thường được cấu tạo từ 4 phần chính là: Chân phao, mũ phao, cần phao và bầu phao, ngoài ra còn có bộ phận gắn chân để có thể thực hiện cách buộc phao vào dây câu.
Bầu phao: Thường được chế tạo từ những vật liệu có tính chất hóa học nhỏ hơn nước như: gỗ balsa, gỗ gòn, gỗ li-e, xốp ép. Những chất liệu này thường có trọng lượng rất nhẹ, có thể nổi được trên mặt nước và mỗi chất liệu sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của các cần thủ.
Cần phao: Thường được làm từ thanh sợi thủy tinh, loại này thường có kích thước khá nhỏ, có độ bền cao. Ngoài ra cũng có cần phao điện cũng được làm từ sợi thanh thủy tinh, xung quanh được quấn dây đồng dẫn điện, bên ngoài được phủ một lớp keo giúp bảo vệ phao hiệu quả.
Mũ phao: thường được làm bằng xốp, thường có màu sắc dễ dàng nhận biết. Còn hình dạng của mũ phao sẽ phụ thuộc vào từng cách câu cũng như từng loại câu.
Chân phao: Đây là bộ phận cũng được chế tạo bằng vật liệu như cần phao. Bộ phần này được được vuốt nhọn để có thể lắp đặt vào bộ phận gắn phao. Còn đối với các chân phao cho cần câu máy thường được làm bằng thanh kim loại tròn, bên ngoài được bọc 1 lớp chì để có thể giúp cân bằng trọng lượng khi cân phao.
Các loại phao sử dụng cho cần câu máy
Có rất nhiều kiểu phao cần câu trên thị trường
Hiện nay phao câu có rất nhiều loại với nhiều kiểu dáng, hình dạng khác nhau. Tùy thuộc vào từng vị trí câu, cách thức câu sẽ lựa chọn loại phao câu phù hợp, bởi vì không có bất kỳ loại phao nào có chức năng dùng câu ở đâu cũng được. Đặc biệt, ngoài việc lựa chọn phao, nắm rõ kỹ thuật cách gắn phao cần câu máy thì các cần thủ còn phải chọn phao dựa trên điều kiện tự nhiên như: sức gió, dòng chảy, độ sâu nước,cũng như loại cá muốn câu.
Hiện nay, phao câu cá được chia làm 2 loại phổ biến là phao ngày và phao đêm. Mỗi loại sẽ phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau.
Phao câu ngày
Phao câu ngày được chia thành 2 loại khác nhau như sau:
+ Lục cần đầu
Đây là loại có phần bầu phao nhỏ vì chỉ có 2 tác dụng chủ yếu là chống sóng và báo hiệu cá cắn câu. Loại này thường đi cùng với bộ phận gắn phao cố định, đối với câu trong môi trường nước sâu sẽ gắn với bộ phận gắn phao chạy.
Đối với môi trường câu có nhiều bè muống, vạt bèo thì loại này cần có phao và chân phao dài, phao ngắn từ 8 12cm để khi đặt vào các khoảng trống nhỏ giữa các lá bèo được linh hoạt hơn.
Còn đối với trường hợp câu ở mực nước trong nhiều sóng, gió đòi hỏi thì loại phao lục cần đầu có tác dụng chống sóng hiệu quả. Nên lựa chọn các loại phao có cần phao nhỏ mảnh, dài khoảng 30cm để giúp chống sóng hiệu quả.
+ Lục xa bờ
Đối với loại phao lục xa bờ có tác dụng làm điểm tựa giúp lưới câu lên thẳng khi giật hiệu quả hơn so với phao lục cần đầu. Để loại phao này phát huy tác dụng, đòi hỏi phải lựa chọn phao cần nặng và to, gắng thêm nhiều chì vào chân phao để khi quăng cầu càng sâu, càng xa thì phao càng to càng nặng.
Với đặc điểm trong lượng của phao nặng còn hỗ trợ giúp các cần thủ ném lưỡi câu dễ dàng hơn, xa hơn và sâu hơn khi đi câu ở xa. Cùng nhờ vậy mà trọng lượng dồn hết vào chân phao giúp chống sóng xa bờ rất tốt. Ngoài ra, trọng lượng phao to và nặng nên giúp loại bỏ sự va chạm của những loại cá con hoặc phòng tránh được sự gây nhiễu cho cần thủ.
