9 tháng là bao nhiêu ngày

9 tháng là bao nhiêu ngày

Giới thiệu bác sĩ sản phụ khoa CKI Trần Thị Thành

Bác sĩ tham vấn sức khỏe

Giới thiệu bác sĩ sản phụ khoa CKI Trần Thị Thành
Cẩm nang sức khỏe
|
11/30/2020
HomeCẩm nang sức khỏe
Hình ảnh quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày theo từng tuần

Mang thai 9 tháng 10 ngày là một hành trình mang lại cho thai phụ nhiều trải nghiệm thú vị. Mỗi tuần trong bụng mẹ, thai nhi đều không ngừng phát triển, có những thay đổi rõ rệt về kích thước, cân nặng, hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể và hình hài để chuẩn bị cho việc chào gặp thế giới bên ngoài. Vì vậy, việc quan sát, dõi theo sự phát triển của con trong thai kỳ là mong muốn, niềm vui của hầu hết các bậc cha mẹ. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia TriGiaLo sẽ chia sẻ tới bạn đọc về quá trình hình thành và phát triển đầy tuyệt diệu của thai nhi, từ khi tinh trùng gặp trứng cho đến ngày em bé chào đời. Mời bạn đọc tham khảo!

Nội Dung Bài Viết[Click]

Mang thai 9 tháng 10 ngày tính từ ngày nào?

Khi biết bản thân mang thai, điều mà chị em muốn biết trước hết chính là việc thai đã được bao nhiêu tuần? Để có đáp án cho câu trả lời này, chị em cần phải nhớ được ngày kinh nguyệt cuối cùng của mình.

Cụ thể, mang thai 9 tháng 10 ngày được tính từ ngày nào? Theo các chuyên gia TriGiaLo, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng được tính là ngày bắt đầu tuần thai đầu tiên. Các tuần sau đó được cộng vào lần lượt như bình thường.

Lưu ý rằng với cách tính này, thai kỳ sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, lớn hơn thực tế khoảng 2 tuần. Điều này là xuất phát từ việc không thể xác định được chính xác thời điểm thụ thai.

Mang thai 9 tháng 10 ngày tính từ ngày nào?
Mang thai 9 tháng 10 ngày tính từ ngày nào?

Đối với những trường hợp chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, khoảng từ 28 - 32 ngày thì việc mang thai 9 tháng 10 ngày tính từ ngày nào sẽ đơn giản hơn.Theo đó, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày thì ngày rụng trứng chính là ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối sẽ là ngày thai được 2 tuần tuổi. Tuy nhiên, trứng cũng có thể rụng trước hoặc sau giữa chu kỳ kinh nguyệt nên sai số có thể trong khoảng 1 tuần.

Cách tính này khiến nhiều người thắc mắc rằng bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần? Không phải là hơn 37 tuần sao? Tại sao lại lên có tới 40 tuần thai kỳ? Như đã giải thích ở trên, 40 tuần mang thai sẽ bao gồm thêm 2 tuần của chu kỳ kinh nguyệt trước thời điểm trứng rụng. Bên cạnh đó, tùy vào cơ địa của mỗi người mà lịch dự sinh sẽ khác nhau, không hoàn toàn là 9 tháng 10 ngày.

Quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ của thai nhi được chia thành 3 giai đoạn: thụ thai và hình thành phôi thai, thai nhi phát triển và thời điểm chào đời. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Thụ thai và hình thai phôi thai (tuần 1 và 2 của thai kỳ)

Để có thể mang thai, trứng và tinh trùng trước hết phải gặp được nhau và thụ thai thành công. Vì vậy, các cặp đôi nếu muốn có con nên quan hệ vào ngày trứng rụng để tăng khả năng thụ thai.

Theo đó, khi nam giới xuất tinh vào trong âm đạo của nữ giới, tinh trùng sẽ bắt đầu quá trình di chuyển vào sâu bên trong tìm gặp trứng. Nếu trứng đã rụng, chúng sẽ bắt đầu quá trình liên kết với nhau, thụ thai thành một hợp tử. Trong trường hợp trứng chưa rụng thì tinh trùng có thể chờ trong khoảng 3 ngày trước khi chết và tiêu biến. Đây là tuần đầu tiên của quá trình 9 tháng mang thai kỳ diệu.

Ở tuần thứ 2, trứng sau khi được thụ tinh sẽ liên tục phân chia thành nhiều tế bào trong suốt những ngày sau đó. Chúng cũng sẽ bắt đầu di chuyển xuống ống dẫn trứng, chuẩn bị đi vào tử cung và xâm nhập vào lớp niêm mạc để bám vững để làm tổ tại đây.

Thai nhi tuần thứ 2
Thai nhi tuần thứ 2

Giai đoạn 2: Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần

Khi đã xâm nhập vào lớp niêm mạc của tử cung, phôi thai sẽ bắt đầu quá trình làm tổ và không ngừng phát triển về kích thước, cân nặng, hình hài. Quá trình hình thành thai nhi theo tuần này được chia làm 3 thời kỳ nhỏ lần lượt là tam cá nguyệt thứ nhất đến tam cá nguyệt thứ 3. Cụ thể:

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất

Đây là giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Thời điểm này cơ thể thai phụ sẽ có những thay đổi đầy mới lạ để đáp ứng tốt cho sự xuất hiện và phát triển của một sinh linh nhỏ bên trong.

Nhìn chung, thời điểm này thai nhi phát triển khá chậm, thai phụ chưa cảm nhận được nhiều sự liên kết với bé. Tuy nhiên, thời điểm này đặc biệt quan trọng, là nền tảng quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng ở những tháng sau.

  • Thai nhi tuần thứ 3:

Tuần thứ 3 của thai kỳ được xem là thời điểm khẳng định quá trình thụ thai có diễn ra thành công không. Theo đó, nếu trứng và tinh trùng gặp nhau và kết hợp thành công, chị em sẽ nhận thấy dấu hiệu đầu tiên khi mang thai là việc trễ kinh 1 tuần.

Thai nhi tuần thứ 3
Thai nhi tuần thứ 3

Trứng được thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử, không ngừng phân chia và di chuyển dần vào bên trong tử cung của thai phụ để làm tổ. Lúc này, cơ thể sẽ nhận được tín hiệu bản thân đã mang thai, tiết ra nhiều hormone Estrogen và Progesterone để nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

  • Thai nhi tuần thứ 4

Ở thời điểm này, hợp tử đã được gọi là phôi thai. Các dấu hiệu mang thai như: buồn nôn, trễ kinh, căng tức ngực...đã bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, một số chị em đã có những nghi ngờ ban đầu về việc bản thân mang thai.

Thai nhi tuần thứ 4
Thai nhi tuần thứ 4

Bước sang tuần thứ 4 của thai kỳ, phôi thai đã có sự gia tăng đáng kể về kích thước, có hình dạng giống như một hạt anh túc với hàng trăm các tế bào nhỏ bên trong sẽ phát triển thành các cơ quan, bộ phận sau này trên cơ thể. Hormone có trong thai kỳ là hCG cũng bắt đầu được tiết ra nên việc xét nghiệm máu hay nước tiểu lúc này cũng đã cho kết quả kiểm tra tương đối chính xác.

