Cảm phong hàn là căn bệnh quá quen thuộc với nhiều người nhất là với những người già, người cao tuổi.
Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn tất cả các thông tin hữu ích nhất giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất về bệnh.
Phong hàn là gì?
Cảm hàn là do tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể khi cơ thể không khỏe.
Tà khí có thể xâm nhập vào trong cơ thể phần lớn là do nhiễm nước mưa, ăn thức ăn lạnh, cảm lạnh, nằm ngồi ở những nơi ẩm ướt lâu ngày sinh bệnh.
Biểu hiện của bệnh phong hàn
Nếu phát hiện bản thận xuất hiện một vài triệu chứng cảm hàn sau thì cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.
- Biểu hiện cảm thương hàn thấp dễ nhận biết nhất là cứng các khớp, khó duỗi, khó cử động được như bình thường.
- Bệnh không ra mồ hôi, cũng không ra mồ hôi lạnh.
- Thân mình đau nhức, phù thũng từ thắt lưng trở xuống và biểu hiện ngày càng nặng hơn.
- Cảm thấy đau khi đại tiểu tiện, và ra phân nhão (ỉa chảy, ỉa phân loãng).
- Người bệnh còn thường xuyên bị đau bụng, bụng ọc ạch, sôi bụng, khó chịu.
- Nếu bệnh không được điều trị kịp thời nếu để lầu ngày còn xuất hiện thêm cả tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Chứng bệnh này thường xuất hiện nhiều ở người có cơ thể suy nhược, người cao tuổi, hệ thống đề kháng của cơ thể kém nên không ngăn cản được khí hàn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh phong hàn
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh cảm hàn nhưng bài viết này sẽ chia ra làm 2 nguyên nhân chủ yếu.
1. Nguyên nhân khách quan
Có nhiều nguyên nhân bên ngoài khác nhau dẫn đến bị nhiễm phong hàn thấ nhưng nguyên nhân chủ yếu có thể là do khí hàn xâm nhập vào cơ thể.
Khi thời tiết thay đổi thất thường, trở trời các tà khí nhân cơ hội cơ thể bị suy yếu liền xâm nhập vào cơ thể. Và bệnh thường phát triển nhiều vào mùa đông hoặc mùa hè.
Phong hàn: khi xâm nhập vào cơ thể khiến cho cơ thể xuất hiện một vài triệu chứng như: chảy nước mũi, cảm lạnh, phù thũng nguy hiểm. Phong hàn khiến cho cơ thể bị đau khớp, dị ứng lạnh, thấp khớp do lạnh.
Phong nhiệt: khiến cho cơ thể có cảm giác nóng, khó chịu. Bệnh có thể gây ra một vài triệu chứng như: nóng trong, cảm sốt, nước tiểu vàng, nặng hơn hì mắt sẽ xuất hiện triệu chứng đỏ, sưng như người bị bệnh đau mắt đỏ.
2. Nguyên nhân bên trong
a. Thất tình
Có thể nói nguyên nhân bên trong chủ yếu do thất tình gây nên. Vui, giận, buồn, thương, ghét, sợ, muốn là bảy tình trong cơ thể.
Khi bảy tình này bị kích thích quá độ hoặc kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của khí huyết gây nên sự rối loạn các chức năng của tạng phủ.
b. Thất tình và tạng phủ
Khi tình chí bị kích động thì tạng phủ sẽ sinh ra biến hóa: can sinh ra giận dữ, tỳ sinh ra nghĩ, tâm sinh ra vui mừng, phế sinh ra lo, thận sinh ra sợ
Thất tình làm tổn thương khí, tinh, huyết của cơ thể: giận quá hại can, mừng quá hại tâm, lo quá hại hại tỳ, buồn quá hại phế, sợ quá hại thận.
Triệu chứng chung là: tính tình thay đổi, mất ngủ, mộng nhiều, mừng giận buồn vui thất thường, ăn kém, đầu đau, ngực tức, không biết đói, hay ngáp vặt, mệt mỏi, thở dài, dễ kinh sợ, điên dại, ngẩn ngơ, nói năng sai lạc,.
Trị cảm phong hàn theo Đông y
Có rất nhiều bài thuốc đông y khác nhau được sử dụng để điều trị bệnh cảm phong hàn. Nhưng bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây.
1. Đánh gió: bằng củ gừng tươi hoặc dầu nóng
Chà xát dầu cho thấm đều dọc hai bên cột sống từ cổ, vai, gáy xuống rồi sau đó sử dụng một đồng xu bằng kim loại hoặc thìa đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống.
Gừng tươi đem rửa sạch và giã nát sau đó vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng rồi sử dụng bã chà xát cho đến khi người nóng lên thì dùng khăn khô lau sạch bã gừng đi là được.
Điều trị bệnh cảm phong hàn hiệu quảSử dụng gừng tươi và dầu nóng chà xát lên 2 vùng đó bởi theo đông y đây là hai vùng phân bố nhiều dây thần kinh thái dương nhất. Là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại cảm lạnh. Việc đánh gió sẽ đem khí nóng trực tiếp đi vào cơ thẻ giúp cơ thể có đầy đủ dương khí.
2. Xông hơi
Nguyên liệu:
- Lá tre
- Lá sả
- Lá cúc tần
- Lá bưởi
- Lá ngải cứu
- Lá kinh giới
(mỗi thứ một nắm)
Cách làm:
Các lá xông giải cảm trên đem rửa sạch sau đó cho vào nồi đậy kín và đun sôi trong khoảng 5 10 phút. Người bệnh phủ chăn qua đầu và chùm kín cả nồi nước xông để giữ hơi nóng.
Trong quá trình xông hơi người bệnh phải hít thật sâu và chậm để cho hơi xông tác dụng được đến đường hô hấp và từ đó mồ hôi sẽ thoát ra.
Người bệnh ngừng xông khi cảm thấy trong người không còn cảm giác sợ gió, sợ lạnh, người nhẹ.
Sau khi xông hơi xong sử dụng khăn bông lau sạch mồ hôi và thay quần áo khô, nằm nghỉ.
Thay vì việc đun nước xông hơi bạn có thể sử dụng ngay máy xông hơi giúp tiệt kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí hợp lý mà bạn có thể tiến hành xông hơi bất kỳ lúc nào bạn muốn.
Xem thêm tác dụng của xông hơi đúng cách!
3. Cháo giải cảm
Bạn có thể sử dụng chao trứng hoặc cháo thịt nạc có cho thêm hành, tía tô, gừng tươi, kinh giới.
Các dược liệu trên đều có chứa tinh dầu nên khi ăn bạn có thể hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Bệnh cảm lạnh có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày nhưng trong thời gian này sức đề kháng của cơ thể yếu bạn có thể bị bội nhiễm gây viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi do vi khuẩn gây ra.