-
Tên khoa học: Thở NCPAP
-
Tên thường gọi: Thở NCPAP
-
Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Thở NCPAP (nasal continuous positive airway pressure) hay còn gọi là thở áp lực dương liên tục qua mũi. Đây là một Phương pháp hỗ trợ hô hấp ở bệnh nhân còn tự thở bằng cách duy trì dòng khí hằng định áp lực dương liên tục suốt chu kỳ thở và duy trì dung tích khí cặn chức năng
- Viêm tiểu phế quản
Chỉ định:
-
Trẻ suy hô hấp.
-
Bệnh nhân bị ngạt nước.
-
Bệnh nhân bị phù phổi, tràn dịch màng phổi, viêm tiểu phế quản.
-
Bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp.
-
Bệnh nhân mắc bệnh màng trong.
-
Bệnh nhân lên cơn ngừng thở sơ sinh non tháng.
-
Bệnh nhân bị viêm phổi hít phân su.
-
Bệnh nhân bị xẹp phổi do tắc đờm.
-
Bệnh nhân bị dập phổi do chấn thương ngực.
-
Bệnh nhân sau hậu phẫu ngực và cần cai máy thở.
Chống chỉ định:
-
Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi chưa dẫn lưu.
-
Bệnh nhân bị sốc giảm thể tích.
-
Bệnh nhân bị hen suyễn hoắc các bệnh lý phổi như khí phế thũng.
-
Bệnh nhân tăng áp lực nội sọ: xuất huyết não, viêm màng não.
-
Bệnh nhân bị teo ruột non, tắc ruột, thoát vị hoành.
-
Bệnh nhân bị dị tật đường hô hấp: sứt môi, hở hàm ếch, teo mũi sau, teo thực quản có dò khí.
Ưu điểm:
-
Tỷ lệ thành công trên 95%.
-
Không xâm lấn đến cơ thể bệnh nhân.
-
Giảm tỷ lệ tử vong.
-
Giảm tỷ lệ đặt nội khí quản cho bệnh nhân.
-
Bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.
-
An toàn cho sức khỏe bệnh nhân.
Nhược điểm:
-
Có thể khiến bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ và giảm cung lượng tim.
Bước 1: Xét nghiệm, kiểm tra bệnh nhân kỹ lưỡng.
Bước 2: Đặt bệnh nhân lên giường, gối đầu cao 30 độ.
Bước 3: Vệ sinh mũi và hút đờm nhớt cho bệnh nhân.
Bước 4: Lắp ráp hệ thống NCPAP với lưu lượng và áp lực phù hợp với cơ thể bệnh nhân.
Bước 5: Gắn hệ thống NCPAP vào cơ thể bệnh nhân.
-
Gắn cannula vào van Benvenist, luồn dây qua cannula.
-
Gắn cannula nhẹ nhàng vào mũi bệnh nhân, luồn dây qua gáy và cố định một bên tai.
-
Lấy gạc dán băng keo cố định trên trán.
-
Ghi ngày giờ thở NCPAP lên bình làm ẩm.
Bước 6: Sau khi tháo hệ thống NCPAP tiếp tục cho bệnh nhân thở oxy và cai dần cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh.
-
Bệnh nhân ngủ ngon, da hồng hào, nhịp thở bình thường.
-
Ngực bệnh nhân hết bị rút lõm.
-
Bụng bệnh nhân bị trướng.
-
Mũi bệnh nhân bị loét.
-
Bệnh nhân bị tím tái, khó thở, bứt rứt khó chịu.
-
Điều chỉnh áp lực theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
-
Tránh tăng áp lực đột ngột khi thay đổi.
-
Kiểm tra kỹ: lưu lượng kế, áp lực, nhiệt độ, nước bình làm ẩm, bẫy nuowcsm cannula.
-
Thay hệ thống NCPAP cho bệnh nhân mỗi 72 giờ/lần.
-
Thường xuyên quan sát và kiểm tra bệnh nhân và hệ thống NCPAP.
XEM THÊM:
-
Trẻ sinh ở tuần thai nào thì được coi là sinh non?
-
Cứu sống trẻ sinh non bị suy tim, suy hô hấp nặng do virus RSV
-
Loạn sản phế quản phổi: Căn bệnh thường gặp ở trẻ sinh non