So sánh cánh tả và cánh hữu

So sánh cánh tả và cánh hữu

Chính trị cánh hữu đề cập tới các quan điểm hoặc lập trường có khuynh hướng chính trị-xã hội trái ngược với cánh tả trong hệ chính trị tảhữu. Họ cho là một số trật tự xã hội và hệ thống phân cấp cũng như chủ nghĩa Quốc gia dân tộc và bảo thủ - tôn giáo tín ngưỡng và tâm linh là không thể tránh khỏi, tự nhiên, bình thường, hoặc được mong muốn bởi quần chúng nhân dân ở đâu đó, nhấn mạnh tôn ti trật tự, lòng yêu nước, sự gắn kết xã hội và trách nhiệm cá nhân với xã hội, tính kỷ luật,[1][2][3] họ thường bảo vệ lập trường này trên cơ sở của luật tự nhiên, kinh tế học hay truyền thống.[4][5][6][7][8][9] Hệ thống cấp bậc và bất bình đẳng theo quan điểm này có thể được xem như là kết quả tự nhiên của sự khác biệt truyền thống xã hội [10], hoặc sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường[11][12]

Nguồn gốcSửa đổi

Thuật ngữ cánh hữu để ám chỉ số lượng hay sự khác nhau trong các quan điểm chính trị, nó được tạo ra trong cuộc cách mạng Pháp (1789-1799) và được sử dụng cho các chính trị gia ở Quốc hội Pháp; những người ngồi bên phải chiếc ghế của Chủ tịch Quốc hội và đòi thành lập chế độ quân chủ cũ trước đây (Ancien Régime). Cánh hữu lúc đó tại Pháp được thành lập để chống lại phe cánh tả, bao gồm những chính trị gia ủng hộ xã hội có cấp bậc, xã hội truyền thống với sự ảnh hưởng của nhà thờ. Thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng mạnh khi chế độ quân chủ được khôi phục vào năm 1815.

Từ những năm 1830 đến những năm 1880, tại châu Âu cơ cấu giai cấp xã hội và nền kinh tế đã chuyển đổi quyền lực từ tầng lớp quý tộc sang giai cấp tư sản. Sự thay đổi chuyển dịch sang chủ nghĩa tư bản bắt đầu khi Đảng Bảo thủ của Anh quay sang ủng hộ chủ nghĩa tư bản.

Quan điểmSửa đổi

Ý nghĩa của cánh hữu "khác nhau giữa các xã hội, các thời kỳ lịch sử, và các hệ thống chính trị và các hệ tư tưởng".[13] Theo Từ điển The Concise Oxford Dictionary of Politics, trong các nền dân chủ tự do, chính trị cánh hữu phản đối chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội. Các đảng cánh hữu bao gồm các đảng viên bảo thủ, những người theo chủ nghĩa dân chủ Kitô giáo, những người tự do cổ điển, những người theo chủ nghĩa dân tộc và những người theo chủ nghĩa quốc gia và cực hữu là những người phân biệt chủng tộc và phát xít.[14]

So sánh giữa phe cánh hữu và cánh tảSửa đổi

Mặc dù cánh hữu bắt đầu với những người theo chủ nghĩa bảo thủ duy truyền thống, chủ nghĩa quân chủ, nó dần chuyển thành các phong trào bao gồm chủ nghĩa tự do cổ điển, chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa thượng đẳng chủng tộc, dân chủ Kitô giáo, chủ nghĩa cơ yếu. Để xem xét cánh hữu hay cánh tả thường dựa vào đường lối thực tế hơn là hệ tư tưởng chính thức, ví dụ thu hẹp bộ máy hành chính là biểu hiện chính trị cánh hữu - phình to bộ máy hành chính là biểu hiện chính trị cánh tả, tăng thu ngân sách công là chính trị cánh tả - giảm thu chi ngân sách công là chính trị cánh hữu, tăng thuế đánh vào các tầng lớp tư sản là chính trị cánh tả - giảm thuế là chính trị cánh hữu, tư hữu hóa biểu hiện chính trị cánh hữu - quốc hữu hóa là biểu hiện chính trị cánh tả, nhấn mạnh vai trò văn hóa tôn giáo trong đời sống xã hội là chính trị cánh hữu - văn hóa thế tục hay vô thần là chính trị cánh tả (tuy nhiên cũng có một tôn giáo là duy lý và vô thần), mở rộng quyền nhiều hơn xuống tầng lớp dưới là biểu hiện chính trị cánh tả và ngược lại là cánh hữu, cắt giảm an sinh xã hội là biểu hiện chính trị cánh hữu - tăng an sinh xã hội là biểu hiện chính trị cánh tả, kiểm soát nhập cư hay kiểm soát hôn nhân với người nước ngoài là biểu hiện chính trị cánh hữu - thông thoáng nhập cư hay cho kết hôn với người nước ngoài là biểu hiện chính trị cánh tả, thông thoáng đầu tư nước ngoài là biểu hiện chính trị cánh hữu - chú trọng bảo vệ kinh tế trong nước, thực thi tự cung tự cấp (bao cấp) là biểu hiện chính trị cánh tả, gia tăng nhà nước kiểm soát kinh tế là chính trị cánh tả - ngược lại là cánh hữu, tự do tài chính, tiền tệ là chính trị cánh hữu - kiểm soát tài chính và thao túng tiền tệ là chính trị cánh tả...v.v.