  • Thai nhi tuần thứ 5

So với lúc mới thụ thai, kích thước thai nhi ở tuần thứ 5 đã lớn hơn gấp 10.000 lần. Lúc này, bé có hình dáng khá giống một chú nòng nọc nhưng kích thước vẫn còn rất nhỏ. Hệ thống tuần hoàn, não, đường tiêu hóa và tủy sống đang bắt đầu hình thành. Các tế bào máu, tế bào thần kinh, tế bào thận cũng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, đây được xem là thời kỳ nhạy cảm, mọi tác động bên ngoài và bên trong cơ thể thai phụ cũng đều ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé.

Thai nhi tuần thứ 5
Thai nhi tuần thứ 5
  • Thai nhi tuần thứ 6

Thai nhi ở tuần 6 là thời điểm chị em nên đi khám thai lần đầu tiên. Ở cột mốc này, bác sĩ đã có thể đo được chiều dài túi thai, kích thước thai. Theo đó, túi thai sẽ có kích thước trung bình khoảng từ 5 - 6mm, chiều dài thai khoảng 1cm, tương đương với một hạt táo. Hệ tuần hoàn và xương của thai nhi cũng bắt đầu hình thành, một số trường hợp đã xuất hiện tim thai.

Thai nhi tuần thứ 6
Thai nhi tuần thứ 6
  • Thai nhi tuần thứ 7

Hầu hết thai nhi ở tuần thứ 7 đã xuất hiện tim thai. Bác sĩ đã có thể kiểm tra nhịp tim của bé qua siêu âm. Nhịp tim thai lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành buồng phải, buồng trái. Trung bình, nhịp đập thai mỗi phút khoảng từ 90 đến 110 nhịp/phút.

Thai nhi tuần thứ 7
Thai nhi tuần thứ 7

Tuần thứ 7, thai nhi tập trung phát triển trí não. Bên cạnh đó, các bộ phận như mũi, miệng và tai cũng bắt đầu được tạo hình. Thời điểm này khá nhạy cảm, chị em sẽ bắt đầu những cơn ốm nghén, gây khó chịu, mệt mỏi.

  • Thai nhi tuần thứ 8

Bước sang tuần thứ 8, thai nhi đã có chiều dài khoảng 1.5cm, gấp đôi so với tuần thứ 7. Tuy nhiên, lúc này chú nòng nọc vẫn chưa tiêu biến đuôi nhưng thời gian ngắn sau sẽ nhanh chóng biến mất.

Thai nhi tuần thứ 8
Thai nhi tuần thứ 8

Xét về hình hài, thai nhi lúc này đã có nhiều sự thay đổi. Chân và cánh tay dần được hình thành.Ngón tay, ngón chân, môi và mí mắt đã bắt đầu rõ nét hơn. Van tim, ống dẫn không khí từ cổ họng đến phổi cũng đã phát triển nhất định.

  • Thai nhi tuần thứ 9

Quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần không ngừng thay đổi diệu kỳ. Ở tuần thứ 9, thai đã có kích thước bằng với một quả nho với chiều dài khoảng hơn 2,3cm. Hệ thống cơ quan sinh dục lúc này bắt đầu hình thành nhưng để có thể biết được giới tính thai thì phải tới tuần thứ 16, 17.

Thai nhi tuần thứ 9
Thai nhi tuần thứ 9

Cũng trong tuần này, miệng và lưỡi của thai nhi cũng đã hình thành. Bàn chân và tay đã phân chia thành từng ngón. Thai nhi lúc này đã có những chuyển động bên trong tử cung nhưng do bé còn quá nhỏ nên thai phụ có thể cảm nhận được sự chuyển động này.

  • Thai nhi tuần thứ 10

Ở tuần thứ 10, đuôi phôi thai đã biến mất, chiều dài đầu đến mông của thai nhi rơi vào khoảng từ 31 đến 40mm.Tim thai đã được chia thành 4 khoang rõ ràng. Thời điểm này, các bộ phận trên cơ thể bé gần như đã phát triển nhưng não vẫn còn khá to, da mờ và hệ tiêu hóa vẫn còn đang trong quá trình phát triển.

Thai nhi tuần thứ 10
Thai nhi tuần thứ 10
  • Thai nhi tuần thứ 11

Tuần thứ 11 của thai kỳ là thời gian hình thành thanh quản nhưng để hoàn thiện cần phải mất thêm một thời gian ngắn nữa. Điểm đặc biệt của thai nhi thời điểm này là tay bé bắt đầu có những cơ động và nắm chặt lại hình nắm đấm. Não bộ và thần kinh phát triển vượt bậc, chồi răng cũng đã mọc, mắt được hình thành, khuôn mặt đã trở nên rõ nét hơn.

Thai nhi tuần thứ 11
Thai nhi tuần thứ 11
  • Thai nhi tuần thứ 12

Thai nhi ở tuần thứ 12 là cột mốc quan trọng mà thai phụ cần đi siêu âm kiểm tra. Lúc này bé đã trở nên cứng cáp hơn, hình hài có phần rõ ràng hơn nhiều. Chị em có thể hình dung kích thước của bé hiện tại lớn bằng một quả chanh.

Thai nhi tuần thứ 12
Thai nhi tuần thứ 12

Về cơ bản, chức năng của hệ thần kinh trung ương, gan, tim và hệ bài tiết đã hoàn thiện. Nhịp tim thai lúc này đã tăng hơn thời kỳ đầu, trung bình từ 120 - 160 nhịp/phút.

  • Thai nhi tuần thứ 13

Ở tuần thứ 13 trong quá trình mang thai hơn 9 tháng 10 ngày, thai phụ vẫn chưa có nhiều cảm nhận về sự hiện diện của bé ở trong bụng. Tuy nhiên, lúc này thai nhi đã có dấu hiệu nhận biết đặc biệt riêng của mình chính là việc hình thành vân tay. Không chỉ thế, bé cũng đã biết cau mày, nhăn mặt.

Thai nhi tuần thứ 13
Thai nhi tuần thứ 13

Thời điểm này, các cử động của bàn tay, bàn chân cũng đã linh hoạt hơn.Thai nhi có thể xòe ra hay co lại, chân có thể gập hoặc duỗi nhẹ. Bên cạnh đó, miệng cũng đã có những động tác như bú mút nhưng cử động này vẫn còn khá yếu nên thai phụ chưa có thể cảm nhận được.

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 được tính từ tuần phát triển thứ 14 đến tuần thứ 27 trong bụng mẹ của thai nhi. Đây được xem là thời kỳ ổn định nhất của thai nhi. Thời điểm này chủ yếu tập trung phát triển xương cơ và mẹ đã có thể biết được giới tính và nhìn rõ khuôn mặt của bé qua siêu âm.

  • Thai nhi tuần thứ 14

Bắt đầu từ tuần thứ 14, kích thước của thai nhi sẽ có sự tăng trưởng đáng kể. Trung bình mỗi tuần thai tăng thêm khoảng 2g. Hệ thần kinh trung ương cũng đã phát triển lên tới vài triệu tế bào, cơ quan sinh dục cũng đang bắt đầu có sự hình thành cụ thể hơn trong tuần này. Vì vậy, chỉ ít lâu nữa thôi, thai phụ có thể biết được giới tính của con.

Thai nhi tuần thứ 14
Thai nhi tuần thứ 14
  • Thai nhi tuần thứ 15

Thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 10cm và nặng khoảng 70g (tương đương với 1 quả táo nhỏ). Khi siêu âm, thai phụ có thể quan sát mí mắt của bé vẫn nhắm chặt lại nhưng bé đã có thể nhìn thấy nếu có ánh sáng đi qua bụng mẹ.

