Khi nào ngôi thai có định

Khi nào ngôi thai có định

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Chuyên khoa sản - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Ngôi thai là một yếu tố quan trọng quyết định sản phụ sẽ sinh thường hay sinh mổ, là tư thế nằm của em bé so với cổ tử cung người mẹ. Trong trường hợp thai ngôi đầu (thai ngôi thuận) thì sản phụ có thể sinh thường được.

1. Ngôi thai đầu là gì?

Thai ngôi đầu
Hình ảnh thai ngôi đầu

Ngôi thai đầu được xem là ngôi thai thuận lợi nhất cho việc sinh nở. Trên thực tế, nhiều người phụ nữ lần đầu làm mẹ không biết ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa và như vậy có phải là ngôi thai thuận hay không.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi siêu âm xác định ngôi thai đầu thì có nghĩa lúc này đầu thai nhi hướng về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về ngực mẹ, giúp bé đi ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tùy theo vị trí của bé, ngôi thai đầu được chia thành các dạng như sau:

  • Ngôi đầu hạ vị: Đây là ngôi mà thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống phía hạ vị, thành ngôi thai thuận hoặc gọi là ngôi đầu - có thể theo dõi để sinh thường khi vào chuyển dạ.
  • Ngôi thóp: Đầu thai nhi sẽ ở lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm
  • Ngôi trán: Thai nhi cũng ngửa đầu lên theo trục của thai nhi với trục của mẹ.
  • Ngôi mặt: Lúc này thai nhi sẽ ngửa đầu lên nhiều nhất, đưa toàn bộ mặt ra trước.
  • Ngoài ngôi đầu hạ vị, các ngôi còn lại mặc dù là ngôi đầu, tuy nhiên, thai nhi cúi không tốt để chuẩn bị đi qua ngã âm đạo nên gây ra những khó khăn trong lúc sinh nở. Vì vậy, tùy vào tình huống khác nhau, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp sinh thường hoặc sinh mổ thích hợp để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

2. Nhận biết ngôi thai đầu bằng cách nào?

Khi bước sang tuần thai 28 trở đi, thai phụ nên siêu âm để biết chính xác nhất việc thai đã xoay đầu để thành ngôi thai thuận hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dự đoán điều này thông qua hình dáng bụng bầu, vị trí thai máy, cử động tay, chân của trẻ trong bụng mẹ.

Nếu thai nhi đã quay đầu, bụng mẹ sẽ có hình ôvan, kéo từ trên xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu. Ở phần trên tử cung, bác sĩ sẽ thấy được mông thai nhi, ở phần dưới tử cung là đầu hình tròn và cứng, hai bên sườn là lưng và tay, chân của bé.

Bên cạnh đó, thai phụ có thể để ý xem hiện tại thai nhi đạp ở phần trên hay dưới bụng. Có khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 29. 20% còn lại sẽ rơi vào 2 trường hợp quay đầu sớm hoặc trễ hơn (trước khi có dấu hiệu chuyển dạ).

Tăng áp lực bụng dưới: Khi thai nhi quay đầu để thành ngôi thai thuận, đó là lúc mẹ cảm thấy áp lực đè lên phần bụng dưới. Bởi đây là nơi tạo nếp gấp khi ngồi. Có thể không phải thai phụ nào cũng cảm nhận được điều này, vì nó còn phụ thuộc vào thành bụng dày hay mỏng.

Nhận biết ngôi thai đầu
Thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 29

3. Ngôi thai thuận sớm có phải là dấu hiệu của sinh sớm?

Có thể hiểu được cảm giác vừa hồi hộp, vừa hạnh phúc xen lẫn lo âu của thai phụ khi bước vào những tuần cuối thai kỳ. Nếu bác sĩ kết luận ngôi thai đầu ở từ tuần 28 trở đi như vậy là thai kỳ đang phát triển bình thường, thai nhi theo ngôi thuận và thai phụ hoàn toàn có thể yên tâm chờ đợi đến ngày chuyển dạ.

Nếu nói ngôi thai quay đầu sớm là dấu hiệu của việc sinh sớm thì điều này cũng không hoàn toàn đúng, bởi theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ một yếu tố thì không nói lên được điều gì, thai phụ nên theo dõi mình có những dấu hiệu khác như: Đau vùng lưng dưới, phù nề, ra dịch hồng,... để biết chính xác tình trạng của thai nhi.

Ngôi thai ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc chuyển dạ và phương pháp sinh, ngôi thai không thuận sẽ dẫn đến sinh khó và phải sinh mổ nếu như các biện pháp can thiệp không tác dụng. Vì vậy, trong những tháng cuối, thai phụ nên khám thai thường xuyên để biết được ngôi thai và có những biện pháp xoay chuyển ngôi thai, từ đó đưa ra lựa chọn phương pháp sinh phù hợp.

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé toàn diện cũng như giúp mẹ an tâm hơn trong khi chuyển dạ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói. Với gói khám này, mẹ sẽ được khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm thường quy để theo dõi sức khỏe. Thai nhi được theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa ở tuần thai 37-40 dự kiến thời điểm sinh chính xác. Khi chuyển dạ, mẹ sẽ được thực hiện các kỹ thuật giảm đau khi sinh và sau sinh như: gây tê ngoài màng cứng, gây tê thần kinh thẹn (áp dụng với đẻ thường), điều trị đau sau mổ (áp dụng với đẻ mổ). Đặc biệt, Vinmec đang triển khai các dịch vụ Plasma lạnh giúp các vết thương nhanh lành như: vết mổ lấy thai, vết khâu tầng sinh môn, cuống rốn trẻ em và tình trạng cương sữa tránh tình trạng sưng đỏ, nhiễm trùng, khô, phẳng, mép liền đẹp, ít đau, không thâm tím, không lồi.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thai sản tại Vinmec thì hãy đăng ký trực tiếp tại website để được phục vụ.

Khách hàng khám thai tại Vinmec
Hình ảnh khách hàng được tư vấn sức khỏe sau khi khám thai tại Vinmec

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close