Tại sao chó con hay cắn nhau

Tại sao chó con hay cắn nhau

Một vài giống chó có xu hướng thể hiện sự thống trị và hành vi gây hấn hơn những người bạn của chúng. Tuy nhiên bất cứ chú chó nào cũng có thể trở nên hung hăng do các nhân tố như những hành vi học tập được từ môi trường xung quang, tiền sử của việc lơ là hay yếu kém trong huấn luyện. Một trong những bước quan trọng để đối phó với tính hung hăng ở chó là tìm hiểu nguyên nhân và có kế hoạch tốt nhất để ngăn chặn tật xấu này. Sau đây là một trong những nguyên do khiến cho cún cưng của bạn có biểu hiện hung hăng.



Sợ hãi và thiếu tự tin

Sợ hãi là một lí do phổ biến khiến cho chó trở nên hung hăng. Chó thường thể hiện những hành vi này khi đang gặp nguy hiểm và cần tới sự phòng vệ. Nếu chó sợ hãi hay bị đe dọa, chúng dùng mọi vũ khí có thể để bảo vệ bản thân khỏi mối đe dọa trông thấy, bao gồm việc sủa, gầm gừ, đớp hay cắn. Sự hung hăng do sợ hãi không căn cứ vào tình hình thực tế mà ta trông thấy mà dựa theo nhận thức của chó, vì vậy, việc hiểu nguyên do là một thách thức cho chủ nuôi.


Nguyên nhân cho sự hung hăng do sợ hãi bao gồm chuyển động bất thình lình, sự động chạm tới không gian riêng tư, sự trao đổi ánh mắt quá mạnh mẽ, tiếng ồn hay việc lấy đi những đồ đạc của chó như thức ăn, đồ chơi. Sự sợ hãi là một trong những ngòi súng kích hoạt cho tính hung hăng và những vấn đề về hành vi khác.


Tính thống trị

Chó thường tỏ ra hung hăng để thiết lập sự thống trị và quyền cai quản.

Khi 2 hay nhiều con chó ở trong cùng một nhà, chúng thường coi nhau như một phần của bầy đàn, bao gồm cả những thành viên trong gia đình. Một khi trật tự trong bầy đàn được thiết lập, giới hạn hành vi cũng được hình thành và không cá nhân nào được xâm phạm giới hạn đó. Việc chó tự xem bản thân có vị trí cao hơn trong trật tự bầy đàn có thể dẫn đến sự hung hăng.



Khi cảm thấy địa vị của mình bị thách thức, chó có thể gầm gừ, đớp hay cắn khi bạn cố tình di chuyển, khống chế chúng hay nắm cổ áo và chỉnh dây xích.

Những con chó sống cùng nhau cần có thời gian và không gian để điều chỉnh mối quan hệ giữa chúng, tuy nhiên việc bắt nạt, ăn trộm đồ hay thói hung hăng không được chấp nhận như một phần của quá trình trên và cần được xử lí nhanh chóng.

Tính sở hữu lãnh thổ

Tất cả loài chó đều có tính sở hữu lãnh thổ tới một mức độ nào đó. Những thứ mà chó xem là thuộc sở hữu của chúng có thể khác nhau, với một vài chú chó, nó có thể đơn giản là chỗ ngủ và thức ăn, tuy nhiên với vài con khác, nó có thể là cả ngôi nhà hay những thành viên trong gia đình.



Khi ai đó đến gần bát thức ăn hay lúc chó đang nhai đồ chơi, nó có thể cắn người đó. Mức độ hung hăng có thể biến thiên tùy vào cá thể chó và đồ vật. Thí dụ, một con chó có thể không để tâm việc bạn ngồi cạnh và vuốt ve khi nó đang nhai đồ chơi cao su, tuy nhiên nó có thể quay ra đớp khi bạn có hành động tương tự vào lúc nó đang ăn.


Để giải quyết vấn đề này, bạn cần phải xác định những thứ mà chó cưng của bạn cho là thuộc quyền sở hữu của chúng. Tuy nhiên, chó không nên xem những chỗ công cộng hay con người là thuộc quyền sở hữu mà chúng muốn trấn giữ.


Bệnh tật

Một số bệnh có thể khiến chó trở nên hung hăng. Nếu một chú chó chưa từng thể hiện những dấu hiệu của thói hung dữ trước đây đột nhiên gầm gừ, cắn đớp thì có thể nó đang ốm hay mắc bệnh. U não, bệnh tuyến giáp hay bệnh dại là một vài đơn cử gây ra những trạng thái ban đầu của sự hung dữ. Tham khảo bác sĩ thú y để xác định việc bệnh tật là lí do của thói hung hăng của chó.


Hành động phản kháng

Hành vi hung hăng loại này thường xảy ra khi chó cưng của bạn không có được thứ gì đó và chúng bộc lộ sự giận dữ ra bằng con đường khác. Ví dụ, một con chó bị xích trong sân và hàng ngày vẫn cố gắng liên lạc với một con chó khác sống bên kia đường. Chó sẽ không ngừng sửa và gầm gừ khi sự bất lực của chúng gia tăng. Khi chủ đưa nó vào trong nhà, con chó chuyển hướng sự giận dữ và quay sang cắn chủ của mình. Loại hung hăng này thường được thấy ở những con chó bị phạt, xích hay nhốt nhiều.



Những nhân tố khác

Nếu một con chó trước đây bị lạm dụng hay ngược đãi, chúng thường trở nên thận trọng với người lạ, thậm chí ngay cả với chủ của mình. Những kích thích trước đây đã từng làm hại hay đe dọa chó có thể dẫn tới những hành vi hung hăng.


Tính hung dữ ở chó và hệ quả của những hành vi mà chó đã học trước khi bạn sở hữu chúng có thể rất phức tạp. Bạn có thể cần sự giúp đỡ từ các nhà hành vi học để tìm hiểu tận cùng vấn đề và cách xử lí.


disclamer Thông báo
NanaPet là trang thương mại điện tử chuyên cung cấp thức ăn và những sản phẩm liên quan cho chó mèo. Thông tin trên bài viết này là thông tin chung, mang tính chất tham khảo hoặc từ quan điểm của những chủ nuôi giàu kinh nghiệm. Do đó, không thể thay thế vai trò của bác sĩ thú ý trong từng trường hợp bệnh. Khi thú cưng bị bệnh hoặc gặp vấn đề sức khỏe, hãy mang bé đến bệnh viện thú y để được hỗ trợ tốt nhất.


Nguồn tham khảo:
About. Top 5 Causes Of Aggression In Dogs
Pets4Homes. What Factors Might Trigger An Aggressive Dog?

Tweet
facebook google+ tweet linkedIn

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close