Thai nhi tuần thứ 15
Thai nhi tuần thứ 15
  • Thai nhi tuần thứ 16

Ở tuần thứ 16, kích thước của bé đã tương đương với một quả bơ. Da đầu của thai nhi đã được tạo hình mặc dù vẫn chưa có tóc. Lúc này, mẹ đã có thể cảm nhận được những thai máy. Đầu của bé lúc này đã thẳng hơn, tai cũng đã đến gần vị trí chuẩn.

Thai nhi tuần thứ 16
Thai nhi tuần thứ 16

Nhờ hệ xương ngày một phát triển mà thai nhi đã cứng cáp hơn rất nhiều. Các chuyên gia TriGiaLo luôn khuyến cáo thai phụ cần bổ sung đầy đủ canxi cũng như áp dụng các phương pháp thai giáo để giúp cơ thể thai nhi phát triển tốt hơn, hỗ trợ phát triển não bộ hiệu quả.

  • Thai nhi tuần thứ 17

Chiều dài thai từ đầu đến mông khoảng 13cm, nặng khoảng 140g. Thời điểm này việc xác định giới tính của thai đã rất rõ ràng.

Thai nhi tuần thứ 17
Thai nhi tuần thứ 17

Thai nhi đã bắt đầu vận động các khớp, dây rốn cũng ngày càng dày và khỏe hơn. Thai phụ đã lúc này bắt đầu cảm nhận rõ hơn những cú đạp của bé. Tuy nhiên, vì bé còn khá nhỏ nên những thai máy này không quá ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ.

  • Thai nhi tuần thứ 18

Cơ thể thai nhi đã có sự cân đối hơn, chân tay phát triển đồng đều với cơ thể. Tóc đã bắt đầu xuất hiện trên da đầu bé.

Thai nhi tuần thứ 18
Thai nhi tuần thứ 18

Tuần này, trọng lượng của bé vào khoảng 190gram. Lớp màng bào vệ myelin đang dần hình thành xung quanh dây thần kinh của bé. Cùng với đó, thai cũng bắt đầu có những động tác duỗi thẳng tay, thằng chân nên mẹ có thể cảm nhận được.

  • Thai nhi tuần thứ 19

Cột mốc này mang rất nhiều ý nghĩa vì gần như thai phụ đã có thể cảm nhận được từng nhịp đập bên trong cơ thể của bé. Các giác quan như: khứu giác, thị giác, xúc giác và vị giác đang phát triển nhanh chóng. Vì thế bé có thể nghe được những âm thanh bên ngoài. Lúc này, trọng lượng của thai nhi khoảng 240g, tương đương kích cỡ của một quả lựu.

Thai nhi tuần thứ 19
Thai nhi tuần thứ 19
  • Thai nhi tuần thứ 20

Tuần thứ 20 của thai kỳ, thai nhi sẽ có trọng lượng khoảng 300g và có chiều dài từ đầu đến mông khoảng hơn 16cm. Thai nhi lúc này thường hay nuốt nước ối để tập luyện cho hoạt động tiêu hóa về sau. Hệ thống tiêu hóa đang tạo ra phân su, có màu tối và dính dính trong lần đầu đại tiện hoặc thải ra khi thai phụ sinh.

Thai nhi tuần thứ 20
Thai nhi tuần thứ 20
  • Thai nhi tuần thứ 21

Sang tuần thứ 21, lông mi và tóc của thai nhi bắt đầu mọc nhiều hơn. Xương hàm cũng sẽ được hình thành trong tuần này. Thay vì đập cánh, bé chuyển sang đá hoặc đạp vào thành tử cung của mẹ vì thế thai phụ lúc này sẽ thường xuyên cảm nhận được thai máy rõ ràng của bé. Ca·ân na·ăng·ặng cua·ủa be·é la·à 430g

Thai nhi tuần thứ 21
Thai nhi tuần thứ 21
  • Thai nhi tuần thứ 22

Trong quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần, ở tuần thứ 22 thai nhi đã ra dáng một em bé sơ sinh. Trọng lượng và kích thước của bé lúc này tương đương với một quả bí đỏ nhỏ, nặng khoảng hơn 400g và kích thước từ đầu đến chân trung bình từ 26 đến 27cm.

Thai nhi tuần thứ 22
Thai nhi tuần thứ 22

Ở tuần này, thai phụ sẽ cảm nhận những cú đạp của bé nhiều hơn. Xương khớp của thai nhi cũng đã cứng cáp nên có thể xoay người, đạp mạnh vào bụng khiến thai phụ nhiều lúc cảm thấy nhói ở bụng.

  • Thai nhi tuần thứ 23

Lỗ mũi của thai nhi đã thông, các đường nét trên khuôn mặt rõ ràng hơn. Cơ thể của thai nhi đã tròn trịa hơn rất nhiều, đầy đủ bộ phận hoàn chỉnh nhưng vẫn chưa có sắc tố màu mắt.

Thai nhi tuần thứ 23
Thai nhi tuần thứ 23
  • Thai nhi tuần thứ 24

Ở thời điểm này, chất béo sẽ tích tụ nhiều dưới ngón tay, lòng bàn tay và chân của bé. Da của thai nhi sẽ căng ra để lớp mỡ tích tụ nên trông bé sẽ có phần bụ bẫm hơn.

Thai nhi tuần thứ 24
Thai nhi tuần thứ 24

Đặc biệt, đôi mắt của thai nhi đã bắt đầu chớp, bé trở nên nhạy cảm hơn với tiếng động bên ngoài. Vì vậy, mẹ có thể nói chuyện hoặc cho bé nghe nhạc để giúp trí não thai nhi phát triển tốt hơn.

  • Thai nhi tuần thứ 25

Bé nặng khoảng 660g với chiều dài từ đầu đến chân khoảng hơn 34cm. Da của thai nhi lúc này vẫn còn rất mỏng do lớp mỡ tích tụ chưa nhiều. Nếu siêu âm 3D, 4D, thai phụ còn có thể nhận thấy mạch máu của con.

Thai nhi tuần thứ 25
Thai nhi tuần thứ 25
  • Thai nhi tuần thứ 26

Ở tuần thứ 26, thai nhi sẽ duy trì nhiều giấc ngủ ngắn để hoàn thiện thị giác và hoạt động của não bộ. Lúc này, làn da của bé đã dần căng hơn vì lớp mỡ bên trong ngày càng được tích tụ nhiều hơn. Bên cạnh đó, tình trạng nấc cụt của thai nhi cũng diễn ra thường xuyên hơn. Tóc bắt đầu mọc nhiều, có màu sắc và kết cấu rõ ràng.

Thai nhi tuần thứ 26
Thai nhi tuần thứ 26
  • Thai nhi tuần thứ 27

Khoảng thời gian này, phần lớn thai nhi sẽ ngủ để tiết kiệm năng lượng và tích mỡ hiệu quả cho cơ thể. Hoạt động hít vào và thải ra nước ối diễn ra nhiều hơn nhằm giúp phổi phát triển và hoạt động tốt hơn. Đồng thời, đây cũng là một bài tập luyện để chuẩn bị cho việc hít thở không khí sau khi chào đời.

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3

Đây là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Thời điểm này thai nhi chủ yếu duy trì và phát triển cân nặng, hoàn thiện hình hài để chuẩn bị chào đời. Thai phụ cần chú ý ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi khỏe mạnh, sinh đủ ngày đủ tháng.