Chính sách của cánh hữu ở các nước đa nguyên đa đảng thường có lợi nhiều hơn cho tầng lớp trên hay trung lưu lớp trên trong xã hội, nhưng chính sách kinh tế có hiệu quả của họ hấp dẫn cả một bộ phận tầng lớp dưới, hay các chính sách dân tộc chủ nghĩa khích lệ tinh thần dân tộc, chính sách tôn giáo hấp dẫn cả những bộ phận khác trong xã hội. Ví dụ: Ở Mỹ, Đảng Cộng hòa thường có xu hướng hạn chế người nhập cư hơn so với Đảng Dân chủ, để bảo vệ phồn thịnh và văn hóa truyền thống của Mỹ.

Trong quan hệ quốc tế, cánh hữu (ở các nước đa đảng) thường ít chú trọng hội nhập và quan tâm lợi ích dân tộc nhiều hơn, và thường hay gây ra các xung đột quốc tế hơn. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một dạng chính trị cực đoan của cánh hữu.

Trong thời kỳ thực dân, các đảng cánh hữu ở các chính quốc lẫn thuộc địa thường ủng hộ cho chế độ thuộc địa, hay bảo hộ. Trước phong trào giải phóng dân tộc, hay vấn đề phi thực dân hóa được đưa vào nghị sự của Liên hợp quốc, có khi các đảng cánh hữu ở các chính quốc cũng ủng hộ cho độc lập, nhưng vẫn muốn duy trì chế độ ban đầu ở các thuộc địa cũ. Một ví dụ điển hình là Anh trao trả độc lập cho một số nước vùng Vịnh năm 1971, nhưng duy trì ở đây các chế độ quân chủ Hồi giáo để ngăn ngừa chủ nghĩa cộng sản.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Johnson, Paul (2005). Auburn University website Right-wing, rightist Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). A Political Glossary. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2014.
  2. ^ Bobbio, Norberto and Allan Cameron,Left and Right: The Significance of a Political Distinction. University of Chicago Press, 1997, p. 51, 62. ISBN 978-0-226-06246-4
  3. ^ J. E. Goldthorpe. An Introduction to Sociology. p. 156. ISBN 0-521-24545-1.
  4. ^ Rodney P. Carlisle. Encyclopedia of politics: the left and the right, Volume 2. University of Michigan; Sage Reference, 2005. p.693, 721. ISBN 1-4129-0409-9
  5. ^ T. Alexander Smith, Raymond Tatalovich. Cultures at war: moral conflicts in western democracies. Toronto, Canada: Broadview Press, Ltd, 2003. p. 30. "That viewpoint is held by contemporary sociologists, for whom 'right-wing movements' are conceptualized as 'social movements whose stated goals are to maintain structures of order, status, honor, or traditional social differences or values' as compared to left-wing movements which seek 'greater equality or political participation.' In other words, the sociological perspective sees preservationist politics as a right-wing attempt to defend privilege within the social hierarchy."
  6. ^ Left and right: the significance of a political distinction, Norberto Bobbio and Allan Cameron, p. 37, University of Chicago Press, 1997.
  7. ^ Seymour Martin Lipset, cited in Fuchs, D., and Klingemann, H. 1990. The left-right schema. pp. 20334 in Continuities in Political Action: A Longitudinal Study of Political Orientations in Three Western Democracies, ed.M.Jennings et al. Berlin:de Gruyter
  8. ^ Lukes, Steven. 'Epilogue: The Grand Dichotomy of the Twentieth Century': concluding chapter to T. Ball and R. Bellamy (eds.), The Cambridge History of Twentieth-Century Political Thought. pp.610612
  9. ^ Clark, William. Capitalism, not Globalism. University of Michigan Press, 2003. ISBN 0-472-11293-7, ISBN 978-0-472-11293-7
  10. ^ Smith, T. Alexander and Raymond Tatalovich. Cultures at War: Moral Conflicts in Western Democracies (Toronto, Canada: Broadview Press, Ltd., 2003) p. 30. "That viewpoint is held by contemporary sociologists, for whom 'right-wing movements' are conceptualized as 'social movements whose stated goals are to maintain structures of order, status, honor, or traditional social differences or values' as compared to left-wing movements which seek 'greater equality or political participation.' '
  11. ^ Scruton, Roger A Dictionary of Political Thought "Defined by contrast to (or perhaps more accurately conflict with) the left the term right does not even have the respectability of a history. As now used it denotes several connected and also conflicting ideas (including) 1)conservative, and perhaps authoritarian, doctrines concerning the nature of civil society, with emphasis on custom, tradition, and allegiance as social bonds... 8) belief in free enterprise free markets and a capitalist economy as the only mode of production compatible with human freedom and suited to the temporary nature of human aspirations..." pp. 2812, Macmillan, 1996
  12. ^ J. E. Goldthorpe. An Introduction to Sociology. "There are... those who accept inequality as natural, normal, and even desirable. Two main lines of thought converge on the Right or conservative side...the truly Conservative view is that there is a natural hierarchy of skills and talents in which some people are born leaders, whether by heredity or family tradition.... now... the more usual right-wing view, which may be called 'liberal-conservative', is that unequal rewards are right and desirable so long as the competition for wealth and power is a fair one." p. 156. Cambridge, England, UK; Oakleigh, Melbourne, Australia; New York, New York, USA p. 156. ISBN 0-521-24545-1.
  13. ^ Augoustinos, Martha; Walker, Iain; Donaghue, Ngaire (2006). Social Cognition: An Integrated Introduction (ấn bản 2). London: Sage Publications. tr.320. ISBN9780761942191.
  14. ^ McLean, Iain; McMillan, Alistair (2008). The Concise Oxford Dictionary of Politics (ấn bản 3). Oxford: Oxford University Press. tr.465. ISBN9780199205165.

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close