Tình hình nước Pháp trước cách mạng:
* Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp.
- Nông nghiệp: lạc hậu.
+ Công cụ và phương thức canh tác lạc hậu, kém phát triển, năng suất thấp.
+ Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên diễn ra,...
- Công, thương nghiệp: phát triển.
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai mỏ, luyện kim,...
+ Việc giao lưu buôn bán với bên ngoài được mở rộng.
* Xã hội:
- Xã hội Pháp chia làm 3 đẳng cấp:
+ Hai đẳng cấp đầu: Tăng lữ, Quý tộc. Chiếm số ít trong cư dân, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi.
+ Đẳng cấp thứ ba: gồm nông dân, tư sản, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, không có quyền lợi về chính trị và lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.
- Mẫu thuẫn xã hội Pháp trở nên gay gắt trong đó mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp lúc này là: đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).
- Nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.
Nguyên nhân bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp:
* Nguyên nhân sâu xa:
- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.
- Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.
Nguyên nhân của sự lạc hậu này là do sự bóc lột tàn bạo của phong kiến địa chủ. Nông dân cày cấy phải đóng sưu cao thuế nặng, khi đó kĩ thuật canh tác lạc hậu, nấng suất lao động thấp. Tình cảnh nông dân lao động Pháp trước cách mạng vô cùng cơ cực, không còn đủ sức để phát triển sản xuất.