  • Thai nhi tuần thứ 28

Ở tuần thứ 28, não bộ của thai nhi phát triển nhanh chóng. Vì thế, thai phụ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho trí não như: cá, quả óc chó, trứng

Thai nhi tuần thứ 28
Thai nhi tuần thứ 28

Phần đầu của thai nhi lúc này đã nhỏ lại, đôi tay và chân đã đủ khỏe để có thể cử động linh hoạt trong tử cung. Trọng lượng thai lúc này khoảng 1kg, kích thước bằng một cây cải xoăn.

  • Thai nhi tuần thứ 29

Thai nhi tuần thứ 29 đặc biệt phát triển mạnh về thị giác, bé đã cảm nhận được rõ hơn ánh sáng từ bên ngoài. Thị lực lúc này của thai nhi là khoảng 1/20 và không ngừng cải thiện trong những tuần tiếp theo. Thú vị hơn, lúc này thai nhi đã có thể ghi nhớ được giọng nói của bố mẹ nếu thường xuyên trò chuyện với bé.

Thai nhi tuần thứ 29
Thai nhi tuần thứ 29
  • Thai nhi tuần thứ 30

Não bộ phát triển, cần có thêm nhiều không gian nên đầu của thai nhi lúc này sẽ to hơn. Phổi và các cơ quan khác trong cơ thể cũng hoạt động nhiều hơn để chuẩn bị tốt sau khi chào đón thế giới bên ngoài.

Thai nhi tuần thứ 30
Thai nhi tuần thứ 30
  • Thai nhi tuần thứ 31

Kích thước của thai nhi đã ngang bằng với một quả dừa xiêm, chiều dài từ đầu đến chân khoảng 41,5cm, được bao quanh bởi 1,5 lít nước ối. Vì vậy, thai phụ sẽ thấy vùng bụng của mình to lên rất nhiều.

Thai nhi tuần thứ 31 bằng một quả dừa xiêm
Thai nhi tuần thứ 31 bằng một quả dừa xiêm

Thời điểm này phổi của bé đã hoàn thiện. Vì vậy nếu chẳng may ra đời vào thời điểm này thì bé cũng đã có thể tự thở được.

  • Thai nhi tuần thứ 32

Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu xoay ngôi. Thời gian này bé không còn gia tăng nhanh chóng về cân nặng như trước. Tuy nhiên, lớp chất béo bảo vệ dưới da vẫn được tích tụ hàng ngày vì thế mà chân tay của thai nhi có phần bụ bẫm hơn.

Thai nhi tuần thứ 32
Thai nhi tuần thứ 32
  • Thai nhi tuần thứ 33

Thai nhi đã ổn định thân nhiệt hơn, không còn phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ của thai phụ. Cân nặng của bé giao động tầm khoảng 2kg với chiều dài từ đầu đến chân là khoảng hơn 43cm.

Thai nhi tuần thứ 33
Thai nhi tuần thứ 33

Não bộ của thai nhi tuần thứ 33 vẫn không ngừng phát triển nên chị em cần bổ sung các thực phẩm giàu DHA để giúp trí não của bé hoạt động tốt hơn.

  • Thai nhi tuần thứ 34

Ngoài xương hộp sọ còn mềm, các khung xương khác trong cơ thể thai nhi đã hoàn thiện và chắc chắn. Lượng phân su đầu tiên cũng đã bắt đầu được hình thành.

Thai nhi tuần thứ 34
Thai nhi tuần thứ 34
  • Thai nhi tuần thứ 35

Thời gian này, hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều đã hoàn thiện các chức năng. Thai nhi nặng khoảng 2,3kg và dài khoảng 46,2cm. Vì vậy, nếu chẳng may chuyển dạ vào thời điểm này, bé đã có thể phát triển độc lập mà không gặp biến chứng gì về sức khỏe.

Thai nhi tuần thứ 35
Thai nhi tuần thứ 35
  • Thai nhi tuần thứ 36

Cân nặng lúc này của thai nhi rơi vào khoảng 2,6kg, kích thước và cân nặng bằng cây cải thảo. Lúc này, thận đã phát triển hoàn thiện, gan đã có thể bài tiết những chất cần thiết nên hoàn toàn có thể phát triển độc lập.

Thai nhi tuần thứ 36
Thai nhi tuần thứ 36
  • Thai nhi tuần thứ 37

Thai nhi đã quay đầu và không ngừng húc đầu về phía xương chậu của thai phụ. Cơ thể bé hình thành một lớp sáp trắng nhằm bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài.

Thai nhi tuần thứ 37
Thai nhi tuần thứ 37

Tuần thứ 37, thai nhi có cân nặng khoảng 2,8kg và mỗi ngày tăng khoảng 30g. Nếu chào đời vào thời điểm này thì được gọi là sinh non muộn, hoàn toàn không gây ra ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ sau này.

  • Thai nhi tuần thứ 38

Thời điểm này thai phụ nên cần chuẩn bị trước tâm lý và đồ đạc vì có thể sinh con bất cứ lúc nào. Lớp mỡ dưới da sẽ tiếp tục được phát triển dày hơn nhằm đảm bảo thân nhiệt của bé được ổn định khi chào đời.

Thai nhi tuần thứ 38
Thai nhi tuần thứ 38
  • Thai nhi tuần 39

Thai nhi sẽ có nhiều hoạt động thú vị trong bụng mẹ như: hít thở mạnh, mút tay, khóc, bài tiết...Lúc này bé đã đủ ngày đủ tháng nên có thể trong vài ngày tới sẽ chào đời.

Thai nhi tuần 39
Thai nhi tuần 39
  • Thai nhi tuần thứ 40

Tuần thứ 40, thai nhi đã phát triển hoàn thiện về thể chất. Lúc này bé lớn bằng quả bí ngô với cân nặng khoảng từ 3.2 đến 3.4kg. Thời điểm này thai phụ cần đặc biệt chú ý vì có thể sẽ chuyển dạ bất cứ lúc nào.

Thai nhi tuần thứ 40
Thai nhi tuần thứ 40

Giai đoạn 3: Chuyển dạ và sinh con

Sau quá trình mang thai hơn 9 tháng 10 ngày vất vả và đầy trải nghiệm tuyệt vời, đây thời điểm mà các cha mẹ đều mong ngóng, chuyển dạ và sinh con. Ban đầu thai phụ sẽ có cảm giác đau bụng dưới từ nhẹ đến nặng, chảy nước ối hoặc kèm theo chảy máu vùng kín. Lúc này, em bé đang chuẩn bị để ra ngoài nên bạn cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra, xử lý kịp thời.

Thai nhi tuần thứ 41
Thai nhi tuần thứ 41

Khi bé được sinh ra, bạn sẽ thấy dây rốn dài 50cm nối giữa mẹ và bé. Đây là nguồn cung cấp oxy và các dưỡng chất từ mẹ sang cho bé trong quá trình thai kỳ. Khi bé chào đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn đi, chừa lại khoảng 2 đến 3cm phần nối trực tiếp với rốn bé. Dần dần, cuống rốn sẽ khô và tự rụng, hình thành nên rốn và phát triển như người bình thường.

Tuần đầu sau sinh, bé còn bỡ ngỡ với môi trường bên ngoài nên còn gặp nhiều khó khăn về thích nghi. Cha mẹ nên chú ý và liên hệ với bác sĩ nhanh chóng nếu phát hiện các biểu hiện bất thường của trẻ.