Do câu xa bờ nên với loại phao này sẽ giúp các cần thủ dễ dàng quan sát. Tuy nhiên khi câu xa bờ người câu nên dùng phao chạy hoặc có thể sử dụng khóa kinh xoay để gắn phao để giúp phao được chắc chắn hơn. Đồng thời khi sử dụng máy câu nên lựa chọn loại trục sợi inox trơn to dày để giúp dây trục ít bị sờn hơn trong quá trình quăng câu.
Phao đêm
Đối với những cần thủ câu cá vào ban đêm nên tạo phao đêm để giúp dễ dàng nhận biết, đa số các loại phao đêm thường được lắp thêm bóng đèn hoặc pin để phát sáng trong màn đêm, giúp cần thủ dễ dàng phát hiện cá cắn câu khi câu buổi tối. Loại phao này có đầy đủ mọi đặc điểm của phao câu ngày, nhưng có tính tiện dụng hơn vào ban đêm nên giá thành cũng cao hơn.
Ngoài ra, có thể sử dụng chính phao câu ngày nhưng có thể gắn thêm que dạ quang khi câu tối. Tuy nhiên loại này thường ít được sử dụng vì dễ bị cá phát hiện. Vậy nên, để có thể tiết kiệm chi phí, mọi người thường lựa chọn phao ngày đêm có hai ngọn tiện dụng khi đi câu, một ngọn câu ngày, một ngọn câu đêm dễ dàng. Bạn có thể mua ở bất kỳ cửa hàng bán đồ câu nào trên toàn quốc.
Cách gắn phao cần câu máy đơn giản
Cách lắp cần câu cá máy
Vật liệu chuẩn bị để bắt đầu gắn phao cần câu máy
- 1 cái phao
- 1 cặp chuông
- 1 bộ lưỡi câu
- 1 chì
- Hạt chặn tự chế (có thể lấy một đoạn khoảng 1cm ruột bút bi)
Tiến hành lắp phao vào cần câu máy
Bước 1: Lấy hạt chặn tự chế luồn vào dây cước trục của cần câu máy. Để cố định được hạt chặn này không bị tuột, có thể lấy một cây tăm nhỏ nhét vào. Với việc cố định chắc chắn hạt chặn này sẽ giúp cố định phao, cũng như điều chỉnh được cần câu ở những hoàn cảnh câu phù hợp.
Bước 2: Tiến hành gắn phao câu vào dây cước, trên mỗi phao sẽ có một lỗ để luồn dây dễ dàng, luồn cho tới đoạn có hạt chặn thì dừng lại. Bắt đầu chèn thêm một hạt chặn nữa để có được độ xê dịch của phao cố định được phần phao và phần hạt chì phía sau (thực hiện như bước 1).
Bước 3: Tiếp đến sẽ tiến hành luồn chì vào dây câu. Chú ý khoảng cách từ phao đến hạt chì phải cách nhau khoảng tầm 50 70cm và được chia cách bằng hạt chặn.
Bước 4: Cột dây câu vào lưỡi câu
Bước 5: Tra cước từ máy câu luồn vào các khoen máy khâu và lên phía trên đầu cần câu máy là hoàn thành quá trình lắp phao vào cần câu máy.
Hiện nay có hai cách buộc phao cần câu mà các cần thủ hay lựa chọn là đánh lục phao cao và đánh lục phao mím. Tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn cách gắn phao cần câu máy phù hợp.
Buộc phao cao: Có thể dùng để câu xa bờ và đầu cần đều được. Tùy thuộc vào mức độ sóng cũng như từng loại cá câu để có thể buộc phao phù hợp. Thông thường chỉ buộc phao khoảng 2 3cm, còn trường hợp câu cá trắm đen nên buộc phao cao hẳn lên tới 5 7cm. Còn nếu câu cá chép hoặc cá đã bắt đầu nhát lưỡi câu thì nên hạ thấp phao thấp nhất.
