Thế nào là liên minh các hãng tàu

Thế nào là liên minh các hãng tàu

Sau thương vụ COSCO mua lại OOCL và sự phá sản của hãng tàu Hanjin, THE Alliance, Ocean Alliance, và 2M+H đã trở thành 3 liên minh hãng tàu thống lĩnh thị trường. Cùng phân tích ba liên minh hãng tàu hùng mạnh này và ảnh hưởng của nó đến ngành vận tải biển thế giới như thế nào nhé.

Liên minh hãng tàu mới bao gồm những ai?

Liên minh hãng tàu cũ (Từ 2016 trở về trước):

2M Alliance: Maersk and MSC

Ocean Three Alliance: CMA CGM, UASC, China Shipping

G6 Alliance: NYK Line, OOCL, APL, MOL, Hapag-Lloyd, HMM

CKYHE Alliance: K Line, COSCO, Hanjin Shipping, Evergreen, Yang Ming

Liên minh hãng tàu mới (Từ 04/2017):

2M Alliance: Maersk (sở hữu Hamburg Sud), MSC và HMM (không là thành viên chính thức nhưng HMM tham gia trao đổi vận chuyển với Maersk và MSC)

Ocean Alliance: CMA CGM, Evergreen, OOCL và COSCO Shipping (mới sát nhập)

THE Alliance: NYK, MOL, K Line, Yang Ming, Hapag-Lloyd (đã sát nhập với UASC)

Hình 1: Ba liên minh vận tải THE Alliance, Ocean Alliance, và 2M+H Nguồn: icontainers

Ba liên minh hãng tàu này sẽ chiếm tới 77.2% lưu lượng container toàn cầu và thống lĩnh tuyến hàng hải quốc tế với 96% lưu lượng vận chuyển. Ocean Alliance là liên minh có số tuyến dịch vụ cao nhất với 40 tuyến. THE Alliance đứng thứ hai với 32 tuyến và tiếp theo là 2M với 25 tuyến. Trong đó, THE Alliance và Ocean Alliance sẽ cung cấp 11 tuyến vận chuyển từ Châu Á sang Bắc Âu mỗi tuần, 2M đồng thời cũng gia tăng số lượng tuyến mỗi tuần từ 5 lên 6.

Đối với khu vực Trung Đông và Biển đỏ, Ocean Alliance hiện đang dẫn đầu với 7 tuyến tàu, trong khi đó, THE Alliance chỉ có 1 tuyến và 2M thậm chí chưa có tuyến tàu nào phục vụ cho khu vực này. Còn về tuyến hàng hải Châu Á bờ Tây nước Mỹ, Ocean Alliance hiện đang dẫn đầu với 13 tuyến, THE Alliance sở hữu 11 tuyến và 2M chỉ có 5 tuyến.

Hình 2: Thị phần vận tải biển sau thương vụ COSCO mua lại OOCL

Ảnh hưởng tới vận tải biển thế giới

Với sự hợp tác giữa các hãng tàu, việc thay đổi tuyến đường và trao đổi container chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cảng biển. Sau thương vụ CMA CGM mua lại APL, cảng Singapore sẽ tăng số lượng tàu cập cảng mỗi tuần từ 29 lên 34 chuyến, do CMA CGM sẽ buộc APL đi qua cảng CMA CGM-PSA Lion Terminal tại đảo quốc sư tử của tập đoàn này.

Đồng thời, Cảng Kelang (Indonesia), sẽ chịu sự sụt giảm từ 11 xuống còn 5 chuyến tàu mỗi tuần, và sự gia tăng cạnh tranh của cảng Hồng Kông.

Đối với THE Alliance, Singapore sẽ vẫn là cảng trung chuyển chính của liên minh này ở Đông Nam Á. Và Tanjung Pelepas của Malaysia sẽ là cảng chính của liên minh 2M trong khu vực. Còn ở bên phía Châu Âu, Cảng Rotterdam vẫn đứng đầu khu vực, trong khi đối thủ Hamburg sẽ mất 1 chuyến mỗi tuần từ Ocean Alliance.

Ủy viên hội đồng vận tải biển Mỹ William Doyle đã kêu gọi các liên minh vận tải gia tăng biện pháp phòng hộ phá sản, tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu như sự kiện Hanjin phá sản xảy ra lần nữa.

Phản hồi lại sự kêu gọi này, THE Alliance công bố họ đã mở một quỹ khẩn cấp để phòng hờ phá sản. Liên minh này sẽ sử dụng quỹ để đảm bảo hoạt động của các thành viên luôn được xuyên suốt.

Trong khi đó, Ocean Alliance cho rằng họ sẽ không cần lập quỹ khẩn cấp vì các thành viên trong liên minh đều có nguồn tài chính vững chắc.

2016 và 2017 đánh dấu khoảng thời gian chuyển biến mạnh mẽ nhất của thị trường vận tải biển thế giới, với hàng loạt thương vụ sát nhập cũng như phá sản lớn. Những sự kiện đó đã thành lập nên các liên minh vận tải lớn mạnh và chắc chắn sẽ thay đổi cục diện hàng hải trong tương lai.

Video liên quan

Related posts:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Discuss

×Close