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là một quá trình gian nan nhưng cũng có nhiều điều thú vị, tuyệt diệu. Chị em đang mang thai cần chú ý đến những biểu hiện thay đổi của bản thân, khám thai định kỳ để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi, kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường để xử lý.

Chú ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, hoàn toàn không có tác dụng thay thế việc khám chữa bệnh. Vì vậy, để biết chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như có cách điều trị hiệu quả, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y tế để được kiểm tra một cách cụ thể và chính xác nhất.

Đội ngũ chuyên gia tư vấn Online của TriGiaLo
Sức khỏe Online TriGiaLo
Chuyên gia sức khỏe Online TriGiaLo
Kiến thức Sức khỏe Online TriGiaLo là trang thông tin tư vấn, giải đáp thắc mắc sức khỏe một cách đầy đủ, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
Sức khỏe Online TriGiaLo
Giới thiệu bác sĩ sản phụ khoa CKI Trần Thị Thành
Bác sĩ Trần Thị Thành là chuyên gia chăm sóc sức khỏe về lĩnh vực phụ khoa tại Hà Nội và đang tham gia tư vấn phụ khoa tại kênh sức khỏe Online TriGiaLo.

Mang thai 9 tháng 10 ngày tính từ ngày nào?

Khi biết bản thân mang thai, điều mà chị em muốn biết trước hết chính là việc thai đã được bao nhiêu tuần? Để có đáp án cho câu trả lời này, chị em cần phải nhớ được ngày kinh nguyệt cuối cùng của mình.

Cụ thể, mang thai 9 tháng 10 ngày được tính từ ngày nào? Theo các chuyên gia TriGiaLo, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng được tính là ngày bắt đầu tuần thai đầu tiên. Các tuần sau đó được cộng vào lần lượt như bình thường.

Lưu ý rằng với cách tính này, thai kỳ sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, lớn hơn thực tế khoảng 2 tuần. Điều này là xuất phát từ việc không thể xác định được chính xác thời điểm thụ thai.

Mang thai 9 tháng 10 ngày tính từ ngày nào?
Mang thai 9 tháng 10 ngày tính từ ngày nào?

Đối với những trường hợp chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, khoảng từ 28 - 32 ngày thì việc mang thai 9 tháng 10 ngày tính từ ngày nào sẽ đơn giản hơn.Theo đó, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày thì ngày rụng trứng chính là ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối sẽ là ngày thai được 2 tuần tuổi. Tuy nhiên, trứng cũng có thể rụng trước hoặc sau giữa chu kỳ kinh nguyệt nên sai số có thể trong khoảng 1 tuần.

Cách tính này khiến nhiều người thắc mắc rằng bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần? Không phải là hơn 37 tuần sao? Tại sao lại lên có tới 40 tuần thai kỳ? Như đã giải thích ở trên, 40 tuần mang thai sẽ bao gồm thêm 2 tuần của chu kỳ kinh nguyệt trước thời điểm trứng rụng. Bên cạnh đó, tùy vào cơ địa của mỗi người mà lịch dự sinh sẽ khác nhau, không hoàn toàn là 9 tháng 10 ngày.

Quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ của thai nhi được chia thành 3 giai đoạn: thụ thai và hình thành phôi thai, thai nhi phát triển và thời điểm chào đời. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Thụ thai và hình thai phôi thai (tuần 1 và 2 của thai kỳ)

Để có thể mang thai, trứng và tinh trùng trước hết phải gặp được nhau và thụ thai thành công. Vì vậy, các cặp đôi nếu muốn có con nên quan hệ vào ngày trứng rụng để tăng khả năng thụ thai.

Theo đó, khi nam giới xuất tinh vào trong âm đạo của nữ giới, tinh trùng sẽ bắt đầu quá trình di chuyển vào sâu bên trong tìm gặp trứng. Nếu trứng đã rụng, chúng sẽ bắt đầu quá trình liên kết với nhau, thụ thai thành một hợp tử. Trong trường hợp trứng chưa rụng thì tinh trùng có thể chờ trong khoảng 3 ngày trước khi chết và tiêu biến. Đây là tuần đầu tiên của quá trình 9 tháng mang thai kỳ diệu.

Ở tuần thứ 2, trứng sau khi được thụ tinh sẽ liên tục phân chia thành nhiều tế bào trong suốt những ngày sau đó. Chúng cũng sẽ bắt đầu di chuyển xuống ống dẫn trứng, chuẩn bị đi vào tử cung và xâm nhập vào lớp niêm mạc để bám vững để làm tổ tại đây.

Thai nhi tuần thứ 2
Thai nhi tuần thứ 2

Giai đoạn 2: Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần

Khi đã xâm nhập vào lớp niêm mạc của tử cung, phôi thai sẽ bắt đầu quá trình làm tổ và không ngừng phát triển về kích thước, cân nặng, hình hài. Quá trình hình thành thai nhi theo tuần này được chia làm 3 thời kỳ nhỏ lần lượt là tam cá nguyệt thứ nhất đến tam cá nguyệt thứ 3. Cụ thể:

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất

Đây là giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Thời điểm này cơ thể thai phụ sẽ có những thay đổi đầy mới lạ để đáp ứng tốt cho sự xuất hiện và phát triển của một sinh linh nhỏ bên trong.

Nhìn chung, thời điểm này thai nhi phát triển khá chậm, thai phụ chưa cảm nhận được nhiều sự liên kết với bé. Tuy nhiên, thời điểm này đặc biệt quan trọng, là nền tảng quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng ở những tháng sau.

  • Thai nhi tuần thứ 3:

Tuần thứ 3 của thai kỳ được xem là thời điểm khẳng định quá trình thụ thai có diễn ra thành công không. Theo đó, nếu trứng và tinh trùng gặp nhau và kết hợp thành công, chị em sẽ nhận thấy dấu hiệu đầu tiên khi mang thai là việc trễ kinh 1 tuần.

Thai nhi tuần thứ 3
Thai nhi tuần thứ 3

Trứng được thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử, không ngừng phân chia và di chuyển dần vào bên trong tử cung của thai phụ để làm tổ. Lúc này, cơ thể sẽ nhận được tín hiệu bản thân đã mang thai, tiết ra nhiều hormone Estrogen và Progesterone để nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

  • Thai nhi tuần thứ 4

Ở thời điểm này, hợp tử đã được gọi là phôi thai. Các dấu hiệu mang thai như: buồn nôn, trễ kinh, căng tức ngực...đã bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, một số chị em đã có những nghi ngờ ban đầu về việc bản thân mang thai.

Thai nhi tuần thứ 4
Thai nhi tuần thứ 4

Bước sang tuần thứ 4 của thai kỳ, phôi thai đã có sự gia tăng đáng kể về kích thước, có hình dạng giống như một hạt anh túc với hàng trăm các tế bào nhỏ bên trong sẽ phát triển thành các cơ quan, bộ phận sau này trên cơ thể. Hormone có trong thai kỳ là hCG cũng bắt đầu được tiết ra nên việc xét nghiệm máu hay nước tiểu lúc này cũng đã cho kết quả kiểm tra tương đối chính xác.

  • Thai nhi tuần thứ 5

So với lúc mới thụ thai, kích thước thai nhi ở tuần thứ 5 đã lớn hơn gấp 10.000 lần. Lúc này, bé có hình dáng khá giống một chú nòng nọc nhưng kích thước vẫn còn rất nhỏ. Hệ thống tuần hoàn, não, đường tiêu hóa và tủy sống đang bắt đầu hình thành. Các tế bào máu, tế bào thần kinh, tế bào thận cũng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, đây được xem là thời kỳ nhạy cảm, mọi tác động bên ngoài và bên trong cơ thể thai phụ cũng đều ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé.