Buộc phao mím: Cách buộc này chủ yếu để câu cá xa bờ hoặc cá khôn nhát lưỡi. Cần thủ bắt đầu quăng lưỡi thì buộc phao sao cho nhô lên mặt nước khoảng 2cm. Sau đó, thu cước từ từ cho đến khi nước bắt đầu ngập nửa mũ phao. Với cách buộc này sẽ giúp cho cần thủ có phản ứng nhanh nhẹn hơn khi cá cắn câu. Với cách buộc phao câu cá này thường thích hợp và hiệu quả với những vùng nước có sóng nhẹ hoặc nước lặng bằng phẳng.
Các tín hiệu từ phao phát hiện cá cắn câu
Dựa vào phao để biết được tín hiệu cá cắn câu
Như đã nói trên, phao có công dụng giúp các cần thủ phát hiện được cá đã căn câu. Vậy nên, các cần thủ có thể dựa vào những tín hiệu sau để biết tình hình:
Phao máy: Trường hợp này phao mới chỉ chìm xuống rất nhẹ rồi nhô lên một cách liên tục. Nếu tình trạng phao tiếp tục máy nhiều lần có nghĩa là cá con đang phá, không nên giật lên ngay lập tức. Hãy xem xét, đợi thêm thời gian để xem phao có chìm sâu hay không rồi mới giật cần lên.
Phao lắc: Nếu phao lắc lư nhiều với tốc độ nhẹ nhàng thì hãy kéo dây cần vào nhẹ khoảng 10cm, nhiều trường hợp cá bơi quạt nước làm phao chuyển động nhưng phao lắc nhẹ liên tục thì rất dễ là một chú cá mè đang cắn câu.
Phao lún: Nếu phao chìm xuống nhẹ thì không nên giật lên vì đó rất dễ là cá bé chạm vào phá phách, còn trường hợp phao lún xuống nhẹ nhưng chậm thì rất dễ đó là cá to, hãy nhanh chóng giật lên và đừng chần chừ nhé,
Phao tụt: Nếu trường hợp phao chìm nghỉm và không nhìn thấy phao đâu khoảng vài giây thì chắc chắn là cá to đã dính bẫy, hãy lập tức giật ngay nhanh để thấy được thành quả nhé.
2. Hướng dẫn cách buộc dây câu vào cần tay
Sau khi đã biết được cách gắn phao cần câu máy tùy thuộc vào từng môi trường, từng loài cá thì việc học cách buộc cột dây câu cùng là một yếu tố quan trọng giúp tăng độ cá dính câu hơn. Sau đây là những cách buộc dây câu đơn giản mọi người có thể áp dụng.
Cách 1: Tóm lưỡi không có khoen xỏ dây câu
Các bước Tóm lưỡi không có khoen xỏ dây câu
Đây là một cách buộc dây câu vào cần tay cho các loại lưỡi câu không có khoen xỏ dây câu ở gọng lưỡi. Nên đối với những loại lưỡi câu này thường có kích thước nhỏ từ số 16 trở lên sẽ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tạo một vòng tròn nhỏ có đường kính tương đương gần bằng chiều dài lưỡi câu, sau đó bắt đầu giữ chặt mối nối ở vòng dây đã thắt được đặt cạnh gọng lưỡi câu.
Bước 2: Tiến hành cầm đầu dây câu bên trái bắt đầu quấn xung quanh gọng lưỡi câu khoảng 5 vòng.
Bước 3: Sau khi đã quấn xong bắt đầu lấy nước để bôi trơn dây câu, bắt đầu dùng đầu dây câu phía phải kéo lại để buộc thật chắc. Đối với trường hợp sử dụng mồi bột thì nên để đoạn dây câu thừa khoảng 0,5mm lại để giúp giữ mồi lâu hơn, còn trường hợp dùng môi câu thì nên cắt đoạn dây thừa đi.
Cách 2: Cách buộc dây câu vào lưỡi khoen xỏ kiểu Universel
Các bước buộc dây câu vào lưỡi khoen xỏ kiểu Universel
Đây là một trong những cách buộc dây câu đối với những loại lưỡi câu có khoen xỏ, nên khi buộc dây cũng đơn giản và nhanh chóng hơn theo các bước sau:
- Bước 1: Bắt đầu xỏ dây câu vào khoen lưỡi câu dài khoảng 15 20cm.
- Bước 2: Bắt đầu vòng dây câu một vòng, giữ cố định với một ngón tay
- Bước 3: Tiếp tục xỏ đầu dây câu đang cầm xuyên quá vòng tròn nhỏ đã cố định ở bước 2, tiến hành lấy quấn quanh trục lưỡi khoảng 5 7 vòng.