Thai nhi tuần thứ 5
Thai nhi tuần thứ 5
  • Thai nhi tuần thứ 6

Thai nhi ở tuần 6 là thời điểm chị em nên đi khám thai lần đầu tiên. Ở cột mốc này, bác sĩ đã có thể đo được chiều dài túi thai, kích thước thai. Theo đó, túi thai sẽ có kích thước trung bình khoảng từ 5 - 6mm, chiều dài thai khoảng 1cm, tương đương với một hạt táo. Hệ tuần hoàn và xương của thai nhi cũng bắt đầu hình thành, một số trường hợp đã xuất hiện tim thai.

Thai nhi tuần thứ 6
Thai nhi tuần thứ 6
  • Thai nhi tuần thứ 7

Hầu hết thai nhi ở tuần thứ 7 đã xuất hiện tim thai. Bác sĩ đã có thể kiểm tra nhịp tim của bé qua siêu âm. Nhịp tim thai lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành buồng phải, buồng trái. Trung bình, nhịp đập thai mỗi phút khoảng từ 90 đến 110 nhịp/phút.

Thai nhi tuần thứ 7
Thai nhi tuần thứ 7

Tuần thứ 7, thai nhi tập trung phát triển trí não. Bên cạnh đó, các bộ phận như mũi, miệng và tai cũng bắt đầu được tạo hình. Thời điểm này khá nhạy cảm, chị em sẽ bắt đầu những cơn ốm nghén, gây khó chịu, mệt mỏi.

  • Thai nhi tuần thứ 8

Bước sang tuần thứ 8, thai nhi đã có chiều dài khoảng 1.5cm, gấp đôi so với tuần thứ 7. Tuy nhiên, lúc này chú nòng nọc vẫn chưa tiêu biến đuôi nhưng thời gian ngắn sau sẽ nhanh chóng biến mất.

Thai nhi tuần thứ 8
Thai nhi tuần thứ 8

Xét về hình hài, thai nhi lúc này đã có nhiều sự thay đổi. Chân và cánh tay dần được hình thành.Ngón tay, ngón chân, môi và mí mắt đã bắt đầu rõ nét hơn. Van tim, ống dẫn không khí từ cổ họng đến phổi cũng đã phát triển nhất định.

  • Thai nhi tuần thứ 9

Quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần không ngừng thay đổi diệu kỳ. Ở tuần thứ 9, thai đã có kích thước bằng với một quả nho với chiều dài khoảng hơn 2,3cm. Hệ thống cơ quan sinh dục lúc này bắt đầu hình thành nhưng để có thể biết được giới tính thai thì phải tới tuần thứ 16, 17.

Thai nhi tuần thứ 9
Thai nhi tuần thứ 9

Cũng trong tuần này, miệng và lưỡi của thai nhi cũng đã hình thành. Bàn chân và tay đã phân chia thành từng ngón. Thai nhi lúc này đã có những chuyển động bên trong tử cung nhưng do bé còn quá nhỏ nên thai phụ có thể cảm nhận được sự chuyển động này.

  • Thai nhi tuần thứ 10

Ở tuần thứ 10, đuôi phôi thai đã biến mất, chiều dài đầu đến mông của thai nhi rơi vào khoảng từ 31 đến 40mm.Tim thai đã được chia thành 4 khoang rõ ràng. Thời điểm này, các bộ phận trên cơ thể bé gần như đã phát triển nhưng não vẫn còn khá to, da mờ và hệ tiêu hóa vẫn còn đang trong quá trình phát triển.

Thai nhi tuần thứ 10
Thai nhi tuần thứ 10
  • Thai nhi tuần thứ 11

Tuần thứ 11 của thai kỳ là thời gian hình thành thanh quản nhưng để hoàn thiện cần phải mất thêm một thời gian ngắn nữa. Điểm đặc biệt của thai nhi thời điểm này là tay bé bắt đầu có những cơ động và nắm chặt lại hình nắm đấm. Não bộ và thần kinh phát triển vượt bậc, chồi răng cũng đã mọc, mắt được hình thành, khuôn mặt đã trở nên rõ nét hơn.

Thai nhi tuần thứ 11
Thai nhi tuần thứ 11
  • Thai nhi tuần thứ 12

Thai nhi ở tuần thứ 12 là cột mốc quan trọng mà thai phụ cần đi siêu âm kiểm tra. Lúc này bé đã trở nên cứng cáp hơn, hình hài có phần rõ ràng hơn nhiều. Chị em có thể hình dung kích thước của bé hiện tại lớn bằng một quả chanh.

Thai nhi tuần thứ 12
Thai nhi tuần thứ 12

Về cơ bản, chức năng của hệ thần kinh trung ương, gan, tim và hệ bài tiết đã hoàn thiện. Nhịp tim thai lúc này đã tăng hơn thời kỳ đầu, trung bình từ 120 - 160 nhịp/phút.

  • Thai nhi tuần thứ 13

Ở tuần thứ 13 trong quá trình mang thai hơn 9 tháng 10 ngày, thai phụ vẫn chưa có nhiều cảm nhận về sự hiện diện của bé ở trong bụng. Tuy nhiên, lúc này thai nhi đã có dấu hiệu nhận biết đặc biệt riêng của mình chính là việc hình thành vân tay. Không chỉ thế, bé cũng đã biết cau mày, nhăn mặt.

Thai nhi tuần thứ 13
Thai nhi tuần thứ 13

Thời điểm này, các cử động của bàn tay, bàn chân cũng đã linh hoạt hơn.Thai nhi có thể xòe ra hay co lại, chân có thể gập hoặc duỗi nhẹ. Bên cạnh đó, miệng cũng đã có những động tác như bú mút nhưng cử động này vẫn còn khá yếu nên thai phụ chưa có thể cảm nhận được.

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 được tính từ tuần phát triển thứ 14 đến tuần thứ 27 trong bụng mẹ của thai nhi. Đây được xem là thời kỳ ổn định nhất của thai nhi. Thời điểm này chủ yếu tập trung phát triển xương cơ và mẹ đã có thể biết được giới tính và nhìn rõ khuôn mặt của bé qua siêu âm.

  • Thai nhi tuần thứ 14

Bắt đầu từ tuần thứ 14, kích thước của thai nhi sẽ có sự tăng trưởng đáng kể. Trung bình mỗi tuần thai tăng thêm khoảng 2g. Hệ thần kinh trung ương cũng đã phát triển lên tới vài triệu tế bào, cơ quan sinh dục cũng đang bắt đầu có sự hình thành cụ thể hơn trong tuần này. Vì vậy, chỉ ít lâu nữa thôi, thai phụ có thể biết được giới tính của con.

Thai nhi tuần thứ 14
Thai nhi tuần thứ 14
  • Thai nhi tuần thứ 15

Thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 10cm và nặng khoảng 70g (tương đương với 1 quả táo nhỏ). Khi siêu âm, thai phụ có thể quan sát mí mắt của bé vẫn nhắm chặt lại nhưng bé đã có thể nhìn thấy nếu có ánh sáng đi qua bụng mẹ.