- Bước 4: Bắt đầu nhúng toàn bộ dây câu đã quấn vào nước để bôi trơn.
- Bước 5: Bắt đầu đầu các vòng quấn dây câu vào sát gọng lưỡi, tiến hành khóa nút bằng cách kéo thật mạnh dây câu vào cho thật chắc chắn và cắt đoạn dây thừa là xong.
Cách 3: Buộc dây câu loại lưỡi câu có khoen xỏ kiểu Paloma
Đối với các loại lưỡi câu có khoen xỏ ngoài cách trên có thể áp dụng theo cách này vừa đơn giản và nhanh chóng hơn.
Các bước buộc dây câu loại lưỡi câu có khoen xỏ kiểu Paloma
- Bước 1: Lấy dây câu gấp đôi lại, bóp để dây câu hơi dẹp để dễ dàng xỏ qua khoen lưỡi câu dễ dàng tạo thành một vòng tròn.
- Bước 2: Tiến hành kéo đầu dây câu dài ra để có thể dễ dàng quấn và móc vào lưỡi câu
- Bước 3: Tiến hành tạo một vòng nhỏ rồi tiếp tục xỏ đầu dây thắt vào trong phía vòng tròn nhỏ đó
- Bước 4: Tiến hành móc dây thắt vào mũi lưỡi câu từ từ ở phía dưới lên trên
- Bước 5: Bắt đầu giữ chắc lưỡi câu rồi cầm dây câu kéo chắc để có thể thắt chặt dây câu và lưỡi câu. Sau đó nhúng vào nước để làm trơn dây, cũng như dây câu chắc chắn hơn rồi cắt đi phần dây câu thừa.
3. Hướng dẫn cách làm cây chống cần câu tự chế đơn giản
Thay vì phải đứng một chỗ cầm cần từ đầu đến cuối buổi đi câu, cũng như để cất giữ cần câu thì mọi người có thể mua cây chống cần câu được bán ở hầu hết các tiệm đồ câu. Ngoài ra, mọi người cũng có thể tự chế giá cắm cần cầu đơn giản chỉ bằng ống inox mua ngoài cửa hàng bán vật liệu sắt thép là có thể thực hiện được đơn giản tại nhà.
Lấy khoảng 1m ống inox uốn cong thành hai phần bằng nhau, ở phía trên uốn cong như trong hình dưới đây.
Điểm luồn cần và hỗ trợ chống đỡ cần
Tiếp đến, lấy thêm khoảng 5cm ống inox bắt đầu uốn cong tương đương như phần phía trên nhưng để ngược hướng lại như hình.
Tạo phần chống đỡ cần chắc chắn
Phía dưới là hai chân cắm xuống đất chắc chắn để có thể chống cần câu hiệu quả, cách thiết kế như hình sau:
Hai chân chống của cây chống cần
Vậy trên đã hoàn thành cách làm cây chống cần câu tại nhà đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Về cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần chống cây chống cần chắc chắn xuống dưới đất, sau khi đã quăng lưỡi câu đánh cá tiến hành luồn cần câu từ phía trên xuống dưới qua điểm ở giữa để có thể chống cần chắc chắn. Việc còn lại chỉ cần ngồi ngắm cảnh, đời chờ cá cắn câu và kéo cần về không cần phải mất công cầm cần trong suốt quá trình đi câu.
Ngoài ra, hiện nay tại các cửa hàng bán đồ câu có cung cấp đầy đủ trang thiết bị đi câu trong đó có cây chống cần câu, mọi người có thể tham khảo và lựa chọn loại tương thích với cần cũng là một gợi ý hay.
Vậy trên là toàn bộ thông tin về hướng dẫn cách gắn phao cần câu máy, cách buộc dây câu vào cần tay, cũng như cách làm cây chống cần câu đơn giản tại nhà dành cho các cần thủ mới vào nghề. Hi vọng với những kiến thức mà chúng tôi mang đến sẽ như hành trang kiến thức giúp mọi người có thể làm quen, cũng như đạt được trình độ câu cá chuyên nghiệp và cao hơn nhé. Chúc bạn thành công!