Thai nhi tuần thứ 15
Thai nhi tuần thứ 15
  • Thai nhi tuần thứ 16

Ở tuần thứ 16, kích thước của bé đã tương đương với một quả bơ. Da đầu của thai nhi đã được tạo hình mặc dù vẫn chưa có tóc. Lúc này, mẹ đã có thể cảm nhận được những thai máy. Đầu của bé lúc này đã thẳng hơn, tai cũng đã đến gần vị trí chuẩn.

Thai nhi tuần thứ 16
Thai nhi tuần thứ 16

Nhờ hệ xương ngày một phát triển mà thai nhi đã cứng cáp hơn rất nhiều. Các chuyên gia TriGiaLo luôn khuyến cáo thai phụ cần bổ sung đầy đủ canxi cũng như áp dụng các phương pháp thai giáo để giúp cơ thể thai nhi phát triển tốt hơn, hỗ trợ phát triển não bộ hiệu quả.

  • Thai nhi tuần thứ 17

Chiều dài thai từ đầu đến mông khoảng 13cm, nặng khoảng 140g. Thời điểm này việc xác định giới tính của thai đã rất rõ ràng.

Thai nhi tuần thứ 17
Thai nhi tuần thứ 17

Thai nhi đã bắt đầu vận động các khớp, dây rốn cũng ngày càng dày và khỏe hơn. Thai phụ đã lúc này bắt đầu cảm nhận rõ hơn những cú đạp của bé. Tuy nhiên, vì bé còn khá nhỏ nên những thai máy này không quá ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ.

  • Thai nhi tuần thứ 18

Cơ thể thai nhi đã có sự cân đối hơn, chân tay phát triển đồng đều với cơ thể. Tóc đã bắt đầu xuất hiện trên da đầu bé.

Thai nhi tuần thứ 18
Thai nhi tuần thứ 18

Tuần này, trọng lượng của bé vào khoảng 190gram. Lớp màng bào vệ myelin đang dần hình thành xung quanh dây thần kinh của bé. Cùng với đó, thai cũng bắt đầu có những động tác duỗi thẳng tay, thằng chân nên mẹ có thể cảm nhận được.

  • Thai nhi tuần thứ 19

Cột mốc này mang rất nhiều ý nghĩa vì gần như thai phụ đã có thể cảm nhận được từng nhịp đập bên trong cơ thể của bé. Các giác quan như: khứu giác, thị giác, xúc giác và vị giác đang phát triển nhanh chóng. Vì thế bé có thể nghe được những âm thanh bên ngoài. Lúc này, trọng lượng của thai nhi khoảng 240g, tương đương kích cỡ của một quả lựu.

Thai nhi tuần thứ 19
Thai nhi tuần thứ 19
  • Thai nhi tuần thứ 20

Tuần thứ 20 của thai kỳ, thai nhi sẽ có trọng lượng khoảng 300g và có chiều dài từ đầu đến mông khoảng hơn 16cm. Thai nhi lúc này thường hay nuốt nước ối để tập luyện cho hoạt động tiêu hóa về sau. Hệ thống tiêu hóa đang tạo ra phân su, có màu tối và dính dính trong lần đầu đại tiện hoặc thải ra khi thai phụ sinh.

Thai nhi tuần thứ 20
Thai nhi tuần thứ 20
  • Thai nhi tuần thứ 21

Sang tuần thứ 21, lông mi và tóc của thai nhi bắt đầu mọc nhiều hơn. Xương hàm cũng sẽ được hình thành trong tuần này. Thay vì đập cánh, bé chuyển sang đá hoặc đạp vào thành tử cung của mẹ vì thế thai phụ lúc này sẽ thường xuyên cảm nhận được thai máy rõ ràng của bé. Ca·ân na·ăng·ặng cua·ủa be·é la·à 430g

Thai nhi tuần thứ 21
Thai nhi tuần thứ 21
  • Thai nhi tuần thứ 22

Trong quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần, ở tuần thứ 22 thai nhi đã ra dáng một em bé sơ sinh. Trọng lượng và kích thước của bé lúc này tương đương với một quả bí đỏ nhỏ, nặng khoảng hơn 400g và kích thước từ đầu đến chân trung bình từ 26 đến 27cm.

Thai nhi tuần thứ 22
Thai nhi tuần thứ 22

Ở tuần này, thai phụ sẽ cảm nhận những cú đạp của bé nhiều hơn. Xương khớp của thai nhi cũng đã cứng cáp nên có thể xoay người, đạp mạnh vào bụng khiến thai phụ nhiều lúc cảm thấy nhói ở bụng.

  • Thai nhi tuần thứ 23

Lỗ mũi của thai nhi đã thông, các đường nét trên khuôn mặt rõ ràng hơn. Cơ thể của thai nhi đã tròn trịa hơn rất nhiều, đầy đủ bộ phận hoàn chỉnh nhưng vẫn chưa có sắc tố màu mắt.

Thai nhi tuần thứ 23
Thai nhi tuần thứ 23
  • Thai nhi tuần thứ 24

Ở thời điểm này, chất béo sẽ tích tụ nhiều dưới ngón tay, lòng bàn tay và chân của bé. Da của thai nhi sẽ căng ra để lớp mỡ tích tụ nên trông bé sẽ có phần bụ bẫm hơn.

Thai nhi tuần thứ 24
Thai nhi tuần thứ 24

Đặc biệt, đôi mắt của thai nhi đã bắt đầu chớp, bé trở nên nhạy cảm hơn với tiếng động bên ngoài. Vì vậy, mẹ có thể nói chuyện hoặc cho bé nghe nhạc để giúp trí não thai nhi phát triển tốt hơn.

  • Thai nhi tuần thứ 25

Bé nặng khoảng 660g với chiều dài từ đầu đến chân khoảng hơn 34cm. Da của thai nhi lúc này vẫn còn rất mỏng do lớp mỡ tích tụ chưa nhiều. Nếu siêu âm 3D, 4D, thai phụ còn có thể nhận thấy mạch máu của con.

Thai nhi tuần thứ 25
Thai nhi tuần thứ 25
  • Thai nhi tuần thứ 26

Ở tuần thứ 26, thai nhi sẽ duy trì nhiều giấc ngủ ngắn để hoàn thiện thị giác và hoạt động của não bộ. Lúc này, làn da của bé đã dần căng hơn vì lớp mỡ bên trong ngày càng được tích tụ nhiều hơn. Bên cạnh đó, tình trạng nấc cụt của thai nhi cũng diễn ra thường xuyên hơn. Tóc bắt đầu mọc nhiều, có màu sắc và kết cấu rõ ràng.

Thai nhi tuần thứ 26
Thai nhi tuần thứ 26
  • Thai nhi tuần thứ 27

Khoảng thời gian này, phần lớn thai nhi sẽ ngủ để tiết kiệm năng lượng và tích mỡ hiệu quả cho cơ thể. Hoạt động hít vào và thải ra nước ối diễn ra nhiều hơn nhằm giúp phổi phát triển và hoạt động tốt hơn. Đồng thời, đây cũng là một bài tập luyện để chuẩn bị cho việc hít thở không khí sau khi chào đời.

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3

Đây là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Thời điểm này thai nhi chủ yếu duy trì và phát triển cân nặng, hoàn thiện hình hài để chuẩn bị chào đời. Thai phụ cần chú ý ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi khỏe mạnh, sinh đủ ngày đủ tháng.

  • Thai nhi tuần thứ 28

Ở tuần thứ 28, não bộ của thai nhi phát triển nhanh chóng. Vì thế, thai phụ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho trí não như: cá, quả óc chó, trứng

Thai nhi tuần thứ 28
Thai nhi tuần thứ 28

Phần đầu của thai nhi lúc này đã nhỏ lại, đôi tay và chân đã đủ khỏe để có thể cử động linh hoạt trong tử cung. Trọng lượng thai lúc này khoảng 1kg, kích thước bằng một cây cải xoăn.

  • Thai nhi tuần thứ 29

Thai nhi tuần thứ 29 đặc biệt phát triển mạnh về thị giác, bé đã cảm nhận được rõ hơn ánh sáng từ bên ngoài. Thị lực lúc này của thai nhi là khoảng 1/20 và không ngừng cải thiện trong những tuần tiếp theo. Thú vị hơn, lúc này thai nhi đã có thể ghi nhớ được giọng nói của bố mẹ nếu thường xuyên trò chuyện với bé.

Thai nhi tuần thứ 29
Thai nhi tuần thứ 29
  • Thai nhi tuần thứ 30

Não bộ phát triển, cần có thêm nhiều không gian nên đầu của thai nhi lúc này sẽ to hơn. Phổi và các cơ quan khác trong cơ thể cũng hoạt động nhiều hơn để chuẩn bị tốt sau khi chào đón thế giới bên ngoài.

Thai nhi tuần thứ 30
Thai nhi tuần thứ 30
  • Thai nhi tuần thứ 31

Kích thước của thai nhi đã ngang bằng với một quả dừa xiêm, chiều dài từ đầu đến chân khoảng 41,5cm, được bao quanh bởi 1,5 lít nước ối. Vì vậy, thai phụ sẽ thấy vùng bụng của mình to lên rất nhiều.

Thai nhi tuần thứ 31 bằng một quả dừa xiêm
Thai nhi tuần thứ 31 bằng một quả dừa xiêm

Thời điểm này phổi của bé đã hoàn thiện. Vì vậy nếu chẳng may ra đời vào thời điểm này thì bé cũng đã có thể tự thở được.

  • Thai nhi tuần thứ 32

Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu xoay ngôi. Thời gian này bé không còn gia tăng nhanh chóng về cân nặng như trước. Tuy nhiên, lớp chất béo bảo vệ dưới da vẫn được tích tụ hàng ngày vì thế mà chân tay của thai nhi có phần bụ bẫm hơn.

Thai nhi tuần thứ 32
Thai nhi tuần thứ 32
  • Thai nhi tuần thứ 33

Thai nhi đã ổn định thân nhiệt hơn, không còn phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ của thai phụ. Cân nặng của bé giao động tầm khoảng 2kg với chiều dài từ đầu đến chân là khoảng hơn 43cm.

Thai nhi tuần thứ 33
Thai nhi tuần thứ 33

Não bộ của thai nhi tuần thứ 33 vẫn không ngừng phát triển nên chị em cần bổ sung các thực phẩm giàu DHA để giúp trí não của bé hoạt động tốt hơn.

  • Thai nhi tuần thứ 34

Ngoài xương hộp sọ còn mềm, các khung xương khác trong cơ thể thai nhi đã hoàn thiện và chắc chắn. Lượng phân su đầu tiên cũng đã bắt đầu được hình thành.

Thai nhi tuần thứ 34
Thai nhi tuần thứ 34
  • Thai nhi tuần thứ 35

Thời gian này, hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều đã hoàn thiện các chức năng. Thai nhi nặng khoảng 2,3kg và dài khoảng 46,2cm. Vì vậy, nếu chẳng may chuyển dạ vào thời điểm này, bé đã có thể phát triển độc lập mà không gặp biến chứng gì về sức khỏe.

Thai nhi tuần thứ 35
Thai nhi tuần thứ 35
  • Thai nhi tuần thứ 36

Cân nặng lúc này của thai nhi rơi vào khoảng 2,6kg, kích thước và cân nặng bằng cây cải thảo. Lúc này, thận đã phát triển hoàn thiện, gan đã có thể bài tiết những chất cần thiết nên hoàn toàn có thể phát triển độc lập.

Thai nhi tuần thứ 36
Thai nhi tuần thứ 36
  • Thai nhi tuần thứ 37

Thai nhi đã quay đầu và không ngừng húc đầu về phía xương chậu của thai phụ. Cơ thể bé hình thành một lớp sáp trắng nhằm bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài.

Thai nhi tuần thứ 37
Thai nhi tuần thứ 37

Tuần thứ 37, thai nhi có cân nặng khoảng 2,8kg và mỗi ngày tăng khoảng 30g. Nếu chào đời vào thời điểm này thì được gọi là sinh non muộn, hoàn toàn không gây ra ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ sau này.

  • Thai nhi tuần thứ 38

Thời điểm này thai phụ nên cần chuẩn bị trước tâm lý và đồ đạc vì có thể sinh con bất cứ lúc nào. Lớp mỡ dưới da sẽ tiếp tục được phát triển dày hơn nhằm đảm bảo thân nhiệt của bé được ổn định khi chào đời.

Thai nhi tuần thứ 38
Thai nhi tuần thứ 38
  • Thai nhi tuần 39

Thai nhi sẽ có nhiều hoạt động thú vị trong bụng mẹ như: hít thở mạnh, mút tay, khóc, bài tiết...Lúc này bé đã đủ ngày đủ tháng nên có thể trong vài ngày tới sẽ chào đời.

Thai nhi tuần 39
Thai nhi tuần 39
  • Thai nhi tuần thứ 40

Tuần thứ 40, thai nhi đã phát triển hoàn thiện về thể chất. Lúc này bé lớn bằng quả bí ngô với cân nặng khoảng từ 3.2 đến 3.4kg. Thời điểm này thai phụ cần đặc biệt chú ý vì có thể sẽ chuyển dạ bất cứ lúc nào.

Thai nhi tuần thứ 40
Thai nhi tuần thứ 40

Giai đoạn 3: Chuyển dạ và sinh con

Sau quá trình mang thai hơn 9 tháng 10 ngày vất vả và đầy trải nghiệm tuyệt vời, đây thời điểm mà các cha mẹ đều mong ngóng, chuyển dạ và sinh con. Ban đầu thai phụ sẽ có cảm giác đau bụng dưới từ nhẹ đến nặng, chảy nước ối hoặc kèm theo chảy máu vùng kín. Lúc này, em bé đang chuẩn bị để ra ngoài nên bạn cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra, xử lý kịp thời.

Thai nhi tuần thứ 41
Thai nhi tuần thứ 41

Khi bé được sinh ra, bạn sẽ thấy dây rốn dài 50cm nối giữa mẹ và bé. Đây là nguồn cung cấp oxy và các dưỡng chất từ mẹ sang cho bé trong quá trình thai kỳ. Khi bé chào đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn đi, chừa lại khoảng 2 đến 3cm phần nối trực tiếp với rốn bé. Dần dần, cuống rốn sẽ khô và tự rụng, hình thành nên rốn và phát triển như người bình thường.

Tuần đầu sau sinh, bé còn bỡ ngỡ với môi trường bên ngoài nên còn gặp nhiều khó khăn về thích nghi. Cha mẹ nên chú ý và liên hệ với bác sĩ nhanh chóng nếu phát hiện các biểu hiện bất thường của trẻ.

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là một quá trình gian nan nhưng cũng có nhiều điều thú vị, tuyệt diệu. Chị em đang mang thai cần chú ý đến những biểu hiện thay đổi của bản thân, khám thai định kỳ để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi, kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường để xử lý.

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close